Tiếp sức thày trò Trường Tiểu học Pa Ủ, Mường Tè trong hành trình tìm kiếm con chữ
Ngày 26/9, Nhóm từ thiện Mai Vàng đã khánh thành, bàn giao công trình gồm 2 phòng học, 2 phòng ở và khu công trình phụ cho thầy trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Ủ, xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Đây là công trình thứ 79 của nhóm trên cả nước và là công trình thứ 7 tại tỉnh Lai Châu – trong 7 năm hành trình thiện nguyện kể từ khi nhóm thành lập.
Lãnh đạo Huyện ủy Mường Tè, Nhóm từ thiện Mai Vàng và thày trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Ủ tại công trình phòng học vừa bàn giao.
Thông tin về điều kiện của thày trò nhà trường, thày Hà Anh Hùng – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Ủ cho biết: Mặc dù đã nhận được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, nhưng hiện trường còn gặp nhiều khó khăn về phòng học, phòng ở, các công trình phụ trợ và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho học sinh đến trường.
Thấu hiểu được khó khăn đó, Nhóm từ thiện Mai Vàng đã vận động kinh phí từ các nhà hảo tâm để xây dựng 2 phòng học, 2 phòng ở, khu nhà vệ sinh và trao tặng nhiều đồ dùng thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt, học tập, gồm: 10 bộ giường đôi; đủ màn, chiếu, chăn, gối đi kèm; 573 áo khoác ấm, bánh kẹo tổ chức vui Tết trung thu cho học sinh… Tổng giá trị kinh phí hỗ trợ gần 500 triệu đồng.
Toàn bộ số tiền trên được quyên góp từ tấm lòng hảo tâm của những cá nhân. Khó có thể kể hết tình cảm, sự nhiệt huyết, thậm chí vượt qua cả những hiểm nguy của cung đường đồi núi hơn 600km từ Thủ đô Hà Nội lên đến Pa Ủ để vận chuyển nguyên vật liệu, đồ dùng… đến với thày trò nhà trường, mong mang tới một tương lai tốt đẹp hơn cho học trò vùng cao.
Chia sẻ về hoạt động của Nhóm từ thiện Mai Vàng, đặc biệt chương trình từ thiện “Cùng em đến trường”, ông Nguyễn Văn Vĩnh – đại diện Nhóm từ thiện Mai Vàng cho biết: Chúng tôi là những cá nhân, cùng tham gia đóng góp kinh phí, ủng hộ để xây phòng học cho các cháu, với tâm nguyện mang những điều tốt đẹp nhất có thể đến với đồng bào vùng cao còn nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào vùng biên cương của Tổ quốc.
“Chúng tôi mong muốn đồng hành với sự phát triển của nhà trường và đồng bào nhân dân các dân tộc Pa Ủ. Chúng ta cùng chung sức, bắt chặt bàn tay nhau để bảo vệ vành đai biên giới của Tổ quốc, xây dựng nơi đây ngày càng có điều kiện khấm khá hơn”, ông Nguyễn Văn Vĩnh nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh – đại diện Nhóm từ thiện Mai Vàng chia sẻ tại chương trình
Trân trọng cảm ơn tình cảm của những người miền xuôi đem đến cho quê hương biên giới, động viên chính quyền, bà con nhân dân các dân tộc của huyện Mường Tè nói chung và xã Pa Ủ nói riêng, ông Trần Đức Hiển – Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Mường Tè cho biết: Tỉnh Lai Châu có 260 km đường biên giới, riêng huyện Mường Tè đã có 130km đường biên giới, bằng của tỉnh, trong đó, xã Pa Ủ là nơi tập trung chủ yếu của đồng bào dân tộc La Hủ điều kiện kinh tế, đi lại còn gặp nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Theo ông Hiển, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Ủ là trường thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Mường Tè. Trường có được cơ sở vật chất như ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và tỉnh rất nhiều, nhưng vẫn còn thiếu thốn.
“Sự hỗ trợ thêm nguồn lực, cơ sở vật chất từ các nhà hảo tâm, như Nhóm từ thiện Mai Vàng là nguồn động viên rất lớn về vật chất, tinh thần, giúp học sinh nhà trường có thêm cơ sở vật chất tốt phục vụ cho học tập, qua đó góp phần nâng cao chất lượng chất lượng giáo dục học tập cho con em đồng bào”, ông Hiển khẳng định.
