Tiếng Việt không dấu được cấp bản quyền, còn nhiều tranh cãi về có sử dụng hay không
Công trình chữ Quốc ngữ cải tiến của 2 đồng tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình chính thức được cấp bản quyền. Tuy nhiên công trình này có được đưa vào sử dụng hay không còn nhiều tranh cãi.
Hai đồng tác giả Kiều Trường Lâm (ở Hà Nội) và Trần Tư Bình (hiện đang sinh sống và làm việc ở Úc) vừa nhận được giấy chứng nhận bản quyền số 1850/2020/QTG từ Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) cho công trình nghiên cứu chữ viết của mình.
Tác giả Kiều Trường Lâm (34 tuổi, Hà Nội) có đam mê nghiên cứu ngôn ngữ từ khi còn học Tiểu học. Tác giả này bắt đầu nghiên cứu về các chữ cái thay cho dấu từ năm lớp 2 – lớp 10. Năm 2012, ông phát hiện đề tài “Chữ Việt nhanh” – một kiểu chữ Việt ngắn gọn của tác giả Trần Tư Bình.
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm Chữ Việt Nam song song 4.0
Tác giả Kiều Trường Lâm sau đó thử kết hợp nghiên cứu của mình và tác giả Trần Tư Bình thì cho ra kiểu chữ viết mới. Kiểu chữ này được đặt tên “Chữ Việt Nam song song 4.0″. Sau nhiều năm nghiên cứu, “Chữ Việt Nam song song 4.0″ (CVNSS 4.0) của Kiều Trường Lâm chính thức được sáng tạo thành công vào tháng 10-2019 khi phối hợp với “Chữ Việt nhanh” của tác giả Trần Tư Bình.
Ngày 25-3, tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình chính thức nhận được giấy chứng nhận bản quyền số 1850/2020/QTG từ Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ VH-TT-DL cho công trình nghiên cứu chữ viết của mình.
Ông Kiều Trường Lâm và bài thơ “Mưa Xuân” được viết lại bằng CVNSS 4.0
Hiện tại chữ viết cải tiến của tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình tạm thời được gọi là “Chữ VN song song 4.0″. Ông Kiều Trường Lâm cho biết chữ “Việt Nam” được viết tắt thành “VN” vì còn cần xin ý kiến Quốc hội về tên. Ông Lâm bày tỏ hy vọng, công trình sẽ có ứng dụng trong tương lai và một ngày nào đó sẽ được gọi đúng với cái tên “Chữ Việt Nam Song Song 4.0″.
Chia sẻ về công trình của mình, tác giả Kiều Trường Lâm cho rằng một sản phẩm mới ra đời thì bao giờ cũng có những ý kiến phản biện trái chiều. Tất cả những ý kiến phản biện ấy đều đáng được trân trọng và ghi nhận.
Tác giả cũng cho rằng cần rất nhiều thời gian để mình chứng minh cho độc giả thấy rằng sản phẩm rất hấp dẫn nếu họ sẵn sàng học nó và thử áp dụng. Ông Lâm cũng tin rằng những ai từng phản biện gay gắt với công trình của mình sẽ nhận ra nó có ứng dụng thực tiễn nếu thử áp dụng. Theo ông Lâm, hiện có một vài độc giả đã liên hệ với ông và đang thử học, sau khi hiểu được giá trị của bộ chữ này thì bắt đầu cảm thấy hay.
Bài Lời nguyện cầu ngày Noel được chuyển sang chữ Việt Nam song song 4.0
Bên cạnh đó, chữ Việt Nam song song 4.0 là chữ không dấu có thể sử dụng ở bất kỳ điện thoại hay máy tính nào mà không cần bộ gõ tiếng Việt nên sử dụng trên Internet sẽ rất hiệu quả, được giới trẻ tin dùng trong tương lai.
Trong khi đó, theo đánh giá của một số chuyên gia ngôn ngữ, Cục Bản quyền cấp bản quyền cho công trình này là bình thường trong xã hội tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Điều này để khẳng định sáng tạo ấy là của tác giả sáng tạo ra nó. Còn chuyện sáng tạo mới ấy có đưa ra thực tế cuộc sống được không thì lại là chuyện khác.
Yến Anh
Tiếng Việt không dấu chính thức được cấp bản quyền, tác giả hy vọng chữ mới có thể được đưa vào giảng dạy cho học sinh
Công trình chữ Quốc ngữ cải tiến của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình đã chính thức được cấp bản quyền.
Kiều Trường Lâm (34 tuổi, Hà Nội) có đam mê nghiên cứu ngôn ngữ từ khi còn học Tiểu học. Anh bắt đầu nghiên cứu về các chữ cái thay cho dấu từ năm lớp 2 - lớp 10. Năm 2012, anh phát hiện đề tài "Chữ Việt nhanh" - một kiểu chữ Việt ngắn gọn của tác giả Trần Tư Bình (hiện đang sinh sống và làm việc ở Úc).
