Tiếng Việt 2 Cánh Diều: Giúp học sinh phát triển ngôn ngữ và năng lực chung
Năm học 2021-2022, thầy trò nhiều trường Tiểu học cả nước dạy học bộ sách Cánh Diều, trong đó có Tiếng Việt 2 (TV2).
SGK Tiếng Việt 2 Cánh Diều
Với kinh nghiệm đã giảng dạy ở nhiều trường sư phạm, hay ở cương vị quản lý, chỉ đạo dạy học môn Ngữ văn các cấp, tôi thấy văn bản văn học trong SGK này có nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt giúp học sinh phát triển ngôn ngữ và năng lực chung.
Góp phần phát triển ngôn ngữ và văn học cho học sinh
Các văn bản văn học (gọi chung các bài tập đọc, chính tả, tập viết, kể chuyện) trong TV2 Cánh Diều nằm trong mô hình thiết kế tích hợp, lấy hệ thống chủ đề – chủ điểm làm chỗ dựa để phát triển ngôn ngữ và văn học, các năng lực chung và các phẩm chất chủ yếu cho học sinh.
Cách cấu trúc của sách như vậy là hợp lý. Việc lựa chọn văn bản văn học đưa vào sách theo thời gian, tiến độ thực hiện chương trình vì vậy cũng phải rất khoa học, phải nhịp nhàng gắn kết với việc dạy và học tiếng Việt nói chung. Các nhà làm sách đã làm tốt điều này.
Các chủ đề của văn bản văn học TV2 bắt đầu từ nhân vật học sinh (TÔI) và phát triển theo mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm ấy với môi trường xung quanh. Điều này vừa phù hợp với quan điểm giáo dục lấy học sinh làm nhân vật trung tâm, vừa phù hợp với sự phát triển tâm, sinh lý, khả năng nhận thức và tiếp thu của học sinh. Biên độ không gian, thời gian, cảnh, người…được mở dần theo chương trình học cũng là theo sự phát triển cơ thể và trí tuệ học sinh.
Các văn bản văn học được chọn lựa theo trình tự: Tôi – gia đình tôi – trường tôi – đất nước tôi – trái đất của tôi . Ngay từng chủ đề cũng chia ra các chủ điểm. Ví như “TÔI” (Em là búp măng non) cũng chia thành các chủ điểm thiếu nhi và bạn bè, đất nước tôi (quê hương, đất nước)… Không bị “đốt cháy giai đoạn”, tầm hiểu biết của học sinh rộng dần mà không choáng ngợp, bỡ ngỡ.
Nội dung kiến thức cần truyền tải đến học sinh tăng dần cùng với độ dài (số lượng tiếng, từ ngữ) của văn bản.
Văn bản văn học phong phú, phù hợp, dễ tiếp nhận
Trong một chủ đề, một bài học giáo dục thường được nhắc lại ở nhiều văn bản văn học với các cách thức thể hiện khác nhau (có khi là thơ, có khi là văn xuôi, của tác giả trong nước và cả ngoài nước…). Tất cả đều không áp đặt, gò ép; học sinh tự cảm nhận, tự thấm bài học về đạo đức, nhân cách, về tình cảm và thái độ sống qua rung động với ý thơ, tình thơ hay nội dung câu chuyện, đoạn văn tả.
Lấy ví dụ bài 1 và bài 2 ở TV2 tập 1. Bài 1,”Cuộc sống quanh em” tập trung giáo dục tình yêu, trách nhiệm lao động bằng 1 bài văn, 1 bài thơ ( Làm việc thật là vui , Mỗi người một việc ). Bài 2, “Thời gian của em” cũng vẫn là giáo dục tình yêu lao động nhưng ở mức cao hơn: Hãy đừng lãng phí thời gian; phải dùng thời gian để làm việc. Bài học 2 có 2 bài thơ ( Ngày hôm qua đâu rồi, Đồng hồ báo thức ), 1 bài văn ( Một ngày hoài phí ).
