“Tiết học biên giới” – mô hình cần nhân rộng
Được triển khai từ hơn 3 năm nay, mô hình “ Tiết học biên giới” của BĐBP Bình Phước đã trang bị cho học sinh ở khu vực biên giới những kiến thức cơ bản về các nghị định, quy chế, quy định của pháp luật về biên giới quốc gia.
Đồng thời, góp phần hình thành lòng tự hào, tự tôn dân tộc, xây dựng ý thức tự giác cùng chung tay bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới của Tổ quốc.
Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước tham gia “Tiết học biên giới” tại thực địa. Ảnh: Hồng Ánh
Video đang HOT
Một ngày đầu tháng 11-2020, chúng tôi được tham gia một tiết học ngoại khóa đặc biệt của các em học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hưng Phước, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước. Các cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu Hoàng Diệu là người trực tiếp lên lớp, giảng dạy cho các em học sinh. Với thời gian 45 phút, các cán bộ Biên phòng truyền tải đến học sinh những kiến thức cơ bản về Nghị định 34 ngày 29-4-2014 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam; công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, công tác quản lý, bảo vệ biên giới, các quy chế, hiệp định về biên giới… Để tiết học thực sự đạt hiệu quả, bài giảng được thiết kế trên phần mềm trình chiếu Powerpoint nội dung đảm bảo đầy đủ nhưng ngắn gọn, dễ hiểu, được minh họa thêm những hình ảnh huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, tuần tra, phát quang, bảo vệ đường biên, cột mốc của cán bộ, chiến sĩ BĐBP.
Chia sẻ với chúng tôi, Trung úy Trần Tấn Lực, Đội trưởng Đội Vũ trang, Đồn Biên phòng cửa khẩu Hoàng Diệu cho hay: Ngoài việc xây dựng giáo án với nội dung bài giảng sao cho phù hợp với từng lứa tuổi, từng bậc học thì trong mỗi tiết học, chúng tôi còn lồng ghép tổ chức các trò chơi, ra những câu đố vui có thưởng, làm cho bài giảng về pháp luật trở nên nhẹ nhàng, mềm mại hơn. Qua đó, tạo sự hứng khởi, giúp các em học sinh dễ hiểu, dễ nhớ nội dung bài giảng.
Trong hơn 3 năm qua, mô hình “Tiết học biên giới” đã được triển khai sâu rộng ở các đồn Biên phòng thuộc BĐBP Bình Phước. Tùy vào từng địa bàn, từng đơn vị và bậc học, mô hình có sự điều chỉnh phù hợp, tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ. Có đơn vị tổ chức phát tờ rơi, có đơn vị cử cán bộ lên lớp tại trường học, cũng có đơn vị mời thầy cô, các học sinh đến thăm đồn Biên phòng, nghe giới thiệu về cột mốc, đường biên giới, tận mắt chứng kiến các cán bộ, chiến sĩ BĐBP thực hiện nhiệm vụ trên biên giới… Đặc biệt, có đơn vị còn phối hợp với Đoàn thanh niên các xã biên giới tổ chức lễ kết nạp đoàn viên thanh niên ngay tại khu vực cột mốc biên giới, thể hiện trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Đại úy Nguyễn Hoàng Anh, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Lộc Thành, BĐBP Bình Phước chia sẻ, mô hình “Tiết học biên giới” được đơn vị tổ chức theo quý, luân phiên giữa các lớp học và bậc học. Khi tham gia giảng dạy ở thực địa, cán bộ đơn vị giới thiệu về ý nghĩa, lịch sử hình thành của những cột mốc biên giới, của đường biên giới Việt Nam – Campuchia nói chung và đoạn biên giới do đơn vị quản lý nói riêng, cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BĐBP. “Mục tiêu của mô hình không chỉ dừng lại ở việc cung cấp, phổ biến kiến thức pháp luật về biên giới mà sau khi tham gia lớp học, mỗi thầy, cô giáo, mỗi học sinh đều trở thành một tuyên truyền viên tích cực” – Đại úy Nguyễn Hoàng Anh nhấn mạnh.
Em Mai Phương Thảo, học sinh lớp 8A2, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước vui vẻ nói: “Là một người con của biên giới, khi được tham gia tiết học ngoại khóa của các chú Biên phòng, chúng em thấy mình cần có trách nhiệm phải chia sẻ thông tin lại cho bạn bè, gia đình và người thân. Qua đó, giúp mọi người thấy được trách nhiệm của mình trong việc cùng chung tay bảo vệ bờ cõi của Tổ quốc”.
Theo thầy Phan Huy Đức, Tổng phụ trách Đội, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hưng Phước: Kiến thức về biên giới quốc gia là một nội dung rất quan trọng. Trong những năm qua, nhà trường và đồn Biên phòng đã phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện mô hình “Tiết học biên giới”. Chính sự hào hứng, nhiệt tình tham gia, nhất là việc bồi đắp tình yêu quê hương, nuôi dưỡng ước mơ được cống hiến trong các em học sinh đã cho thấy được hiệu quả rõ rệt mà mô hình mang lại. Vì vậy, mô hình không chỉ triển khai ở các nhà trường trên khu vực biên giới mà cần được nhân rộng ra những địa phương không có biên giới. Có như vậy thì mọi công dân, đặc biệt là học sinh mới nắm được những kiến thức cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia để cùng chung tay xây dựng và bảo vệ biên giới.
Việt Nam kiên quyết phản đối Đài Loan tập trận bắn đạn thật tại Trường Sa
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam kiên quyết phản đối việc Đài Loan tập trận bắn đạn thật tại Trường Sa và yêu cầu Đài Loan không lặp lại vi phạm.
Chiều 12/3, trả lời họp báo thường kỳ về phản ứng của Việt Nam trước việc Đài Loan tập trận đạn thật quanh đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tái khẳng định đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Điển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.
"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan không được tiến hành hoạt động diễn tập trái phép nêu trên cũng như lặp lại các vi phạm trong tương lai" , Người phát ngôn cho biết.
Bên cạnh đó, trả lời về phản ứng của Việt Nam trước các động thái gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, như việc Hải Nam khôi phục các chuyến du lịch đến Hoàng Sa, Người phát ngôn tái khẳng định các hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nếu không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật quốc tế và không có giá trị pháp lý.
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa, hủy bỏ và chấm dứt việc tổ chức các chuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cũng như các hành động có thể làm gia tăng căng thẳng, phức tạp tình hình, đi ngược lại tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, cũng như nỗ lực của các nước trong đàm phán bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông và quan hệ hai nước".
Việt Nam khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Liên quan đến các thông tin trên truyền thông về việc chính quyền Mỹ dự định đưa 4 công ty Trung Quốc vào danh sách liên quan đến quân đội, trong đó có chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981, có khả năng qua đó hạn chế tiếp cận với các nhà đầu tư Mỹ, Người phát ngôn cho biết Việt Nam luôn theo dõi các diễn biến và kiên quyết phản đối các hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông, xác định bởi công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
"Nền tảng Netflix có nhiều nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam" Nhiều nội dung trên Netflix phản ánh sai lịch sử, xuyên tạc về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, có nội dung bạo lực, sử dụng mai thúy, ... nhưng chưa bị xử lý triệt để... Sáng 10/11, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Nghị trường, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng thừa nhận trong...