Video đang HOT
Kiều Trường Lâm sau đó thử kết hợp nghiên cứu của mình và tác giả Trần Tư Bình thì cho ra kiểu chữ viết mới theo anh là đẹp và ưu việt hơn. Kiểu chữ này được đặt tên "Chữ Việt Nam song song 4.0". Trải qua 27 năm nghiên cứu, "Chữ Việt Nam song song 4.0" (CVNSS 4.0) của Kiều Trường Lâm chính thức được sáng tạo thành công vào tháng 10/2019 khi phối hợp với "Chữ Việt nhanh" của tác giả Trần Tư Bình.
Anh Kiều Trường Lâm và đồng tác giả - thầy Trần Tư Bình.
Ngày 25/3, anh Kiều Trường Lâm và đồng tác giả - thầy Trần Tư Bình chính thức nhận được giấy chứng nhận bản quyền số 1850/2020/QTG từ Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho công trình nghiên cứu chữ viết của mình.
Hiện tại chữ viết cải tiến của anh tạm thời được gọi là "Chữ VN song song 4.0". Anh Kiều Trường Lâm cho biết, chữ "Việt Nam" được viết tắt thành "VN" vì còn cần xin ý kiến Quốc hội về tên. Anh Lâm bày tỏ hy vọng, công trình sẽ có ứng dụng trong tương lai và một ngày nào đó sẽ được gọi đúng với cái tên "Chữ Việt Nam Song Song 4.0".
Giấy chứng nhận bản quyền "Chữ VN song song 4.0".
Nhân dịp vui này, anh Kiều Trường Lâm đã quyết định công bố toàn bộ công trình nghiên cứu chữ cải tiến của mình và đồng tác giả Trần Tư Bình đến quý vị độc giả.
Công trình "Chữ VN song song 4.0"
CVNSS 4.0 là sự kết hợp giữa Chữ Việt Nhanh của Tác giả Trần Tư Bình và Ký Hiệu Dấu của Tác giả Kiều Trường Lâm, cũng như vận dụng các vần và chữ trong Chữ Quốc Ngữ để hình thành CVNSS 4.0. Chữ viết mới này cho phép chúng ta đọc được chữ Việt không dấu lưu loát một cách trọn vẹn.
1. Chữ Việt Nhanh: Kiểu chữ Việt cực ngắn - Tác giả Trần Tư Bình
Chữ Việt Nhanh là cơ sở nền tảng để hình thành CVNSS 4.0. Vì vậy, phải nắm vững được Chữ Việt Nhanh thì mới hiểu được CVNSS 4.0. Chữ Việt Nhanh sử dụng 26 chữ cái trong bảng chữ cái la tinh. Nó vẫn dùng các dấu thanh: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và các dấu phụ như trong Chữ Quốc Ngữ, nhưng một số một số phụ âm và nguyên âm cùng một số vần ghép được qui ước lại để tạo ra Chữ Việt Nhanh.
Nói cụ thể, Chữ Việt Nhanh là kiểu chữ Việt cực ngắn được rút gọn từ Chữ Quốc Ngữ, theo 34 qui ước chia ra trong 5 nhóm sau đây.
2. Ký Hiệu Dấu - Tác giả Kiều Trường Lâm
Có 18 Ký Hiệu Dấu dùng để thay thế các dấu thanh và dấu phụ cho Chữ Quốc Ngữ và Chữ Việt Nhanh ở trên. Chúng được phân ra 4 nhóm như sau:
- J, L, Z, S, R.
- X, K, V, W, H.
- B, D, Q, G, F.
- O, Y, P.
Các KHD được giải thích như sau:
3. Công Thức Để Nhớ Qui Ước CVNSS 4.0
Kế hoạch đưa CVNSS 4.0 phổ biến với người dân
Theo tác giả Kiều Trường Lâm, Chữ VN Song Song 4.0 có những ưu điểm lớn như sau:
- Có thể chát không dấu tùy theo sở thích.
- Một công cụ song song không ảnh hưởng đến chữ Quốc ngữ.
- Không đụng chạm tới bất kỳ bộ gõ nào hay không đụng chạm đến người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ.
- Vì độ linh hoạt của chữ không dấu, thông tin chuyển tải cho phép đọc được không dấu nên có thể trao đổi thông tin với nhau.
- Có thể cài đặt vào bộ gõ để bung ra chữ quốc ngữ.
- Khắc phục được nhược điểm gây hiểu lầm trong chữ quốc ngữ khi viết không dấu.
- Một công cụ gõ rất nhanh có thể tiết kiệm 25- 30% thời gian gõ chữ so với kiểu gõ telex hay bất kì kiểu gõ nào khác.
- Chữ Việt không dấu có công thức ghép hoàn hảo như công thức toán học. Não bộ chuyển một lần duy nhất suôn sẻ từ đầu đến cuối. Chính vì vậy sẽ thu hút người sử dụng.