Tương tự như thế, hai bài học 16 và 17 đều xoay quanh chủ đề tư tưởng dạy trẻ có tình cảm anh em trong gia đình, nhưng bài học sau có “cấp độ” cao hơn bài học trước: Từ sống hòa thuận đến giúp đỡ, cưu mang nhau.
Video đang HOT
Cách sắp xếp văn bản theo một chùm bài như thế làm cho nhận thức và tình cảm của học sinh được khắc sâu và bền vững. Nhất là cuối mỗi chủ điểm học tập, TV2 đều tổ chức một hoạt động gọi là GÓC SÁNG TẠO. Đó là hoạt động khơi dậy vốn sống đang tích cóp, khả năng sáng tạo và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
Giàu chất văn và giá trị nghệ thuật
Các văn bản văn học thể hiện trong TV2 rất giàu chất văn chương và có giá trị nghệ thuật. Sợ nhất đối với người dạy Văn ở tất cả các bậc học là dạy Văn trong SGK mà chẳng thấy văn đâu, chỉ là dạy tiếng, dạy từ, dạy đạo lý khô cứng qua các văn bản văn học. Đặc biệt, với SGK cấp tiểu học nếu như thế sẽ vô tình gieo cho lũ trẻ sự “sợ văn”. Rất vui là TV 1, 2 Cánh Diều đã tránh được điều này. Có thể nói, các bài thơ, câu chuyện, các đoạn văn miêu tả…đều được chọn lựa kỹ càng, giữ được sự hài hòa giữa giáo dục tư tưởng, kỹ năng sống với tâm hồn và tình yêu, cảm thụ văn học.
Các tác giả là những nhà thơ, nhà văn và các cây bút viết cho thiếu nhi bằng cả tình cảm, nhiệt huyết và tâm hồn trẻ thơ. Có thể kể một số tác giả tiêu biểu,về văn có: Tô Hoài, Nguyễn Quang Sáng, Hồ Phương, Phong Thu, Ngô Quân Miện, Nguyễn Phan Hách, Nguyễn Thái Vận, Từ Nguyên Tĩnh…vv. Về thơ có: Hồ Chí Minh, Huy Cận, Trần Lê Văn, Hữu Thỉnh, Xuân Quỳnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Trọng Hoàn, Nguyễn Lãm Thắng. Ấy là chưa kể sự có mặt của các nhà văn nổi tiếng thế giới qua các bản dịch vừa sát, vừa “Việt hóa của Vũ Ngọc Bình, Vũ Nho, Lương Hùng…vv.
Chẳng hạn đoản văn “Làm việc thật là vui” của Tô Hoài là những câu văn ngắn; chỉ trừ đoạn cuối, các đoạn trên, mỗi đoạn chỉ một, hai câu. Mỗi đoạn lại là một phân cảnh mở dần: Từ trong nhà (cái đồng hồ), đến chuồng gà (tiếng gà), ra ngoài vườn (tu hú, chim sâu, cành đào)… rất sinh động. Cảnh vật và vật đều hoạt động, đều làm việc. Đoạn văn ngắn mà rộn ràng âm thanh, rực rỡ sắc màu. Cái hay của câu cuối không ở tả mà ở kể: Bé vui vì mình không lạc lõng.
Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống
Đây cũng là mục tiêu, phương châm, ý chí của các nhà soạn sách Cánh Diều. Ý chí thôi chưa đủ, người làm sách phải thực sự là các nhà khoa học, các nhà giáo dục “luôn lắng nghe và thấu hiểu”. TV 2 là kết quả của quá trình lao động nghiêm túc, trí tuệ, trách nhiệm của nhóm tác giả Cánh Diều.
Đọc bài thơ văn xuôi “Rơm tháng mười” của Nguyễn Phan Hách (TV2 tập 2, trang 102), nhiều từ láy được sử dụng ( óng ánh, ngầy ngậy… ). Nhiều so sánh được lựa chọn ( nắng hanh trong như hổ phách ; rơm trải như tấm thảm khổng lồ …). Hình ảnh gợi cảm, gợi tả xuất hiện, có màu sắc, hương thơm, ánh sáng, có hoạt động của cảnh, nhất là của người – những đứa trẻ thôn quê. Tả rơm mà thấy cả không gian, không khí làng quê. Không thể không tự hào về “quê” với trẻ nông thôn, không thể không ao ước về nông thôn với trẻ thị thành, khi đọc bài văn này!
