Tiếp tục ký kết hợp tác cho Đề án Ngoại ngữ quốc gia
Hôm qua 16/1, Bộ GD-ĐT đã ký kết 2 bản thoả thuận hợp tác quan trọng nhằm hỗ trợ cho Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020.
Đây là hai sự kiện mở đầu cho sự kiện 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Úc.
Thỏa thuận đầu tiên là với Tổ chức ELC Úc về việc cung cấp giáo viên bản ngữ tình nguyện dạy tiếng Anh đến từ các quốc gia nói tiếng Anh như Mỹ, Canada, Anh, New Zealand, Ireland và Nam Phi cho các trường tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học. Các giáo viên này đến theo chương trình “Dạy học và du Lịch khám phá Việt Nam” (“Teach and Travel in Vietnam). Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 sẽ cùng với ELC tổ chức tập huấn, quản lý và phân bổ số giáo viên này đến các cơ sở giáo dục có nhu cầu.
Thỏa thuận thứ hai là với thầy giáo Greg Ellis, một nhà phát triển phần mềm giáo dục Úc về việc trao tặng phần mềm tương tác học tiếng Anh chuẩn và luyện thi IELTS cho Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 của Bộ GD-ĐT để giúp cải thiện các kỹ năng tiếng Anh cho học sinh, sinh viên có nhu cầu học chuyên ngành bằng tiếng Anh ở bậc đại học. Phần mềm này sẽ hỗ trợ các mục tiêu của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020.
Hồng Hạnh
Video đang HOT
Theo dân trí
Chuẩn giáo viên tiếng Anh?
Triển khai Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 tất yếu phải chuẩn hóa đội ngũ giáo viên giảng dạy, sau đó mới chuẩn hóa ở đầu ra cho giáo sinh
Kết quả đánh giá năng lực ngoại ngữ của giáo viên (GV) ở nhiều tỉnh/TP thời gian qua cho thấy tỉ lệ GV đạt chuẩn châu Âu chỉ vài phần trăm. Tỉ lệ này đang đe dọa đến sự thành, bại của Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020.
Có thực chuẩn châu Âu?
Tháng 10 vừa qua, khoảng 600 GV tiếng Anh thuộc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định đã tham gia khảo sát năng lực do ĐH Đà Nẵng thực hiện. Các thí sinh làm bài hoàn toàn trên giấy, bài thi nghe qua một loa phóng chung cho cả phòng thi. Nhiều ý kiến cho rằng cách khảo sát này còn "truyền thống" hơn cả cách thi ở các trường ĐH mà họ học trước đây chứ đừng nói đến chuyện so sánh với "chuẩn châu Âu!".
Kết quả khảo sát năng lực của GV tiếng Anh ở tỉnh Bình Định không được công khai song GV nào đã đạt "chuẩn" đều được sở thông báo trực tiếp. Vấn đề mà nhiều GV, kể cả GV đạt "chuẩn" trong đợt khảo sát này, đang băn khoăn là liệu họ có nhận được chứng chỉ công nhận hay không và chứng chỉ đó có giá trị thực sự, được công nhận như chứng chỉ do một tổ chức giáo dục uy tín như Hội đồng Khảo thí tiếng Anh ĐH Cambridge (Cambridge ESOL) cấp hay không.
Giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh ở Trường Tiểu học Minh Đạo, quận 5 - TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Trước Bình Định, Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai đã tổ chức khảo sát năng lực của GV tiếng Anh. Việc khảo sát do Hội đồng Khảo thí ĐH Cambridge tại Việt Nam thực hiện đồng loạt tại 22 phòng máy. Tại các phòng thi, từng thí sinh nhận được mã bài thi và thực hiện khảo sát trên máy. Kết quả khảo sát của tỉnh Đồng Nai cho biết bậc THPT có 13/335 GV đạt chuẩn (3,8%), THCS: 65/819 GV đạt và vượt chuẩn (7,9%), tiểu học có 174/319 GV đạt và vượt chuẩn (54,5%).
