Tiếng thổi ở tim là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Thông thường tiếng thổi ở tim không phải là một vấn đề cần phải điều trị, tuy nhiên tiếng thổi ở tim cũng có thể có nguyên nhân do các bệnh lý nghiêm trọng hơn và cần can thiệp sớm.
Một trái tim khỏe mạnh sẽ tạo ra âm thanh “lub-dub” (bùm – tặc) khi đậ.p, đây là âm thanh của van tim đóng mở. Tiếng “bùm” xuất hiện khi một phần của trái tim co bóp và van hai lá, van ba lá đóng lại. Trong khi đó tiếng “tặc” xảy ra khi một phần của tim giãn ra và van động mạch chủ, van động mạch phổi đóng lại. Tiếng thổi ở tim là một âm thanh bổ sung vào chu kỳ của nhịp tim chẳng hạn như tiếng “vù vù” như gió lùa, tiếng rít hoặc sột soạt.
1. Triệu chứng tiếng thổi ở tim
Nhiều người bị tình trạng tiếng thổi ở tim không có triệu chứng, nhưng khi xảy ra, các triệu chứng của tiếng thổi ở tim có thể bao gồm:
- Đau ngực, tim đậ.p nhanh (còn gọi là đán.h trống ngực).
- Thở hụt hơi, mệt mỏi, khó thở.
- Đổ mồ hôi liên tục mà không phải do vận động gắng sức.
- Ngất xỉu.
- Da xanh xao hoặc tím tái ở đầu ngón tay.
- Sưng phù cơ thể hoặc tăng cân đột ngột.
- Nổi tĩnh mạch cổ.
- Ho kéo dài.
Triệu chứng tiếng thổi ở tim (Ảnh: ST)
Tiếng thổi ở tim với trẻ sơ sinh cũng có thể gây ra: Chán ăn, da hơi tái xanh đặc biệt là ở đầu ngón tay và môi, ho, phát triển chậm, chóng mặt kèm theo sưng ở bụng, cẳng chân, mắt cá chân và bàn chân.
2. Tiếng thổi ở tim là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Tiếng thổi ở tim được hiểu là do bất thường của dòng má.u chả.y qua van tim bị rối loạn, van tim bất thường hoặc khiến tim đậ.p nhanh hơn và buộc tim phải xử lý nhiều má.u hơn bình thường. Như vậy có thể phân loại tiếng thổi ở tim thành hai loại là tiếng thổi vô hại và bất thường.
Trong đó tiếng thổi ở tim vô hại thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, âm thanh này sẽ biến mất khi trẻ lớn lên. Mặt khác, tiếng thổi ở tim bất thường sẽ đáng lo ngại hơn, vì chúng có thể là dấu hiệu của tình trạng về tim tiềm ẩn như tổn thương van tim và cần được đán.h giá để can thiệp điều trị y tế sớm.
Nguyên nhân tiếng thổi ở tim:
- Vấn đề về cấu trúc trong tim
Các vấn đề về cấu trúc trong tim thường có thể gây ra tiếng thổi ở tim. Trong hầu hết các trường hợp, các vấn đề về cấu trúc này là bẩm sinh. Các dị tật bẩm sinh này có thể trên thành tim, vách ngăn tim hoặc van tim.
Trong đó, thông liên thất bẩm sinh có thể gây ra một lỗ hở tại vách liên thất gây ra luồng thông giữa các tâm thất – ảnh hưởng đến cách má.u chả.y vào và qua tim. Hoặc bệnh tim bẩm sinh còn ống động mạch là tình trạng trong đó ống nối giữa hai động mạch chính xuất phát từ tim (động mạch chủ và động mạch phổi) không hoàn toàn đóng lại – dẫn tới lưu lượng má.u bất thường cũng như tiếng thổi ở tim.
Video đang HOT
Các vấn đề về cấu trúc trong tim thường có thể gây ra tiếng thổi ở tim (Ảnh: ST)
- Vấn đề về van tim như hẹp, hở
Một số van tim hỗ trợ chuyển động và hướng chảy của má.u. Bao gồm van động mạch chủ, van động mạch phổi, van hai lá và van ba lá. Tiếng thổi ở tim có thể xảy ra khi một trong những van này không hoạt động bình thường khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm má.u tới các cơ quan của cơ thể đi qua van bị tổn thương. Theo thời gian, điều này có thể khiến tim yếu đi hoặc phì đại dẫn tới suy tim.
