Tiếp và làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội
Sáng 20/8, tại Trường Đại học (ĐH) Phạm Văn Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Trường Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội do Giám đốc ĐHQG Hà Nội GS.TS. Lê Quân làm trưởng đoàn.
Tại buổi làm việc, Hiệu trưởng Trường ĐH Phạm Văn Đồng Trần Đình Thám đã thông tin về tình hình hoạt động của trường trong thời gian qua. Trường ĐH Phạm Văn Đồng là cơ sở công lập, đào tạo đa ngành, đa phương thức, là cơ sở nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và cả nước. Trường hiện đào tạo, bồi dưỡng gần 5.000 sinh viên, học viên 14 ngành bậc đại học và 1 ngành bậc cao đẳng với các hình thức chính quy, liên thông chính quy, vừa học vừa làm, liên thông vừa học vừa làm.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn phát biểu tại buổi làm việc.
Trường đã liên kết đào tạo với các học viện, trường ĐH lớn trong cả nước, thiết lập quan hệ hợp tác và quan hệ với các doanh nghiệp để hỗ trợ sinh viên. Tầm nhìn đến năm 2030, Trường ĐH Phạm Văn Đồng trở thành cơ sở giáo dục ĐH định hướng có uy tín. Nhà trường mong muốn ĐHQG Hà Nội hỗ trợ phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ phó giáo sư, tiến sĩ; có cơ chế mở một số ngành liên kết đào tạo giữa hai bên; đồng thời hỗ trợ giảng viên có học hàm học vị đứng ngành cho trường theo hướng biệt phái; chuyển giao một số chương trình bồi dưỡng ngắn hạn và chủ trì trong bồi dưỡng ngắn hạn cán bộ, công chức, viên chức cho Quảng Ngãi…
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Hoàng Tuấn mong muốn phía ĐHQG Hà Nội chia sẻ với những khó khăn của trường địa phương; đồng thời có sự quan tâm, hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu giảng dạy và mở rộng của trường. Các thầy, cô giáo của ĐHQG Hà Nội quan tâm hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học để nâng tầm đội ngũ giảng viên và uy tín phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. UBND tỉnh sẽ quan tâm hỗ trợ nguồn kinh phí đào tạo nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự hợp tác hỗ trợ giữa hai bên.
Video đang HOT
Giám đốc ĐHQG Hà Nội Lê Quân cho biết, trường có 8 trường ĐH thành viên, 3 đơn vị đào tạo trực thuộc. Nhà trường có định hướng hỗ trợ phát triển kinh tế cho 28 tỉnh ven biển, trong đó Quảng Ngãi cũng là tỉnh ven biển rất tiềm năng. Trong thời gian tới, ĐHQG Hà Nội sẽ có hỗ trợ với vai trò là sứ mệnh, đầu cầu dẫn dắt, tiên phong hỗ trợ ĐH Phạm Văn Đồng cùng phát triển. Trường sẵn sàng hợp tác với tỉnh đặc biệt hỗ trợ đào tạo, tăng cường nguồn nhân lực cho ĐH Phạm Văn Đồng dưới sự chủ trì của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Theo GS.TS. Lê Quân, về lâu dài, nhà trường phải tăng cường đội ngũ, đổi mới chương trình theo lộ trình dài hạn nhằm nâng tầm thương hiệu. Trước mắt, nhà trường xác định danh sách những ngành cần có để cử giảng viên ra học tại ĐHQG Hà Nội. Đại học Phạm Văn Đồng cùng ĐHQG Hà Nội mở ngành mới với phương thức đào tạo 1 – 2 năm đầu học tại Quảng Ngãi và thời gian sau có thể học tại Hà Nội…
Tạo thuận lợi cho thí sinh
Cùng với các trường đại học (ĐH) trong cả nước, các trường ĐH trên địa bàn tỉnh đang tập trung cho công tác tuyển sinh 2022.
Đến nay, các trường đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và phương thức xét tuyển cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh (TS).
Giữ ổn định phương thức tuyển sinh
Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Phạm Văn Đồng vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các ngành đào tạo ĐH và cao đẳng giáo dục mầm non hệ chính quy năm 2022 của tất cả các phương thức xét tuyển. Theo đó, 6 ngành đào tạo ĐH sư phạm có điểm trúng tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 đạt 19 điểm hoặc học lực lớp 12 xếp loại giỏi trở lên. Riêng bậc cao đẳng giáo dục mầm non, ngoài điểm môn Toán và Ngữ văn hoặc học bạ loại khá trở lên, TS còn trải qua phần thi năng khiếu.
