Tiếp tục xét xử đại án Việt Á: Viện dẫn nhiều lý do để xin giảm nhẹ hình phạt
Ngày 9/1, phiên tòa sơ thẩm xét xử đại án Việt Á tiếp tục với phần tranh luận. Bào chữa cho cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, 4 luật sư đồng tình với cáo buộc, song xin HĐXX xét đến các yếu tố khách quan về bối cảnh, công lao, cũng như sức khỏe sụt giảm của bị cáo sau quá trình chống dịch.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Giang Long.
Theo luật sư, sai phạm của cựu Bộ trưởng Long diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh đặc thù, đòi hỏi cách xử lý chưa từng có tiền lệ. Việc cấp phép tạm thời cho kit test Việt Á diễn ra ngày 4/3/2020, khi bị cáo Long mới làm Thứ trưởng Bộ Y tế được một tuần. Luật sư cho rằng, cuối năm 2020, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bị cáo Long đã “toàn tâm, toàn ý” chống dịch.
“Bị cáo Nguyễn Thanh Long nhiều đêm mất ngủ, suy kiệt, sang chấn tâm lý vì chống dịch, làm việc đến lao lực. Hiện mắt trái hầu như mất hẳn thị lực. Không chỉ vậy, bị cáo Long còn được Bộ Y tế và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, hơn 140 đồng nghiệp thân thiết, trong đó có hơn 40 giáo sư, phó giáo sư đầu ngành, cùng nhiều học trò viết đơn xin giảm án…” – luật sư nêu.
Trong khi đó, bị cáo Phạm Xuân Thăng – cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương (bị cơ quan công tố đề nghị mức án 5-6 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ) cũng được hơn 100 cựu giáo viên, học sinh của Trường THPT Cầu Xe (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) viết đơn xin giảm nhẹ, do giai đoạn 1988 – 1995 bị cáo Thăng là giáo viên của trường, có nhiều đóng góp cho trường và địa phương.
Video đang HOT
Luật sư mong HĐXX xem xét bối cảnh căng thẳng địa phương này và bản thân cựu Bí thư Thăng phải đối mặt và thời điểm cuối năm 2020 đầu năm 2021. Động cơ khiến bị cáo Thăng đưa ra chỉ đạo Công ty Việt Á tham gia xét nghiệm tại tỉnh Hải Dương là do tình hình dịch bệnh cấp bách, bị cáo tin tưởng đề xuất từ lãnh đạo Bộ Y tế lúc đó là bị cáo Nguyễn Thanh Long. Thời điểm đó, theo luật sư, cựu Bí thư Thăng và Phan Quốc Việt cũng như Công ty Việt Á không có bất kỳ liên hệ, tiếp xúc nào, cũng như không thỏa thuận, hứa hẹn nào về chia sẻ lợi nhuận từ bán kit test.
Ngoài ra, luật sư dẫn chứng trong quá trình chỉ đạo phòng chống dịch, thân chủ đã đưa ra 62 chỉ đạo của đúng đắn, kịp thời, giúp Hải Dương dập dịch, kiểm soát dịch bệnh thành công.
Ngoài 2 bị cáo từng là lãnh đạo cao cấp của bộ, ngành, địa phương là Nguyễn Thanh Long và Phạm Xuân Thăng, còn có cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh (bị VKS đề nghị án 3-4 năm tù vì tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí) cũng đã thừa nhận hành vi, chỉ mong HĐXX xem xét bối cảnh khách quan, đánh giá toàn diện vụ án để giảm nhẹ hình phạt.
Về cáo buộc ký quyết định phê duyệt đề tài nghiên cứu kit test, giao cho Học viện Quân y chủ trì nhưng lại để Công ty Việt Á phối hợp, luật sư cho rằng, việc ký các quyết định của bị cáo Chu Ngọc Anh là trong bối cảnh cấp bách. Do đó, bị cáo Chu Ngọc Anh đã trao đổi với cấp dưới để tổ chức cuộc gặp với các nhà khoa học, xin ý kiến, góp ý, khuyến cáo.
Về việc đưa kit xét nghiệm sản xuất thương mại trái quy định, luật sư cho rằng đề tài này dừng ở mức nghiên cứu quy trình, Bộ Khoa học và Công nghệ không chịu trách nhiệm sản xuất thương mại.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương khai để Việt Á bán kit test vì cựu Bộ trưởng Bộ Y tế giới thiệu
Sáng 4/1, trước bục khai báo tại phiên tòa xét xử đại án Việt Á, bị cáo Phạm Xuân Thăng (cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương) giải thích, lý do đưa Công ty Việt Á về Hải Dương hỗ trợ phòng, chống dịch COVID- 19 và bán kit test xét nghiệm vì tin tưởng sự giới thiệu của bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế).