Các vấn đề về van tim có thể bao gồm: Xơ cứng hoặc hẹp van động mạch chủ, hở van động mạch chủ, hẹp van hai lá, hở van hai lá, sa van hai lá, hẹp van động mạch phổi, hở van động mạch phổi, hẹp van ba lá.
- Vấn đề về cơ tim
Không chỉ các vấn đề về van tim mà tiếng thổi ở tim cũng có thể liên quan tới cơ tim. Bệnh cơ tim phì đại là bệnh có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, khiến cơ tim dày hơn bình thường. Triệu chứng thường gặp của bệnh cơ tim phì đại là đau ngực, chóng mặt, mệt mỏi, hồi hộp và ngất xỉu (thường xảy ra khi tập thể dục) khi bệnh tiến triển.
- Các tình trạng sức khỏe khác có thể gây ra tiếng thổi ở tim
Viêm nội tâm mạc nhiễ.m trùn.g: Là sự nhiễ.m trùn.g của màng ngoài tim làm hỏng van tim. Bệnh xảy ra thường do vi khuẩn (thường do các vi khuẩn như streptococci hoặc staphylococci) hay nấm. Triệu chứng điển hình của viêm nội tâm mạc nhiễ.m trùn.g là bị sốt hoặc ớn lạnh, nhịp tim, buồn nôn, khó thở, thiếu má.u, tắc mạch và sùi nội mạc cơ tim và van tim, có thể có nước tiểu màu đỏ hoặc nâu nếu các mảnh sùi bị vỡ và di chuyển theo dòng má.u đến thận.
Tiếng thổi ở tim có di truyền không? Ảnh: ST
Tích tụ canxi: Canxi có thể lắng đọng trên van tim và làm cho van cứng và hẹp. Lúc này van tim có thể không đóng hoàn toàn, khiến má.u chả.y ngược trở lại và gây ra tiếng thổi ở tim do dòng chảy của má.u thay đổi.
B ệnh tim carcinoid : Là biến chứng của hội chứng carcinoid, một loại ung thư có thể ảnh hưởng đến tim với tỷ lệ gặp nhiều hơn ở người lớn tuổ.i và nữ giới. Khối u phát triển chậm và gây ra các triệu chứng như đỏ bừng da, giãn mao mạch và tĩnh mạch thành hình mạng nhện, sụt cân, đau bụng và tiêu chảy, khó thở, thở rít, tim đậ.p nhanh.
Với biến chứng bệnh tim carcinoid, bệnh nhân có thể có hiện tượng dày các lá van như van hai lá, van ba lá (gây hở van) và van động mạch phổi (gây hiện tượng hẹp van); dày lớp nội tâm mạc và nghiêm trọng hơn là suy tim.
Hội chứng Marfan: Là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết và ảnh hưởng nhiều nhất đến tim, mắt, mạch má.u và xương. Hội chứng Marfan có thể làm van tim lớn hơn bình thường gọi là dị dạng van tim hoặc giãn van tim quá mức. Má.u chả.y ngược qua các van tim bị tổn thương khi tim bơm má.u gây ra tiếng thổi ở tim. Lâu dài có thể gây ra suy tim.
Tiếng thổi ở tim có di truyền không?
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tiếng thổi ở tim đôi khi là do đột biến gen trong khi thai nhi phát triển trong tử cung. Bản thân tiếng thổi ở tim không phải là di truyền, nhưng một số tình trạng gây ra tiếng thổi ở tim có thể là di truyền, chẳng hạn như hẹp van động mạch chủ và van động mạch phổi.
Ngoài ra, người có tiề.n sử gia đình mắc một số bệnh về cơ tim cũng có thể làm tăng nguy cơ bị tiếng thổi ở tim.