Trong TV2, cả hai tập, số lượng thơ khá nhiều. Ngoài các bài đọc là thơ, những bài thơ, khổ thơ hay còn được giới thiệu qua các bài chính tả. Điều này rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Tứ thơ, lời thơ dễ hiểu. Phần lớn các bài thơ chú trọng phép nhân hóa, so sánh, cũng giúp trí tưởng tượng của học sinh được bay bổng.
“Cái trống trường em” của Thanh Hào (TV2 tập 1, trang 40) là bài thơ hay, thể hiện đúng tâm trang của học sinh ngày tựu trường (nhớ trường, nhớ thầy, nhớ bạn, nhớ việc học hành). Hay ở cách nói: Trẻ nghĩ về trống đấy, trống cũng là bạn, cũng nghĩ suy và tâm trạng như trẻ. Lối nhân hóa được dùng thật đắt. Thể thơ 4 chữ rất phù hợp.
“Nghe thầy đọc thơ” của Trần Đăng Khoa (TV2 tập 1, trang 67) lại là bài thơ nói đúng và hay về tâm trạng, về khiếu thẩm thơ của trẻ nhỏ. Bài thơ đưa trẻ đến với bao tốt đẹp quanh mình, từ thiên nhiên đến con người. Bài thơ nhiều sáng tạo ở vận dụng lối đảo từ ( đỏ nắng, xanh cây ), nhiều từ tượng thanh, tượng hình ( mái chèo nghiêng mặt sông, rào rào. ..), cách tưởng tượng rất tinh tế (gió thổi mà bảo trăng thở; tiếng thầy như tiếng của bà năm xưa…).
Chất thơ ở bài thơ lục bát đậm chất ca dao “Em yêu nhà em” của Đoàn Thị Lam Luyến (TV2 tập 2, trang 105) là cách tả con vật, cảnh vật vừa như bằng các giác quan vừa bằng tưởng tượng, liên tưởng. Tiếng chim sẻ líu lo, tiếng gà cục tác,dáng cây chuối mật như người bà “lưng ong”, bắp ngô như ông có bộ “râu hồng” thì nghe thấy, nhìn ra mà tưởng tượng. Từ con cá cờ mà nhớ chị Tấm; nghe tiếng ếch, tiếng dế mà tưởng như đời sống của trẻ thơ: học bài, ngâm thơ. Thật thú vị! Câu kết bài thơ lại dung dị, dung dị một điều có chiêm nghiệm: Dù đi xa thật là xa/Chẳng đâu vui được như nhà của em!
Hữu Thỉnh ở “Để lại cho em” (TV2 tập 1, tr 128) bằng lời kể thủ thỉ, bài thơ tưởng chẳng có gì để nói. Bởi câu chuyện và từ ngữ rất gần gũi thân thuộc. Nhưng người lớn đọc, rồi trẻ thuộc lại thấy rưng rưng. Cái ngoan của chị ở khắp bài thơ: chị biết giữ gìn cẩn thận áo quần, dép mũ; chị biết vượt qua ốm đau, trẻ nào chả mắc; chị biết giữ vệ sinh, tay chân lúc nào cũng sạch sẽ; chị yêu mẹ, cha: “quàng qua cổ mẹ, thơm thơm thơm thơm”. Bằng tuổi em, chị đã rất ngoan, chị là tấm gương ngay bên em để em học. Chất thơ của bài thơ không ở nhịp, ở vần, ở từ ngữ lạ lùng mà ở việc làm, ở chị và cả ở em!
Từ các văn bản văn học, TV2 từng bước làm giàu vốn từ, yêu quý, trân trọng tiếng Việt. Từ những bài thơ dễ thuộc, câu chuyện dễ nhớ, TV2 đem đến cho học sinh hứng thú đọc văn, tìm hiểu văn và yêu văn.
