“Tiết học biên cương” ở cửa khẩu Tén Tằn
Từ đầu năm 2020 đến nay, các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn thị trấn Mường Lát luôn duy trì tiết học ngoại khóa do các “thầy giáo” đến từ Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn truyền đạt.
Với việc triển khai mô hình “ Tiết học biên cương”, những người lính biên phòng đã xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, mà ở đó học sinh từ khi cắp sách đến trường đã hình thành ý thức về chủ quyền biên giới Quốc gia. Trong ảnh: Học sinh Trường THCS Tén Tằn (Mường Lát) trong giờ học.
Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 23,292 km đường biên giới với 9 cột mốc. Từ nhiệm vụ trên, Đảng ủy, chỉ huy Đồn đã phối hợp cùng cấp ủy, Ban Giám hiệu các trường học trên địa bàn chỉ đạo các Đoàn trường triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm phòng ngừa tệ nạn xã hội và tội phạm trong trường học.
Mô hình “Tiết học biên cương” là một trong những hoạt động cụ thể hóa chương trình phối hợp này. Trong ảnh: Thượng úy Lê Văn Tuấn – Đội trưởng Đội vũ trang, Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn trong giờ dạy “Tiết học biên cương”.
“Tiết học biên cương” được Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn xây dựng với các chuyên đề tập trung tuyên truyền một số nội dung như: Nghị định số 34/NĐ-CP, ngày 29 -4 – 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền Nước CHXHCN Việt Nam; phổ biến các tác hại của ma túy và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy; một số nội dung cơ bản trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới; quy chế, hiệp định biên giới; Luật Biên giới Quốc gia; mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới…
Học sinh được trải nghiệm thực hành làm thủ tục xuất nhập cảnh tại của khẩu
Video đang HOT
Tiết học còn được lồng ghép thực tế bằng những hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng cùng nhân dân đi tuần tra dọc biên giới, cột mốc chủ quyền của Tổ quốc và xử lý các hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới.
Không chỉ dừng lại ở việc cán bộ đồn biên phòng tới trường học giảng dạy, mà các anh còn tổ chức đưa học sinh và giáo viên đi tham quan quy trình kiểm tra, kiểm soát tại cửa khẩu, giới thiệu về cột mốc.
Thượng úy Lò Văn Hậu – Phó Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn chia sẻ: “Chúng tôi xác định tuyên truyền về chủ quyền, an ninh biên giới Quốc gia cần bắt đầu từ học sinh, những công dân tương lai có trách nhiệm bảo vệ biên giới. Việc hình thành ý thức, trách nhiệm từ nhỏ sẽ tạo nên những suy nghĩ, hành động đúng đắn cho các em”.
"Kỹ sư" nhí hào hứng với sân chơi robot
Cuộc thi KHKT dành cho học sinh THCS, giao lưu các câu lạc bộ STEM-Robot với chủ đề "Chinh phục đỉnh Thiên Văn" lần thứ III do phòng GD&ĐT quận Kiến An tổ chức thực sự là ngày hội lớn mang nhiều ý nghĩa.
Học sinh đội Ngọc Sơn 2 chăm chú xem lại phần lập trình Robot trên máy tính
Từ ngày 4-5/11, tại Trường THCS Nam Hà, phòng GD&ĐT quận Kiến An tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở, giao lưu các câu lạc bộ STEM-Robot với chủ đề "Chinh phục đỉnh Thiên Văn" lần thứ III năm học 2020-2021.
Tham gia cuộc thi có 19 trường ở 2 bậc học: tiểu học và THCS trên địa bàn quận Kiến An.
Cô giáo Nguyễn Thị Liên- Hiệu trưởng Trường THCS Nam Hà thăm gian trưng bày Dự án "Văn hóa ứng xử của học sinh THCS quận Kiến An, TP Hải Phòng"
Phần thi giao lưu "Chinh phục đỉnh Thiên Văn" có 59 câu lạc bộ STEM-Robot đến từ các trường tiểu học và THCS trên toàn quận tham gia. Theo sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh thuộc các câu lạc bộ lập trình trên phần mềm Kidscode và điều khiển Robot về đích là đỉnh Thiên Văn.
Đội Nam Hà 3 đang kiểm tra lại sản phẩm dự thi của mình
Có 25 dự án của 50 học sinh tham gia được lựa chọn dự thi vòng chung khảo Cuộc thi KHKT dành cho học sinh THCS . Các dự án tham gia thuộc lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi; Hoá sinh; Y Sinh; Khoa học Môi trường; Kĩ thuật cơ khí; Hệ thống nhúng.
Dự án Máy bơm nước rửa tay tự động
Các sản phẩm dự thi của các đội thi mang hàm lượng trí tuệ, ý nghĩa thiết thực, điển hình như dự án: máy bơm nước rửa tay tự động; máy phun khói diệt côn trùng; văn hóa ứng xử của học sinh THCS quận Kiến An, do nhóm học sinh trường THCS Nam Hà thực hiện...
Cặp đôi Ngọc Sơn 3 đang chạy thử Robot trước khi vào thi
Em Tạ Minh Quang- HS lớp 3B, Trường Tiểu học Ngọc Sơn tỏ ra hào hứng với phần thi Robot. Quang chia sẻ: "Em rất vui khi được tham gia cuộc thi, được giao lưu cùng các đội. Từ đây em được mở rộng tầm hiểu biết hơn và sẽ cố gắng dưới sự hướng dẫn của cô giáo để hoàn thiện những sản phẩm của mình cho những lần thi sau".
Học sinh đội Đồng Hòa 2 trong phần thi
Em Đặng Quang Dũng- HS lớp 8A1, Trường THCS Nam Hà vui vẻ nói: "Chỉ mất vài giây để điều khiển Robot về đích nhưng chúng em phải mất 3 ngày để lập trình. Sau đó kiểm tra và thử lại để chắc chắn sản phẩm của mình đã trơn tru mới tham gia dự thi.
Em thấy cuộc thi này rất bổ ích, chúng em được vận dụng kiến thức đã học để tạo ra sản phẩm. Đặc biệt, qua cuộc thi chúng em được giao lưu, trải nghiệm và khẳng định mình".
Cổ động viên của các đội rất hào hứng với màn trình diễn Robot
Cùng lớp với Dũng, em Trần Đức Thắng bày tỏ: "Em tham gia cuộc thi này nhiều năm và rất thích bởi em được rèn tính kiên nhẫn và tinh thần đồng đội. Phần khó nhất là lập trình Robot sao cho chuẩn về mặt thời gian, căn đúng đường đi, khúc cua và tránh được vật cản. Thắng hay thua không quan trọng mà qua mỗi lần thi em có những trải nghiệm thú vị".
Bức tranh toàn cảnh về giáo dục đại học năm 2020 Tính đến 31/5/2020, cả nước đã có 139 cơ sở giáo dục đại học và 8 trường cao đẳng sư phạm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn của Việt Nam. Hệ thống hiện tại có 240 trường đại học, học viện (bao gồm 175 trường đại học/ học viện công lập, 61 trường đại học ngoài công lập và 5...