Triển khai Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 tất yếu phải chuẩn hóa đội ngũ GV giảng dạy. Những GV chưa đạt chuẩn có nhiều cách đào tạo để đạt chuẩn, trong đó chủ yếu là tự đào tạo. Trên thực tế, từ khi có chủ trương này, các GV đã không ngừng tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.
Thực tế ở 2 tỉnh Bình Định và Đồng Nai cho thấy có sự khác nhau trong khảo sát năng lực GV. Nhiều ý kiến cho rằng chuẩn châu Âu phải được đánh giá theo chuẩn châu Âu chứ không phải bằng cách "tự phong"; nếu không, ngành giáo dục lại đổ tiền vào một trò kiểm tra vô bổ.
Không cao nhưng khó
Việc triển khai Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 đã đặt ra yêu cầu mới trong công tác đào tạo GV ngoại ngữ tại các trường ĐH, CĐ để những sinh viên ra trường tối thiểu phải đạt chuẩn theo yêu cầu của đề án.
Khóa thứ 2 (2012-2015) tuyển sinh và đào tạo GV tiếng Anh theo chuẩn của Bộ GD-ĐT, Trường CĐ Sư phạm Trung ương TPHCM đã phải nâng chất lượng đầu vào bằng cách tăng 5 điểm so với khóa tuyển sinh đầu tiên (2011-2014). Tuy nhiên, vẫn rất khó biết được khoảng bao nhiêu sinh viên đủ chuẩn khi tốt nghiệp.
Bà Hà Cao Thị Hồng Thu, Trưởng Khoa Tiếng Anh - Trường CĐ Sư phạm Trung ương TPHCM, phân tích: Với thời lượng đào tạo GV tiếng Anh mà bộ cho phép như hiện nay là không đủ. Vì vậy, trường đang áp dụng giảng dạy môn tiếng Anh tăng cường. Có nghĩa là ngoài số tiết chính thức được quy định, sẽ tăng thêm khoảng 90 tiết, tương đương tăng khoảng 5-6 tín chỉ, với mục đích là có thêm thời gian để sinh viên đạt bằng được chuẩn trước khi tốt nghiệp.
Xác định GV chính là khâu đột phá trong Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 nhưng các trường sư phạm thừa nhận gặp rất nhiều khó khăn khi đào tạo GV đáp ứng đủ yêu cầu của bộ. Một lãnh đạo Trường ĐH Sư phạm TPHCM cho rằng lâu nay trường vẫn đang đào tạo theo các tiêu chí của Việt Nam.
Muốn đáp ứng yêu cầu của bộ cần phải có thời gian chuẩn bị và thay đổi, từ cách tiếp cận sao cho tiếng Anh phải được xem là môn kỹ năng, thực hành giao tiếp nhiều đến cách thức ra đề, thi cử. Riêng đối với việc đào tạo GV tiếng Anh THCS, trường đang từng bước xây dựng chuẩn đầu ra theo yêu cầu của bộ, cụ thể, GV có khả năng sử dụng 4 kỹ năng tiếng Anh với trình độ ngôn ngữ tương đương IELTS 5.5 hoặc TOEFL 500.
Thực tế, để đào tạo GV theo chuẩn của bộ không khó nhưng với điều kiện sinh viên phải có nền tảng từ bậc phổ thông. Mà ở bậc phổ thông, chủ yếu các em học về ngữ pháp, trong khi yêu cầu của đề án chú trọng và đòi hỏi GV phải có kỹ năng nghe, nói, trong khi đây lại là những hạn chế lớn nhất của SV hiện nay.
Bà Hà Cao Thị Hồng Thu cho rằng khi đầu vào của sinh viên tiếng Anh quá thấp thì chắc chắn chuẩn đầu ra khó đáp ứng.
Theo người lao động
Thí sinh đạt giải Olympic tiếng Anh 2013 sẽ được cộng điểm vào lớp 10 Đó là quy chế được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành tại cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh Trung học cơ sở lần thứ 3, năm học 2013. Olympic tiếng Anh là cuộc thi học sinh giỏi do Language Link Việt Nam phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức thường...