Tiếng Việt được giảng dạy tại một số trường đại học Italia
Sau 10 năm thành lập và phát triển, đến nay khoa tiếng Italia trường ĐH Hà Nội đã có thành công đáng kể. Hiện khoa đã hợp tác với 20 trường ĐH của Italia. Đặc biệt, với sự hợp tác này, nhiều trường ĐH Italia đã đưa tiếng Việt vào giảng dạy.
Qua 40 năm quan hệ hợp tác với cộng hòa Italia, Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể song trong lĩnh vực giáo dục. Với khoa tiếng Italia, cơ sở đào tạo cử nhân tiếng Italia đầu tiên và duy nhất của Việt Nam, Trường ĐH Hà Nội đã có hợp tác với 20 trường đại học của Italia với nhiều chương trình có nội dung phong phú, đa dạng, phù hợp với chức năng cũng như thế mạnh của từng trường.
Đại sứ Italia tại Việt Nam Lorenzo Angeloni phát biểu tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập khoa tiếng Italia Trường ĐH Hà Nội.
Giảng dạy tiếng Việt trên đất Italia
Nếu tiếng Italia có một chỗ đứng ngày càng vững chắc trên đất nước Việt Nam thì tiếng Việt mới đang chập chững những bước đầu tiên. Song song với việc mở ngành đào tạo cử nhân tiếng Italia, trường ĐH Hà Nội ngay từ những ngày đầu đã đặt kế hoạch đưa tiếng Việt sang giảng dạy tại một số trường đại học của Italia mà trường có quan hệ hợp tác. Để có được những giờ tiếng Việt đầu tiên của giảng viên ĐH Hà Nội trên đất Italia, phải kể đến công lao to lớn của giáo sư Pietro Masina và giáo sư Anna De Meo thuộc Trường ĐH Đông phương Napoli. Nghĩ là làm, hai người đã bỏ bao công sức tổ chức khóa học tiếng Việt đầu tiên vào năm 2011 tại trường này với số người mong muốn được học lên tới hàng trăm.
Một số sinh viên Italia sau khi học khóa tiếng Việt tại Napoli lại được trường ĐH Đông phương Napoli cấp học bổng cho sang học thêm tiếng Việt tại ĐH Hà Nội. Những giờ học tiếng Việt ở Italia và những tháng ngày sống và học tập tại ĐH Hà Nội đem lại kinh nghiệm quí báu cho nhiều SV Italia. ĐH Hà Nội chào đón không chỉ sinh viên mà cả thực tập sinh sang dạy tiếng Italia tại khoa. Họ được học tiếng Việt được ở ký túc xá miễn phí, được trường tổ chức cho đi tham quan tìm hiểu phong tục tập quán của người Việt Nam. Tiếng Việt sẽ không chỉ được dạy như khóa học tăng cường hay như môn tự chọn. Bên cạnh đó, Giáo sư Masina đang cố gắng tối đa để tiến tới đào tạo cử nhân tiếng Việt tại trường ĐH Đông phương Napoli.
Video đang HOT
Với sự giúp đỡ của Phòng Thương mại Công nghiệp vùng Campania, các khóa học tiếng Việt thay cho môn tự chọn vẫn đang được duy trì hàng năm tại trường này và số sinh viên Italia sang học tiếng Việt tại trường ĐH Hà Nội mỗi năm một nhiều hơn. Họ không chỉ đến từ ĐH Đông phương Napoli mà còn từ các trường đại học miền trung và miền bắc như ĐH TH Ferrara, ĐH dành cho người nước ngoài Siena, ĐH TH Torino… Một khóa tiếng Việt kéo dài 6 tháng tại ĐH TH Torino cũng được tổ chức vào năm 2011 do giảng viên của khoa tiếng Italia ĐH Hà Nội tiến hành. Trường đã ký hợp tác để gửi giảng viên tiếng Việt sang ĐH TH Venezia và ĐH TH Roma La Sapienza trong năm tới.
ĐH Hà Nội sẽ là cầu nối văn hóa cho hai dân tộc Việt Nam và Italia, là nơi đào tạo nhân lực người Italia làm việc tại các doanh nghiệp Italia ở Việt Nam. Năm 2013 sẽ là năm tiếng Việt được phổ biến rộng rãi ở Italia như tiếng Italia đang phát triển tại Việt Nam.
Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập khoa tiếng Italia Trường ĐH Hà Nội.
Hợp tác với 20 trường ĐH Italia
Trường ĐH Hà Nội đã thành công trong các chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên, các chương trình bằng kép… Không chỉ dừng ở đó, một chương trình đào tạo liên kết đã ra đời và được Bộ GD-ĐT Việt Nam ủng hộ và cho phép thực hiện. Đó là chương trình liên kết đào tạo cử nhân Kinh tế doanh nghiệp và ngành Khoa học thống kê và bảo hiểm giữa Trường ĐH Hà Nội với Trường ĐH Sannio thuộc Cộng hòa Italia, chương trình liên kết đào tạo cử nhân đầu tiên của Việt Nam với Italia.