Tiếng Việt 1 Cánh diều đã được đông đảo các trường tiểu học cả nước chọn dạy trong năm học trước. Năm học này, TV1 có chỉnh lý cùng với TV 2 của Cánh Diều đang được chào đón, tiếp nhận, sử dụng với số lượng lớn. Đó là một sự lựa chọn đúng.
Bồi dưỡng 2 môn tích hợp mới, Bộ để các trường tự bơi, giáo viên bỏ tiền ra học?
Hy vọng, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sớm có những chỉ đạo cụ thể sự việc này để đội ngũ nhà giáo dạy 2 môn tích hợp ở cấp Trung học cơ sở yên tâm công tác.
Ngày 12/7/2021, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải bài viết "Trường sư phạm mở lớp chứng chỉ 2 môn tích hợp, phí 3-5,4 triệu đồng" của tác giả Thanh An và bài viết này đã nhận được sự quan tâm của nhiều thầy cô giáo sẽ dạy 2 môn học này trong những năm tới đây.
Chính vì thế, bài viết đã được nhiều trang mạng xã hội của giáo viên chia sẻ lại và có một số ý kiến lo lắng về việc bồi dưỡng 2 môn học tích hợp mà 2 trường sư phạm đã thông báo chiêu sinh để bồi dưỡng. Sự lo lắng là điều khó tránh khỏi bởi tới đây liệu các trường sư phạm khác có làm điều tương tự hay không?
Và, nếu Bộ không có hướng dẫn cụ thể về lộ trình bồi dưỡng 2 môn tích hợp ở cấp trung học cơ sở thì giáo viên đi học sẽ phải bỏ tiền cá nhân ra để đóng học phí và việc bố trí thời gian đi học sẽ thực hiện như thế nào?
Nhưng, nếu không đi học bồi dưỡng thì liệu chủ trương của Bộ là tiến tới giáo viên sẽ dạy cả môn học tích hợp thì đội ngũ nhà giáo có thực hiện được hay không?
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: pgdhongngu.edu.vn.
Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH chưa cụ thể hóa việc bồi dưỡng giáo viên dạy 2 môn tích hợp như thế nào
Để chuẩn bị cho việc giảng dạy 2 môn tích hợp ở lớp 6 từ năm học 2021-2022 tới đây thì ngày 23/6 vừa qua, Bộ Giáo dục đã ban hành Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH và có hướng dẫn các nhà trường về việc bố trí giáo viên giảng dạy và chủ động lên kế hoạch bồi dưỡng giáo viên để tiến tới làm chủ cả môn học tích hợp.
Cụ thể, Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn: " Nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học toàn bộ chương trình môn học "...
Tuy nhiên, cho dù nhà trường " chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học toàn bộ chương trình môn học " nhưng ai bồi dưỡng cho giáo viên và kinh phí bồi dưỡng này ai chịu thì Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH không đề cập và Bộ cũng chưa có hướng dẫn cụ thể việc này ở các văn bản khác.
Trong khi đó, 2 trường sư phạm đã thông báo chiêu sinh lớp bồi dưỡng giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lí trên website của nhà trường...
Hình thức học tập; chương trình bồi dưỡng; kinh phí bồi dưỡng đã được đơn vị này cụ thể hóa trong thông báo. Số tiền mà học viên phải đóng cũng là một số tiền tương đối lớn so với đồng lương hàng tháng của giáo viên và thời gian học tập cũng không hề ít.
Có lớp 20 tín chỉ, có lớp 36 tín chỉ mà theo cách tính thông thường thì 1 tín chỉ bằng 15 tiết học lý thuyết...thì quả là thời gian học tập sẽ không hề ít. Vì thế, dù là học trực tiếp hay trực tuyến thì các học viên cũng phải bố trí thời gian mới có thể học được.