Doanh nghiệp đến Trường Đại học Phạm Văn Đồng phỏng vấn tuyển dụng ngay sau khi sinh viên hoàn thành bảo vệ đồ án tốt nghiệp. Ảnh: Tr.Phương
Ngoài ra, Trường ĐH Phạm Văn Đồng cũng tuyển 6 khối ngành bậc ĐH ngoài sư phạm gồm: Sinh học ứng dụng, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật cơ - điện tử, kinh tế phát triển, quản trị kinh doanh, với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đạt 15 điểm cho cả phương thức xét học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Năm nay, Trường ĐH Tài chính - Kế toán giữ nguyên chỉ tiêu và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, cũng như ngành đào tạo. Trường tuyển 850 chỉ tiêu cho cả 2 điểm trường chính tại Quảng Ngãi và phân hiệu tại Huế. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường là 15 điểm đối với phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và 18 điểm đối với phương thức xét tuyển bằng học bạ.
Trong khi đó, Phân hiệu Trường ĐH Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh tại Quảng Ngãi tuyển gần 300 chỉ tiêu. Năm nay, phân hiệu tiếp tục sử dụng 4 phương thức tuyển sinh là: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT; sử dụng kết quả học tập THPT năm lớp 12, với ngưỡng nhận hồ sơ là tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển tối thiểu bằng 19 điểm; sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022; sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh tổ chức năm 2022.
Đổi mới để thu hút thí sinh
Hầu hết các trường ĐH đều liên kết với các công ty, doanh nghiệp, cơ quan để tạo cơ hội cho sinh viên (SV) được học tập, rèn luyện và hỗ trợ việc làm sau khi tốt nghiệp. "Trường ĐH Phạm Văn Đồng đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn để lồng ghép những yêu cầu của đơn vị vào chương trình đào tạo. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ không phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng SV của trường. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đưa SV đến thực tập tại các doanh nghiệp. Nhiều SV được doanh nghiệp tiếp nhận vào làm việc ngay trong thời gian thực tập", Phó trưởng phòng phụ trách phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng giáo dục (Trường ĐH Phạm Văn Đồng) Huỳnh Triệu Vỹ chia sẻ.
Phân hiệu Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh tại Quảng Ngãi tư vấn tuyển sinh năm 2022. ảnh: TRỊNH PHƯƠNG
Riêng Phân hiệu Trường ĐH Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh tại Quảng Ngãi tiếp tục áp dụng các chương trình đào tạo 1 3 (năm đầu học tại phân hiệu và 3 năm tiếp theo chuyển vào học ở cơ sở chính tại TP.Hồ Chí Minh); chương trình 2 2 (có 2 năm đầu học tại phân hiệu và 2 năm tiếp theo học tại cơ sở chính). "Nhà trường linh động trong phương thức đào tạo nhằm tạo điều kiện cho SV được trải nghiệm với nhiều môi trường học tập khác nhau. Sau thời gian đầu học tại Quảng Ngãi, các em được vào cơ sở chính tại TP.Hồ Chí Minh để thực hành chuyên sâu và làm quen với môi trường học tập năng động", Trưởng phòng Giáo vụ và Công tác sinh viên (Phân hiệu Trường ĐH Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh tại Quảng Ngãi) Nguyễn Văn Cường cho biết.
Theo ông Nguyễn Văn Cường, TS chọn học tại phân hiệu sẽ có lợi thế ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thấp hơn so với cơ sở chính tại TP.Hồ Chí Minh; đồng thời tiết kiệm khoảng 50% học phí so với cơ sở chính. Với những lợi thế đó, hiện phân hiệu đang đào tạo cho SV đến từ 42 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Trường ĐH Tài chính - Kế toán đã và đang khẳng định vị thế của một trường ĐH chuyên ngành theo hướng nghề nghiệp ứng dụng, đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống các trường ĐH khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là trung tâm đào tạo chất lượng cao nguồn nhân lực quản lý kinh tế, tài chính của khu vực và cả nước. "Trường đang xét duyệt hàng chục hồ sơ SV từ TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng chuyển về. Nguyên nhân chính là do học phí các trường tăng cao. Vì vậy, khi nộp hồ sơ, các em cần cân nhắc kỹ về chất lượng đào tạo, bằng cấp, chi phí và thời gian học tập", Trưởng phòng Quản lý đào tạo (Trường ĐH Tài chính - Kế toán) Phạm Hoài Nam chia sẻ.
Lưu học sinh Lào: Những trải nghiệm khó quên Trong thời gian học tập tại Quảng Ngãi, các lưu học sinh Lào luôn nhận được nhiều tình cảm, sự quan tâm, giúp đỡ của tỉnh, nhà trường và các bạn sinh viên Quảng Ngãi. Điều đó không chỉ giúp các em lưu học sinh Lào yên tâm hoàn thành tốt việc học, mà còn góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu...