Tiếp thêm động lực cho ‘mầm xanh’ nơi biên giới
Nhân dịp đầu năm học mới 2022-2023, Đàm Thị Thu, sinh viên năm thứ 4 của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam được đỡ đầu trong Chương trình ‘Nâng bước em tới trường’ đã gửi gắm tâm sự, chia sẻ về hoàn cảnh của mình qua lá thư tới các em học sinh khó khăn ở khu vực biên giới.
Qua lá thư này, Thu hy vọng, câu chuyện của mình sẽ truyền cảm hứng, tiếp thêm động lực, giúp các em có thêm hy vọng để tiếp tục vươn lên trong cuộc sống.
Đàm Thị Thu (thứ 3 từ phải sang) là một trong những sinh viên tiêu biểu trong Chương trình “Nâng bước em tới trường-Con nuôi đồn Biên phòng” giai đoạn 2016-2021. Ảnh: Thùy Trang
Ước mơ làm bác sĩ được chắp cánh
Thấu hiểu khó khăn của con em đồng bào ở khu vực biên giới, nhằm chung tay hỗ trợ các em tiếp tục con đường học tập, năm 2016, Bộ Tư lệnh BĐBP đã triển khai thực hiện Chương trình “Nâng bước em tới trường”, và một trong số những “mầm xanh” được BĐBP đỡ đầu là em Đàm Thị Thu, sinh năm 2000.
Cha của Thu sức khỏe không tốt, nên mọi việc trong gia đình đều do mẹ em cáng đáng. Gánh nặng kinh tế gia đình đè nặng trên đôi vai người mẹ của Thu nên sức khỏe của bà cũng dần yếu đi. Cứ trái nắng, trở trời là những cơn đau khớp, rối loạn nhịp tim lại nổi lên đeo bám, “ăn mòn” dần sức lực của mẹ. Khát vọng trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ, cho những người có hoàn cảnh khó khăn như mẹ của Thu vì thế cũng ngày càng cháy bỏng hơn.
Lúc đấy, Thu nghĩ: “Gia đình khó khăn lắm, có lẽ mình sẽ không bao giờ thực hiện được ước mơ!”. May mắn được bác Trung tướng Đõ Danh Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP đỡ đầu trong Chương trình “Nâng bước em tới trường” của BĐBP. Thu chia sẻ: “Là con cả trong gia đình thuần nông nghèo, sinh sống tại bản Lòa, xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng nên đã có lúc tưởng chừng con đường học hành của em sẽ dang dở. Nhưng em đã may mắn được các chú, các bác BĐBP đỡ đầu trong Chương trình “Nâng bước em tới trường” trong suốt 6 năm qua”.
Trong lá thư gửi các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới, Thu chia sẻ: “Nhà chị nghèo lắm. Gia đình chị vẫn ở ngôi nhà sàn, được bao quanh bởi các nẹp tre, nhà thì bị dột, mỗi lần mưa, chị phải lấy những chậu, thùng trong nhà để hứng mưa mà không hết chỗ dột, có khi dột ngay chỗ ngủ. Mỗi khi chị nhìn ngôi nhà, lại nghĩ “ngôi nhà mình sắp đổ rồi ấy nhỉ? Mình phải lớn thật nhanh để có thể sửa lại ngôi nhà cho bố mẹ”. Đến năm lớp 11, thật may mắn khi chị gặp các cô chú Biên phòng qua Chương trình “Nâng bước em tới trường”. Chương trình đã hỗ trợ chị mỗi tháng 500.000 đồng. Số tiền đó không lớn với mọi người, nhưng đã giúp chị được đi đôi dép mới, có đôi giày để đi vào mùa Đông giá rét, chị có xe đạp để đến trường, số tiền đó giúp mẹ chị không cần lo tiền học phí cho chị nữa”.
Video đang HOT
Tiếp thêm động lực vươn lên
May mắn với Thu không chỉ dừng lại ở chỗ em được hỗ trợ mỗi tháng 500.000 đồng cho đến khi học hết lớp 12, mà lên tới đại học, em vẫn tiếp tục được các chú BĐBP đỡ đầu. Nhớ về những ngày đầu tiên sinh sống và học tập tại Hà Nội với nhiều bỡ ngỡ, Thu chia sẻ trong thư của mình: “4 giờ 30 phút sáng ngày 29/8, chiếc xe khách chở chị từ Cao Bằng cập bến Mỹ Đình, Thủ đô Hà Nội. Chị nhớ giây phút đó, trời mưa tầm tã, trời còn chưa sáng, xe vừa cập bến, đã có các cô, chú Biên phòng chờ sẵn ở đó và hỏi nhà xe xem có em Thu từ Cao Bằng xuống không? Anh lái xe trả lời “có”. Chị nhìn thấy các cô, chú BĐBP mặc áo mưa mà quần áo ướt sũng, chạy tới đón chị”.