Đặc biệt, nếu giáo viên đăng ký học tự phát không chỉ là phải bỏ tiền cá nhân mà việc bố trí thời gian học tập cũng không hề dễ dàng trong quá trình học, nhất là lớp có tới 36 tín chỉ sẽ kéo dài thời gian học tập trong nhiều tháng.
Trong khi, giáo viên còn công việc chính là phải giảng dạy trên lớp theo số tiết quy định đã được nhà trường phân công.
Nhà trường sẽ bị động nếu thực hiện theo Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH
Ai cũng có thể nhìn thấy việc giảng dạy 2 môn tích hợp ở cấp Trung học cơ sở từ năm học 2021-2022 ở cấp Trung học cơ sở sẽ gặp nhiều khó khăn đối với cả nhà trường và những giáo viên đảm nhận 2 môn học mới này.
Bởi, với cách giao nhân sự và khoán kinh phí hàng năm như hiện nay thì Ban giám hiệu mà đặc biệt là hiệu trưởng các nhà trường phải tính toán rất kĩ lưỡng để cân đối nhân lực và số tiền ngân sách cấp về hàng năm.
Cho dù là Công văn số 2613/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn: " Căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các nội dung của chương trình phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên " nhưng thực tế khi thực hiện sẽ khó hơn rất nhiều.
Nếu như hiệu trưởng phân công giáo viên " phù hợp với năng lực chuyên môn " mà dẫn đến việc người này thiếu tiết, người kia thừa tiết thì giải quyết bài toán này cũng không hề đơn giản. Người thiếu tiết có thể vui nhưng người thừa tiết theo quy định họ sẽ phải có ý kiến về số tiền thừa giờ mà họ đã dạy.
Đặc biệt, nếu Bộ, Sở chưa có hướng dẫn cụ thể về việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thì cũng không có hiệu trưởng nào dám lên kế hoạch cho giáo viên đi bồi dưỡng, học tập. Bởi, lên kế hoạch đưa giáo viên đi học cũng đồng nghĩa là phải tính toán đến phương án chi trả kinh phí đào tạo.
Nếu hiệu trưởng nhà trường cho giáo viên đi học mà chưa có chủ trương không chỉ không được chi kinh phí, chế độ cho đồng nghiệp mà rất dễ bị kỷ luật.
Trong khi, nếu giáo viên không được bồi dưỡng về chuyên môn thì việc giảng dạy trên lớp sẽ gặp nhiều khó khăn. Thôi thì lớp 6, lớp 7 còn dễ, giáo viên có thể cáng đáng được nhưng khi học sinh học lớp 9, các em phải thi chuyển cấp thì việc giáo viên "ôm" cả môn tích hợp để ôn thi là điều không hề đơn giản chút nào.
Chính vì thế, chúng tôi cho rằng, Bộ cần có hướng dẫn cụ thể về lộ trình, kinh phí đào tạo (nếu có) giống như lộ trình nâng chuẩn của giáo viên để các nhà trường, giáo viên chủ động trong mọi kế hoạch của mình.
Việc thực hiện giảng dạy 2 môn tích hợp có liên quan trực tiếp tới tất cả các trường Trung học cơ sở và hàng trăm ngàn giáo viên trên cả nước, nếu Bộ không có hướng dẫn cụ thể về việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên rất dễ dẫn đến tình trạng tự phát như việc học các chứng chỉ trong những năm vừa qua.
Hy vọng, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sớm có những chỉ đạo cụ thể sự việc này để đội ngũ nhà giáo dạy 2 môn tích hợp ở cấp Trung học cơ sở yên tâm công tác.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
'Trái ngọt' của cô gái Việt 2 lần trượt đại học, từng phải làm lao công Hai lần trượt đại học, bị gần 200 công ty từ chối trước khi trở thành chuyên viên Chính phủ New Zealand, Từ Vinh nói cuộc đời mình không thiếu những "cú trượt dài". Nhưng, cô chưa bao giờ dừng lại, bởi "bỏ cuộc tức đã chấp nhận thất bại". Luôn tìm cơ hội trong mọi hoàn cảnh Nguyễn Thiện Từ Vinh sinh...