Sáng 4/1, trước bục khai báo tại phiên tòa xét xử đại án Việt Á, bị cáo Phạm Xuân Thăng (cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương) giải thích, lý do đưa Công ty Việt Á về Hải Dương hỗ trợ phòng, chống dịch COVID- 19 vì tin tưởng sự giới thiệu của bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế).
Cáo trạng của Viện KSND tối cao xác định, để được tiêu thụ kit test xét nghiệm tại tỉnh Hải Dương, Phan Quốc Việt đã nhờ bị cáo Nguyễn Huỳnh (cựu Thư ký Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long) và sau đó bị cáo Nguyễn Thanh Long tác động. Vì thế, bị cáo Phạm Xuân Thăng đã đồng ý để Công ty Việt Á hỗ trợ phòng, chống dịch và bán kit test xét nghiệm tại Hải Dương.
Bị cáo Phạm Xuân Thăng đã ra thông báo chỉ đạo cho Công ty Việt Á tham gia xét nghiệm COVID- 19 trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Từ đó, UBND tỉnh Hải Dương và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Hải Dương đã ban hành nhiều văn bản, trong đó đều có nội dung: "Giao CDC Hải Dương ký hợp đồng với Công ty Việt Á trong việc tổ chức xét nghiệm sàng lọc COVID-19".
Bị cáo Phạm Xuân Thăng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương.
Ngoài ra, theo đề nghị của bị cáo Phan Quốc Việt, bị cáo Phạm Xuân Thăng còn kết luận, chỉ đạo để Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Hải Dương ban hành kế hoạch giúp Công ty Việt Á được mở rộng phạm vi xét nghiệm, độc quyền bán test xét nghiệm và các vật tư, sinh phẩm y tế khác trên địa bàn.
Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ của bị cáo Phạm Xuân Thăng được Viện kiểm sát kết luận đã tạo điều kiện cho Công ty Việt Á thu lời bất chính, gây thiệt hại 73,8 tỷ đồng của ngân sách Nhà nước.
Ngoài những hành vi trên, bị cáo Phạm Xuân Thăng còn nhận lợi ích vật chất từ Công ty Việt Á, dù bị cáo Thăng không yêu cầu.
Số tiền bị cáo Phạm Xuân Thăng nhận từ bị cáo Phan Quốc Việt là 100.000 USD (tương đương 2,3 tỷ đồng) và nhận từ bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc CDC Hải Dương) 600 triệu đồng và 50.000 USD (tương đương 1,1 tỷ đồng).
Khai báo tại tòa, bị cáo Phạm Xuân Thăng thừa nhận cáo trạng truy tố bị cáo về những hành vi trên là đúng. Bị cáo Phạm Xuân Thăng khai, bị cáo giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương tháng 10/2020. Năm 2021, thời điểm dịch COVID- 19 bùng phát lần thứ 3 tại Hải Dương thì bị cáo đang dự Đại hội Đảng ở Hà Nội.
Khi bị cáo gặp bị cáo Nguyễn Thanh Long ở đại hội, bị cáo Long nói với bị cáo cho Công ty Việt Á về Hải Dương hỗ trợ phòng, chống dịch. Bị cáo Phạm Xuân Thăng khẳng định, sau khi nhận đề nghị của bị cáo Nguyễn Thanh Long, bị cáo không có tác động nào với các cơ quan tham mưu mà phản hồi lại rằng: "Việc này phải bàn với tập thể".
Sau đó, bị cáo Phạm Xuân Thăng trao đổi vấn đề này với Công ty Việt Á và bị cáo Phạm Mạnh Cường (cựu Giám đốc Sở Y tế Hải Dương) thì bị cáo Cường nói, vậy tốt quá.
Chủ tọa phiên tòa chất vấn bị cáo Phạm Xuân Thăng: "Lý do bị cáo đưa Công ty Việt Á về Hải Dương khi có ý kiến của bị cáo Nguyễn Thanh Long?", bị cáo Phạm Xuân Thăng cho rằng, vì bị cáo Nguyễn Thanh Long là Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia và là người giỏi chuyên môn nên bị cáo tin tưởng bị cáo Long giới thiệu.
Sự biến tướng của những 'món quà cảm ơn' Quà biếu với mục đích trong sáng là phong tục, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta nhưng khi những món quà với giá trị vật chất lớn vượt trên mức tình cảm nhằm mục đích vụ lợi thì cần phải gọi đúng tên là 'hành vi nhận hối lộ' và cần phải được loại bỏ. Trong những ngày qua, theo dõi...