Đàm Thị Thu luôn nỗ lực, cố gắng trong học tập và rèn luyện. Ảnh: Thùy Trang
Hiện đã là sinh viên năm thứ 4, cô bé Thu ngày nào nay đã trưởng thành hơn rất nhiều, ước mơ làm bác sĩ của em cũng sắp trở thành hiện thực. Trong suốt 4 năm học là sinh viên học tập tại Thủ đô Hà Nội đông đúc, nhộn nhịp, Thu được các cô, chú Biên phòng quan tâm, lo lắng, bảo ban rất nhiều. Thu chia sẻ trong thư: “Những ngày đầu tiên sống ở Thủ đô Hà Nội đông đúc, nhộn nhịp, chị nhận được sự quan tâm từ những thứ nhỏ nhất của các cô, chú Biên phòng. Chị được đi ăn bún bò, nhớ mùi vị của bát bún ấy, là bát bún ngon nhất mà chị từng được ăn. Bốn năm vừa qua, chị được các cô, các bác Biên phòng chăm sóc, bao bọc, dạy dỗ tận tình. Thế đấy, qua 4 năm học, chị lớn khôn hơn. Từ “lớn hơn” không phải là lớn hơn bao nhiêu cân, cao thêm bao nhiêu cm, mà chị trưởng thành về tư duy, về tri thức”.
Biết rằng, con đường vươn tới tri thức của học sinh ở khu vực biên giới còn nhiều chông gai, gần cuối thư, Thu động viên các em: “Kết thúc thư ở đây, chị có một câu hỏi dành cho các em: “Các em muốn làm gì trong tương lai?”. Câu hỏi đó không phải ngày một, ngày hai mà trả lời được, các em ạ. Đó là cả một quá trình tự nhìn nhận, tự lắng nghe để phát hiện ra “viên ngọc” của bản thân. Mỗi chúng ta đều là những “viên ngọc” quý, những bông hoa. Nên chúng ta hãy tìm kiếm “viên ngọc” ấy, để mài giũa, để viên ngọc được sáng nhất, để chúng ta thành công nhất”.
Kết thư, Đàm Thị Thu không quên gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các cô, chú Biên phòng đã nâng đỡ, dạy dỗ, chắp cánh cho em ngày càng tới gần hơn với ước mơ và bày tỏ mong muốn rằng, sẽ có thật nhiều em nhỏ ở nơi biên giới tiếp tục được đỡ đầu, giúp đỡ để có một tương lai tươi sáng hơn.
Phát triển chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành Y Dược cổ truyền
Ngày 13/9, Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam tổ chức Hội thảo phát triển chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành Y- Dược cổ truyền.
Ảnh minh họa/internet.
Lĩnh vực đặc thù
Tại Hội thảo, PGS.TS Phạm Quốc Bình - Chủ tịch hội đồng trường Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam - thông tin, Học viện sẽ mở thêm 2 ngành đào tạo sau đại học là: bác sĩ chuyên khoa 1 Châm cứu; dược sĩ chuyên khoa 1 Dược liệu - Dược học cổ truyền.
Hiện, Học viện đang đào tạo 5 chương trình đào tạo sau đại học gồm: bác sĩ chuyên khoa 1, bác sĩ chuyên khoa 2, bác sĩ nội trú, thạc sĩ, tiến sĩ Y học cổ truyền. "Thông qua hội thảo, các chuyên gia, bác sĩ, nhà khoa học... sẽ đóng góp thẳng thắn, khách quan để Học viện đổi mới chương trình đào tạo sau đại học ngày một chất lượng và hiệu quả hơn" - PGS.TS Phạm Quốc Bình bày tỏ.
Phát biểu tại Hội thảo, TS Phạm Như Nghệ - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) - ghi nhận, Hội thảo của Học viện Y- Dược học Cổ truyền Việt Nam có ý nghĩa thiết thực, nhất là trong bối cảnh thực hiện tự chủ đại học theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu chỉ đạo hội thảo.