3. Chẩn đoán và điều trị tiếng thổi ở tim
Để chẩn đoán tiếng thổi ở tim, bác sĩ sẽ kiểm tra âm thanh khi nghe tim bằng ống nghe để đán.h giá xem tiếng thổi ở tim to đến mức nào, tiếng thổi là cao độ hay thấp độ, vị trí phát ra tiếng thổi là ở tâm thu hay tâm trương, âm thanh này xảy ra khi tim đậ.p hay thư giãn, tiếng thổi ở tim có thay đổi khi thực hiện các hoạt động như nín thở, ngồi xổm, nằm xuống hay đứng lên không,…
Để điều trị tiếng thổi ở tim, cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì (Ảnh: ST)
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác như đo huyết áp, kiểm tra nồng độ oxy má.u, đo nhịp tim, siêu âm tim, điện tâm đồ, chụp X-quang ngực,…
Để điều trị tiếng thổi ở tim, cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tiếng thổi ở tim là bệnh gì. Thuố.c chống đông má.u, chống loạn nhịp tim, thuố.c hạ huyết áp, thuố.c lợi tiểu có thể được chỉ định để kiểm soát và ổn định nhịp tim, ngăn ngừa sự hình thành của huyết khối, loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi má.u giúp tim dễ dàng thực hiện chức năng bơm má.u hơn.
Tuy nhiên, một số trường hợp bị tiếng thổi ở tim cần phải thực hiện phẫu thuật để khắc phục nếu trái tim có các khuyết tật bẩm sinh hay bất thường van tim nghiêm trọng.
4. Khi nào tiếng thổi ở tim cần thăm khám bác sĩ?
Như đã nói, hầu hết các nguyên nhân dẫn tới tiếng thổi ở tim không quá nghiêm trọng nhưng nếu tiếng thổi ở tim là bệnh lý ở tim hoặc van tim thì cần phải được điều trị sớm.
Hãy thăm khám nếu cảm thấy bị đau ngực đột ngột, khó thở khi tập thể dục hoặc khi nằm, mệt mỏi mãn tính, chóng mặt hay ngất xỉu mà không rõ nguyên nhân, tim đậ.p nhanh bất thường, sưng phù nề ở mắt cá chân hoặc bàn chân.
5 bí quyết sống lâu hơn khi bị suy tim
Suy tim là tình trạng tim bơm má.u không đủ tốt để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Suy tim có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây suy tim
Suy tim thường là kết quả của một số vấn đề gây tác động lên tim cùng một lúc. Các nguyên nhân có thể dẫn đến suy tim bao gồm:
Bệnh động mạch vành - nơi các động mạch cung cấp má.u cho tim bị tắc nghẽn do xơ vữa động mạch, có thể gây đau thắt ngực hoặc đau tim.
Cao huyết áp - gây áp lực cho tim, nếu dài lâu có thể gây suy tim.
Bệnh tim bẩm sinh - dị tật bẩm sinh gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tim.
Rối loạn nhịp tim (nhanh, chậm).
Gặp tổn thương hoặc có vấn đề về van tim.
Bệnh thận.
Chỉ số khối cơ thể (BMI)>30.
Sử dụng thuố.c l.á, chất kích thích, bia rượu thường xuyên.
Đang trong quá trình điều trị ung thư bằng các phương pháp như hóa trị...
Suy tim có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Suy tim có nguy hiểm không ?
Suy tim có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng.
Tổn thương thận hoặc gan là do lưu lượng má.u giảm và tích tụ chất lỏng trong các cơ quan trong cơ thể. Khi chức năng bơm má.u của tim không được bình thường, cơ thể sẽ cố gắng đối phó bằng cách tăng lượng dịch trong má.u.
Chất lỏng có thể tích tụ trong hoặc xung quanh phổi, mắt cá chân, chân hoặc dạ dày gây ra tình trạng phù
Suy dinh dưỡng do buồn nôn và sưng tấy ở bụng (khu vực xung quanh dạ dày) khiến người bệnh khó ăn. Giảm lưu lượng má.u đến dạ dày có thể khiến người bệnh khó hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn hơn.
Các tình trạng bệnh lý về tim khác như nhịp tim không đều, hở van tim hoặc ngừng tim đột ngột có thể gây t.ử von.g.
Suy tim cũng có thể gây tăng huyết áp phổi.