Với trường ĐH Tổng hợp Trieste, ĐH Hà Nội đã cử giáo viên sang nâng cao trình độ về dịch, bởi trường này có một trường đào tạo biên phiên dịch có tiếng ở châu Âu. Hay với ĐH Tổng hợp Urbino là nơi có khoa Công nghệ thông tin ứng dụng với chương trình học phù hợp với yêu cầu thực tế của Việt Nam, trường ĐH Hà Nội có chương trình trao đổi sinh viên với mục đích tạo điều kiện cho sinh viên ĐH Hà Nội có được kiến thức công nghệ thông tin ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, giáo dục và xã hội. Qua các chương trình trao đổi, sinh viên không chỉ được tiếp cận chương trình giáo dục có tính thực tiễn cao mà còn được rèn luyện kỹ năng sống tự lập, kỹ năng làm việc độc lập. Hiện nay Khoa Kinh tế của ĐH Tổng hợp Trieste đang cùng với khoa Quản trị Kinh doanh và Du lịch của ĐH Hà Nội đang soạn chương trình văn bằng kép cho sinh viên các khoa này….
Ngoài các chương trình liên kết đào tạo với nhiều nước trên thế giới, ĐH Hà Nội mạnh dạn mở chương trình liên kết đào tạo với trường ĐH Tổng hợp Sannio tại thành phố Benevento thuộc vùng Campania, Italia.
Với chương tình liên kết này, ĐH Hà Nội dạy bằng tiếng Anh với 2/3 số giờ và số môn của chương trình chuẩn của Trường ĐH Sannio do Bộ Giáo dục, Đào tạo và Nghiên cứu Italia qui định. Sau khi sinh viên Việt Nam đã có đủ số đơn vị học trình là 120 tín chỉ, họ sẽ được sang học năm cuối cùng tại ĐH TH Sannio để hoàn thiện 60 tín chỉ còn lại và bảo vệ luận văn để được trường đại học này cấp bằng cử nhân.
Sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và kỹ năng học trong thời gian học tại ĐH Hà Nội giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm những kỹ năng đã có cũng như học hỏi để hoàn thiện chúng tại Italia trong quá trình học năm cuối ở ĐH Sannio thông qua các khóa học trên lớp và kỳ thực tập tại các doanh nghiệp Italia. Sinh viên có quyền được ở tại Italia làm việc như các cử nhân người Italia. Nếu như học tại Việt nam, sinh viên chỉ dùng tiếng Anh thì với chương trình liên kết này, sinh viên có cơ hội biết thêm ít nhất một ngôn ngữ nữa là tiếng Italia.
Chương trình liên kết đào tạo này sẽ không dừng ở bậc cử nhân mà cả ở bậc sau đại học với mô hình 1 năm tại ĐH Hà Nội và 1 năm ở ĐH TH Sannio.
Chương trình liên kết đào tạo không chỉ có ý nghĩa đối với việc đào tạo đội ngũ cử nhân kinh tế doanh nghiệp hay thống kê bảo hiểm, tiết kiệm chi phí đào tạo, rèn kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế mà còn góp phần thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa hai nước Việt nam-Italia, tăng cường sự hiểu biết về văn hóa, tình đoàn kết quốc tế giữa hai dân tộc, mở ra nhiều hướng hợp tác mới trong tương lai. Quyết định của Bộ GD-ĐT Việt Nam cho phép chương trình này được thực hiện được công bố vào dịp hai nước kỷ niệm long trọng 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Với ĐH TH Sannio, đây là món quà mà trường tặng cho Việt Nam với mục đích giúp các bạn trẻ Việt nam có thêm nhiều cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài như lời của hiệu trưởng ĐH Sannio giáo sư Filippo Bencardino phát biểu nhân dịp sang thăm ĐH Hà Nội vào ngày 8/1/2013.
Theo dân trí
Đào tạo 8.000 thạc sĩ, tiến sĩ cho miền Trung-Tây Nguyên
Ngày 19.12, UBND TP.Đà Nẵng đã công bố đề án Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố đến năm 2020.
Theo đó, đến 2015, đảm bảo đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH thành phố, trong đó có 55% lao động qua đào tạo (19% có trình độ đại học, 2% có trình độ thạc sỹ trở lên...). Đào tạo mới 5.000 thạc sĩ và tiến sĩ, trong đó 100 thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài làm việc trong khu vực công của thành phố. Đào tạo bồi dưỡng 4-5 chuyên gia đầu ngành có trình độ cao, có khả năng tư vấn hoạch định, triển khai các đề án phát triển ngành trọng yếu của TP. Về mục tiêu, phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của cả khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Ảnh minh họa
Riêng TP.Đà Nẵng có 70% lao động qua đào tạo. Đào tạo mới 8.000 thạc sĩ và tiến sĩ, trong đó có 1.000 người làm công tác giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, 2.000 người làm việc cho các cơ quan đơn vị, DN trên địa bàn và 5.000 người cho khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Với đào tạo nghề, đến 2020 sẽ phát triển khoảng 75 cơ sở dạy nghề, trong đó có 7 trường CĐ nghề với ít nhất 1 trường đạt chuẩn quốc tế và 1 trường đạt chuẩn khu vực. Các ngành nghề đào tạo sẽ tập trung phát triển dịch vụ nhất là dịch vụ du lịch và phát triển công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường....
Theo thanh niên
Vì sao các trường TCCN lại tuyển sinh èo uột? Sô học sinh tôt nghiêp THPT một vài năm gần đây giữ ôn định và có xu hướng giảm trong khi tổng chỉ tiêu tuyên sinh vào ĐH, CĐ vẫn tăng, cộng với thời gian tuyển sinh vào ĐH, CĐ quá dài nên nguồn tuyển sinh vào học TCCN gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong số những nguyên nhân được Bộ...