Theo TS Phạm Như Nghệ, các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực sức khỏe, nhất là về y học cổ truyền mang tính đặc thù nên cần được Bộ Y tế và các bộ, ngành quan tâm, tạo điều kiện; trong đó, Bộ Y tế cần có những quan tâm đặc biệt.
"Tinh thần là, Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) ủng hộ chủ trương mở ngành đào tạo sau đại học của Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam" - TS Phạm Như Nghệ khẳng định.
Lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học đề nghị, Học viện cần bám sát Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 của Bộ GD&ĐT "Quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học" , trong đó có Chương II - quy định về Chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của đại học. Ngoài ra còn có Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/8/2021 của Bộ GD&ĐT, ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ.
Kết hợp đông tây y để phục vụ người dân
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, phát triển đào tạo sau đại học ngành y dược cổ truyền là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị đào tạo nhân lực y tế.
Học viện Y- Dược học cổ truyền Việt Nam phải là nòng cốt, nhằm cung cấp cho ngành Y tế những cán bộ có trình độ cao, nắm vững cả về Y Dược cổ truyền và Y Dược học hiện đại. Từ đó, dần trở thành các chuyên gia trụ cột trong mỗi lĩnh vực phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội.
Theo Thứ trưởng, về bản chất, Y học cổ truyền là một ngành Y học và trong ngành lại có nhiều chuyên ngành khác nhau. Hiện tại, đa phần các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, ngoài các khoa phổ biến như Nội khoa, Lão khoa, Cơ xương khớp, Châm cứu, Khí công dưỡng sinh ... đã phát triển thêm nhiều khoa chuyên sâu như: Ngoại khoa, Tiết niệu, Nam học, Ung bướu, Sản phụ khoa, Nhi khoa... với phương châm kết hợp đông tây y để phục vụ người dân.
Người thầy thuốc phải được nâng cao trình độ chuyên môn Y- Dược học cổ truyền và Y Dược học hiện đại theo hướng chuyên sâu. Vì thế, đào tạo sau đại học các chuyên ngành y dược cổ truyền kết hợp Y học hiện đại bao gồm: bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II, bác sĩ nội trú, thạc sĩ, tiến sỹ chuyên ngành y học cổ truyền; chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Dược liệu- Dược học cổ truyền là một yêu cầu bắt buộc đối với toàn ngành.
Toàn cảnh Hội thảo.
"Việc nâng cao trình độ sau đại học cho đội ngũ thầy thuốc y dược cổ truyền không những đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành với những trụ cột có trình độ chuyên môn sâu, mà còn nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh phù hợp với xu hướng "thực hành y học dựa trên bằng chứng" của nền y học trên toàn thế giới" - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đánh giá cao việc Học viện tổ chức Hội thảo "Phát triển chương trình đào tạo sau đại học ngành Y - Dược học cổ truyền". Thứ trưởng đề nghị, lãnh đạo cùng cán bộ nhân viên Học viện nhanh chóng thực hiện cập nhật, đổi mới chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo sau đại học cũng như mở mã ngành mới theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế nhằm đáp ứng với nhu cầu thực tiễn.
Hội thảo "Phát triển chương trình đào tạo sau đại học ngành Y - Dược học cổ truyền được thực hiện trực tiếp kết hợp trực tuyến. Hội thảo được chia thành các phiên họp, với các chủ đề: góp ý điều chỉnh chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo trình độ Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ chuyên khoa II và Bác sĩ nội trú ngành YHCT; góp ý điều chỉnh chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ ngành y học cổ truyền; góp ý chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo trình độ Bác sĩ chuyên khoa I và Sau đại học chuyên ngành Châm cứu; góp ý chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo trình độ Dược sĩ chuyên khoa I và Sau đại học chuyên ngành Dược liệu - Dược học cổ truyền.
Sudan mở lại cửa khẩu biên giới với Ethiopia Ngày 17/7, Sudan đã quyết định mở cửa khẩu Galabat trên biên giới với Ethiopia trong một nỗ lực nhằm xây dựng lòng tin và giải quyết bất đồng giữa hai nước. Trong một tuyên bố, Hội đồng Quốc phòng và An ninh Sudan nêu rõ: "Như một phần nỗ lực của lãnh đạo hai nước nhằm giải quyết những vấn đề biên...