Tiếp viên hàng không chia sẻ 10 kiểu trang phục không nên mặc khi đi máy bay
Dưới đây mà một số loại trang phục không nên mặc khi đi máy bay để bạn có môt chuyến đi thuận lợi, thoải mái theo tiết lộ của các tiếp viên hàng không.
1. Quần áo chật chội
Những chiếc quần jeans ôm sát có thể rất đẹp nhưng lại khiến bạn có một chuyến bay không thoải mái. Thay vào đó, bạn nên mặc trang phục rộng rãi giúp máu lưu thông tốt hơn.
Hơn nữa, các chuyến bay dài hơn có thể khiến bạn có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu (là tình trạng hình thành cục máu đông (huyết khối) trong các tĩnh mạch sâu ở chân hoặc các khu vực khác của cơ thể). Tình trạng này có thể trở nên trầm trọng hơn khi mặc quần áo chật.
Cơ thể của chúng ta cũng có xu hướng phù nền khi ở độ cao trên 12,8 km so với mặt nước biển, do đó quần áo ôm sát có thể khiến bạn khó chịu thay vì làm đẹp.
Không khí trên máy bay khô hơn trên mặt đất, có thể gây khó chịu cho mắt, đặc biệt là đối với những người đeo kính áp tròng. Vì lý do này, hành khách nên đeo kính gọng thay vì kính áp tròng.
3. Vật liệu dễ cháy
Mặc dù các sự cố khẩn cấp trên máy bay không phổ biến nhưng bạn nên chuẩn bị sẵn sàng cho mọi trường hợp.
Nên tránh trang phục từ vật liệu dễ cháy, chẳng hạn vải có tua rua và mỏng như cotton, linen. Các loại vải dày hơn thường được coi là an toàn hơn khi hỏa hoạn.
4. Giày cao gót
Sân bay là những địa điểm lớn, do đó bạn nên mang giày đi bộ thoải mái. Giày cao gót có thể gây rắc rối trong những tình huống khẩn cấp.
Ngoài ra, giày cao gót không được làm bằng vải co giãn và thường có thể bị chật. Trên các chuyến bay dài, bàn chân của chúng ta có xu hướng sưng phù lên, vì vậy, những đôi giày rộng rãi, thoải mái sẽ được ưu tiên hơn cả.
Nhiệt độ trên máy bay luôn được duy trì ở mức 20 – 24 độ C, vì theo nghiên cứu của Hiệp hội Vật liệu và Thử nghiệm Mỹ (ASTM), khoang máy bay quá nóng sẽ gây thiếu oxy, điều này khiến hành khách dễ bị mệt mỏi và dẫn đến ngất xỉu.
Bạn cũng có thể thấy lạnh hơn bình thường do không vận động. Vì thế bạn nên mặc nhiều lớp quần áo để có thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
Phụ kiện kim loại có thể được đính vào những nơi bạn không ngờ tới như giày hay gọng áo ngực.
Bạn có thể được thông qua an ninh sân bay nhanh hơn nếu không mặc những món đồ này hoặc cất vào hành lý xách tay.
7. Trang phục phức tạp
Nếu bạn không muốn gặp tình cảnh chật vật để dùng nhà vệ sinh khi đi máy bay hay ngồi trên ghế trong thời gian dài, thì hãy tránh các trang phục phức tạp.
Nên mặc những bộ đồ bạn đã từng mặc thử và thấy thoải mái.
8. Nước hoa
Bạn có thể thích mùi nước hoa của mình, nhưng những người khác trên chuyến bay của bạn thì không.
Bạn cũng sẽ không biết liệu mọi người có bị dị ứng với các thành phần trong nước hoa hay không hoặc có ai trên chuyến bay của bạn bị hen suyễn do nước hoa hay không.
9. Các loại vải gây ngứa
Không phải loại vải nào cũng phù hợp để ngồi một chỗ nhiều tiếng đồng hồ. Hãy mặc những trang phục thoáng khí, mềm mại để tránh làm da nứt nẻ, kích ứng trong chuyến bay.