Ông Trần Đức Hiển – Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Mường Tè tặng quà tới học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Ủ
Bà Nguyễn Thị Thanh Mai – Trưởng Nhóm từ thiện Mai Vàng trao tặng bảng biểu trưng kinh phí ủng hộ tới thày Hà Anh Hùng – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Ủ
Học trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Ủ
Đại diện Nhóm từ thiện Mai Vàng trao áo ấm tặng học sinh nhà trường
Các thành viên của Nhóm từ thiện Mai Vàng tổ chức cho học sinh tham gia làm đèn trung thu
Các thành viên của Nhóm từ thiện Mai Vàng tặng bánh trung thu cho học sinh nhà trường
Lãnh đạo Huyện Mường Tè, xã Pa Ủ và Nhóm từ thiện Mai Vàng trao quà tới học sinh nhà trường
Thành lập được 7 năm (từ 16/9/2013), đến nay, sau 7 năm, Nhóm từ thiện Mai Vàng đã thực hiện được 79 chương trình thiện nguyện tại các tỉnh, thành phố trên cả nước với kinh phí hỗ trợ lên đến hàng chục tỷ đồng. Đặc biệt, hằng năm, nhóm luôn chú trọng triển khai vận động, thực hiện chương trình “Cùng em đến trường”, trao tặng sách vở, cặp sách, quần áo ấm, xây dựng phòng học, nhà bán trú… tại các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Lai Châu để hỗ trợ các em học sinh và bà con hộ nghèo vùng cao.
Ước mơ về cây cầu để đường đến trường của cô trò Tà Tổng bớt gian nan
Ngày nắng hay mưa, các cô giáo đều phải đến từng nhà, tìm từng học sinh để đưa các em qua suối. Sau giờ học, các cô lại cõng các con về nhà
Đó là chia sẻ của cô giáo Đỗ Lan Hương - Hiệu trưởng trưởng Mầm non Tà Tổng (xã Tà Tổng, Mường Tè, Lai Châu) về con đường đến trường của các em học sinh bản Nậm Dính.
Năm học 2020 - 2021, trường Mầm non Tà Tổng sẽ đón 960 học sinh chia ra các điểm trường, tại Nậm Dính 70 em học sinh sẽ ra lớp.
Tà Tổng nằm trên độ cao khoảng 1500m so với mặt nước biển, rộng gần 51,5 ha, giao thông đi lại thuộc hàng khó bậc nhất của huyện Mường Tè.
Dân số khoảng 700 hộ với khoảng 5640 khẩu với 4 dân tộc anh em sinh sống là người Mông (95%), Hà Nhì ( hơn 4 %) còn lại là người Kinh và người Mường, sống tập trung ở 10 bản.
Đường vào Tà Tổng từ lâu vẫn là điều huyền thoại của bất cứ ai nghe đến xã vùng khó này. Tuy vậy, Tà Tổng ngày nay dần thay đổi bắt đầu từ những đổi thay từ giáo dục.
Thế nhưng, để đến trường, từ trong thôn ra đến điểm trường, dù nắng hay mưa, con đường từ thôn Nậm Dính ra đến điểm trường phải đi qua một con suối. Mùa mưa hay mùa nắng, các cô đều sẽ đến từng nhà, đón từng em và cõng các em qua suối.
Mùa cạn nhàn hơn 1 chút, những em lớn sẽ tự đi được, cô sẽ chỉ phải cõng các em nhỏ. Nhưng và mùa mưa hoặc những ngày đầu tháng 9 tựu trường, các cô giáo sẽ phải theo sát các em từng bước một.
Từ lâu, ước vọng về cây cầu bắc qua con suối của Nậm Dính không chỉ là ước mơ của bà con dân bản mà còn là ước mơ của các cô giáo và học trò nơi đây.
Cô giáo Hương cũng cho biết, cũng vì đường đi khó nên việc đưa đồ dùng học tập vào đến từng điểm trường đang gặp một số khó khăn nhất định. Nhiều điểm trường vẫn phải khắc phục việc thiếu đồ dùng học tập.
Ngày 31/8, các cô phải đến từng nhà huy động các em ra lớp để chuẩn bị năm học mới:
Cả đoàn đang cùng nhau vượt suối cạn ngày 31/8. Ảnh: Giáo viên cung cấp
Những ngày tới, nếu nước cạn, việc vượt suối của cô trò Nậm Dính sẽ thuận lợi, còn nước dâng cao sẽ là một hành trình mạo hiểm đến trường. Ảnh: Giáo viên cung cấp
Niềm vui qua suối an toàn. Ảnh: Giáo viên cung cấp
Các bạn nhỏ sẽ được cô giáo cõng qua. Ảnh: Giáo viên cung cấp
Không phải 1 mà là 2 trẻ trên lưng một cô giáo. Ảnh: Giáo viên cung cấp
Giáo viên và thí sinh vùng biên đồng lòng ứng phó với đại dịch Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tại các tỉnh biên giới, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn được tiến hành theo đúng tiến độ; đồng thời chủ động các phương án ứng phó với đại dịch. Học sinh Trường THPT Nậm Pồ thực hiện nghiêm quy định đeo khẩu trang. Ảnh: Minh Thịnh Theo sát...