Điều trị suy tim
Việc điều trị suy tim phụ thuộc vào loại suy tim mà người bệnh mắc phải và nguyên nhân gây ra. Trong phác đồ điều trị, sử dụng thuố.c và không sử dụng thuố.c hay thay đổi lối sống luôn là phác đồ ưu tiên trong kế hoạch điều trị. Mục đích cuối cùng của việc điều trị là giảm tỷ lệ t.ử von.g, nhập viện, ngăn chặn quá trình phát triển của bệnh và duy trì sự sống của người bệnh.
Vì vậy, ngoài việc dùng thuố.c, khám sức khỏe định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần chú ý những điều sau:
Theo dõi cân nặng hàng ngày, giám sát tình trạng sức khỏe
Hãy cân vào buổi sáng, sau khi thức dậy và trước khi ăn, cũng như sau khi đi tiểu. Sử dụng cùng một chiếc cân điện tử và mặc cùng một loại trang phục, tốt nhất là không mặc quần áo. Ghi lại cân nặng mỗi ngày, vì nếu tăng gần 0.9 kg/ngày hoặc khoảng 2-3 kg/tuần, có thể là dấu hiệu ứ dịch, có thể là dấu hiệu cần tái khám. Cảnh báo nặng là khi tăng trên 2,2 kg/ngày hoặc 3,2 kg/tuần, đi kèm với phù nhiều, khó thở khi nghỉ ngơi, và cảm giác mệt mỏi.
Uống đủ nước
Hãy uống khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Sử dụng bình nước 2 lít để theo dõi lượng nước tiêu thụ và hạn chế thực phẩm mặn để kiểm soát lượng nước nạp vào cơ thể. Nên ưu tiên các loại nước không chứa caffein như nước lọc, sữa, và nước trái cây.
Tập thể dục thường xuyên
Thể dục không chỉ tăng cường sức mạnh cơ bắp mà còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Đi bộ là một lựa chọn tuyệt vời, người bệnh có thể bắt đầu với 5-10 phút mỗi ngày và tăng dần thời gian. Ngừng tập nếu cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, khó thở hay đau ngực. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ tập luyện phù hợp.
Giảm lượng muối
Hạn chế tiêu thụ muối, chỉ nên nạp khoảng 1500 mg/ngày. Một muỗng cà phê muối chứa khoảng 2400 mg natri, ăn mặn sẽ giữ nước trong cơ thể dẫn đến quá tải dịch, vì vậy hãy tránh sử dụng máy lắc muối, chọn nêm thay vì chấm nước mắm, và tránh thực phẩm chế biến sẵn. Đọc kỹ nhãn mác thực phẩm và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Bỏ thuố.c l.á và rượu bia
Việc bỏ thuố.c l.á sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch và phổi. Tương tự, tránh rượu bia vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim.
Hạn chế tiêu thụ muối trong bữa ăn hàng ngày để phòng suy tim.
Lời khuyên của bác sĩ
Suy tim là một tình trạng mạn tính hoặc có thể kéo dài đến suốt cuộc đời. Để giảm mức độ nghiêm trọng của suy tim người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Hãy dùng thuố.c theo đúng chỉ định của bác sĩ mà không bỏ qua bất kỳ liều nào, ngay cả khi cảm thấy khỏe hơn. Sử dụng hộp đựng thuố.c chia liều và đặt ở nơi dễ nhớ, cài đặt chuông báo giờ uống thuố.c.
Sau khi dùng thuố.c và thay đổi lối sống, nhận thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức để được đưa ra phác đồ điều trị khác phù hợp với tình trạng bệnh.
Khi nhận thấy dấu hiệu suy tim trở nặng như khó ngủ, thường thức dậy nửa đêm để thở; ho khan thường xuyên, có đờm (màu hồng nhạt hoặc lẫn má.u); tay chân sưng phù, tim đậ.p quá nhanh, quá mạnh... cần được đi thăm khám ngay.
Nâng cao vai trò của người cao tuổ.i trong công tác phòng, chống tác hại của thuố.c l.á Người cao tuổ.i có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tác hại của thuố.c l.á. Cùng với uy tín của mình, mỗi người cao tuổ.i sẽ là một tuyên truyền viên tích cực nhằm hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuố.c l.á trong cộng đồng. Hút thuố.c l.á ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người cao tuổ.i Theo...