10. Hình ảnh, nội dung phản cảm
Nếu bạn muốn chuyến bay của mình suôn sẻ, an toàn tốt nhất nên tránh mặc những trang phục có họa tiết tục hay phản cảm để tránh đụng chạm, ảnh hưởng những người khác.
Trang phục cảm hứng siêu anh hùng được ưa chuộng
Catsuit - kiểu áo liền quần bó sát gắn với hình ảnh siêu anh hùng - được nhiều người mặc trên đường phố.
Theo Vogue, đường phố thế giới một năm trở lại đây chứng kiến sự xuất hiện ồ ạt của thiết kế này, với màu sắc họa tiết đa dạng. Trên sàn diễn Xuân Hè 2022, Saint Laurent là một trong số nhà mốt đẩy mạnh kiểu áo liền quần ôm sát cơ thể. Các chuyên gia thời trang dự báo món đồ là xu hướng nổi bật của năm sau. Ảnh: Vogue
Show Xuân Hè 2022 của Saint Laurent giới thiệu nhiều mẫu catsuit. Video: Saint Laurent
Catsuit bắt đầu phổ biến từ thập niên 1960 đến 1990. Theo Elle, tên gọi "catsuit" bắt nguồn từ trang phục của nhân vật Catwoman trong truyện tranh DC Comics. Nữ siêu trộm nổi tiếng luôn xuất hiện với bộ đồ áo liền quần màu đen cùng mặt nạ mắt mèo. Về sau, kiểu thiết kế này gắn liền các nhân vật siêu anh hùng, điệp viên cả nam và nữ, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sân khấu, âm nhạc. Trong thập niên 1970, 1980, chúng cũng thường được mặc trong các buổi tập thể dục nhịp điệu và khiêu vũ disco. Ảnh: SDM
Nhà thiết kế, blogger thời trang nổi tiếng Susie Lau đến dự Tuần thời trang Paris đầu tháng 10 với bộ áo liền quần in họa tiết hoa lá tông xanh dương, kết hợp đồng điệu giày mũi nhọn. Cô tạo điểm nhấn cho tổng thể bằng áo khoác da màu đỏ ăn ý khẩu trang. Ảnh: SDM
Một cô gái phối catsuit màu đỏ cam với giày cao gót cùng tông, khuyên tai cực đại và túi xách mini trên đường phố London. Ảnh: SDM
Ở London Fashion Week mùa mốt Xuân Hè 2022, catsuit còn được cánh mày râu lựa chọn với tông trầm. Ảnh: SDM
Tại Sydney, giới trẻ đua nhau diện "mốt siêu anh hùng" với dép xỏ ngón - món phụ kiện được nhiều người Australia ưa chuộng. Ảnh: Vogue
Nhóm bạn khoe phong cách ở Tuần lễ thời trang Milan, Italy. Trong đó, một người khoe đường cong với catsuit và giày cao gót xanh dương. Ảnh: SDM
Phong cách thập niên 1960 được một cô gái thể hiện với mẫu catsuit thể thao và bốt cao bồi trắng. Ảnh: SDM
Bộ áo liền quần màu đen có thể kết hợp cùng trench coat đối lập màu sắc, bốt chunky tạo vẻ khỏe khoắn. Ảnh: Vogue
Thiết kế của Marine Serre với họa tiết trăng lưỡi liềm đặc trưng được một người kết hợp áo khoác dáng dài và bốt cao tới gối. Ảnh: SDM
Vì sao quần bó sát bị kỳ thị? Chiếc quần legging được cho là hình ảnh của sự khiêu gợi, nguyên nhân gây ra nhiều vụ quấy rối. Một số người còn cho rằng phụ nữ diện nó giống như không mặc gì. "Ít nhất một lần trong năm, cuộc tranh cãi dữ dội về việc phụ nữ mặc quần legging lại nổ ra. Điều này có ổn hay không?" là...