- Chữ viết có độ thẩm mỹ cao như trong Tiếng Anh nên CVNSS 4.0 sẽ có ứng dụng trong quảng cáo.
Anh Kiều Trường Lâm chia sẻ, sắp tới nếu có cơ hội anh sẽ ra mắt CVNSS 4.0 tại Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam. Bản thân anh và tác giả Trần Tư Bình cũng rất muốn bộ chữ mới được người dân biết đến, nhìn nhận và ứng dụng vào các lĩnh vực thực tiễn trong cuộc sống.
Trước mắt anh Kiều Trường Lâm sẽ giới thiệu CVNSS 4.0 đến đối tượng là các sinh viên đại học. "Mình sẽ mở một buổi hội thảo để giới thiệu chữ và lấy ý kiến từ các bạn sinh viên, để các bạn dùng thử và đưa ra nhận xét. Ngoài ra mình cũng tính thử nghiệm với các học sinh từ lớp 2 trở lên. Chữ mới không cần cài đặt phần mềm gõ dấu nên dễ dàng ứng dụng được luôn khi sử dụng Internet", anh Lâm chia sẻ.
Thời gian qua, Kiều Trường Lâm cũng đã thử nghiệm, mời một số độc giả trên mạng sử dụng thử CVNSS 4.0. Anh hào hứng cho biết, kết quả thu được rất khả quan khi các độc giả đều tỏ ra yêu thích chữ viết mới.
"Mình đã thử nghiệm từ nhiều độc giả và nhận thấy như sau: Sau khi học thuộc công thức, họ có thể dùng CVNSS 4.0 rất thành thạo. Không chỉ vậy, họ có xu hướng thích sử dụng chữ không dấu hơn vì viết nhanh hơn. Bước đầu, mình dự định sẽ mời 40-50 bạn trải nghiệm chữ viết mới", Kiều Trường Lâm chia sẻ.
Anh cho biết, một độc giả lớn tuổi sau khi đọc được thông tin về CVNSS 4.0 trên báo đã say mê học cả ngày lẫn đêm trong 3 ngày. Hiện tại độc giả này có thể dùng thành thạo chữ mới và tự tin nói chuyện với anh bằng CVNSS 4.0. Nói về tính thẩm mỹ của CVNSS 4.0, độc giả này cho biết: "Chữ nhìn đều đặn. Số chữ cái trong một từ không quá nhiều, quá dài. Thậm chí chú nhìn thấy nó còn đẹp hơn cả chữ tiếng Anh".
Bài "Lời cầu nguyện ngày Noel" được độc giả Bát Hoàng viết bằng CVNSS 4.0
Kiều Trường Lâm tự hào chia sẻ, những ngày qua anh nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ độc giả. Độc giả tên Tạ Thu Hà ở Hà Nội cho rằng, hiện nay, người dùng máy tính và điện thoại di động tại Việt Nam đang quen dùng bộ gõ tiếng Việt là Telex. Tuy nhiên, quy tắc gõ của Telex khá dài và nếu gõ sai thì người dùng sẽ phải xóa hết đi và gõ lại từ đầu.
Đây là hạn chế rất lớn đối với những người trẻ tuổi, những người luôn muốn mọi thao tác của mình trên máy tính và điện thoại được thực hiện nhanh nhất. Vì vậy, khi Chữ VN Song Song 4.0 được áp dụng thành công, chắc chắn sẽ khiến những người dùng trẻ tuổi tiếp nhận và sử dụng, vì Chữ VNSS dường như đã khắc phục được mặt hạn chế của Telex.
Độc giả này cũng tin tưởng CVNSS 4.0 có khả năng cao được giới trẻ đón nhận, nhờ sự hợp lý và ngắn gọn của nó. "Việc học CVNSS 4.0 chắc chắn sẽ không phải là điều khó khăn đối với giới trẻ. Bên cạnh đó, sự mới lạ cũng là một yếu tố lôi cuốn người dùng trẻ tuổi. Biết đâu chính giới trẻ sẽ là những nhân tố tích cực nhất trong việc ứng dụng CVNSS 4.0 vào các lĩnh vực của cuộc sống", độc giả Tạ Thu Hà nhận định.
Hiện tại Kiều Trường Lâm đang lấy thêm ý kiến từ các độc giả khác để phát huy và cải thiện thêm CVNSS 4.0. Anh hy vọng trong tương lai không xa, bộ chữ viết này có thể được đưa vào giảng dạy cho học sinh.
Thanh Hương
Thêm một công trình cải tiến chữ quốc ngữ: Chữ Việt Nam song song 4.0 Bắt đầu nghiên cứu về các chữ cái thay cho dấu của chữ quốc ngữ từ nhỏ, Kiều Trường Lâm (Hà Nội), 34 tuổi, đến nay đã hoàn thành công trình chữ viết hoàn toàn khác biệt so với chữ hiện tại để cải tiến chữ quốc ngữ. Kiều Trường Lâm Ảnh NVCC Công trình này có tên Chữ Việt Nam song song...