Tiếng ồn địa chấn trên Trái Đất giảm đi nhiều vì đại dịch COVID-19
Theo các nhà địa chấn học, tiếng ồn địa chấn đã giảm nhiều do hoạt động của con người bị hạn chế trong cuộc khủng hoảng dịch COVID-19, điều này có thể đem lại nhiều hữu ích cho các nhà nghiên cứu.
Trái Đất chịu ít tiếng ồn địa chấn hơn nhờ dịch COVID-19. Ảnh: Sputnik
Theo hãng tin Sputnik (Nga), đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ đến cuộc sống hàng ngày của con người, làm chậm quá trình phát triển kinh tế, và thật kỳ lạ, dịch bệnh cũng ảnh hưởng lớn đến sự chuyển động của hành tinh chúng ta.
Khi phần lớn người dân toàn cầu được yêu cầu ở nhà khi virus SARS-CoV-2 bùng phát nguy hiểm, các nhà nghiên cứu về lớp vỏ Trái Đất cho biết tiếng ồn địa chấn đã giảm đi nhiều. Theo họ, điều này sẽ cho phép các máy dò phát hiện những trận động đất nhỏ đạt hiệu quả hơn, tăng cường nỗ lực theo dõi hoạt động núi lửa và nhiều sự kiện địa chất khác.
Tiếng ồn địa chấn không chỉ xảy ra do các hiện tượng tự nhiên như động đất, mà còn bao gồm các hoạt động công nghiệp và vận chuyển. Thông thường tình trạng tiếng ồn địa chấn sẽ giảm ở mức thấp hơn trong các ngày lễ như Giáng sinh.
Tuy nhiên, việc giảm tiếng ồn lần này xảy ra do các hoạt động của con người tạm ngừng vì dịch COVID-19. Những biện pháp như đóng cửa các trường học, nhà hàng, văn phòng và các địa điểm công cộng, nhiều nơi trên thế giới cấm mọi hoạt động đi lại không cần thiết, nhằm hạn chế virus lây lan.
Ông Thomas Lecocq, nhà địa chấn học tại Đài thiên văn Hoàng gia Bỉ có trụ sở tại Brussels, cho biết tiếng ồn địa chấn đã giảm đi 1/3 do hoạt động của con người giảm, điều này đã làm tăng độ nhạy của thiết bị ở đài quan sát và nâng cao khả năng phát hiện sóng cùng tần số.
Về cơ bản, điều này khiến các nhà địa chấn học có thể thu thập dữ liệu chính xác hơn thông thường, khi các trung tâm nghiên cứu nghiên cứu đang được đặt tại các thành phố lớn đông đúc và nhộn nhịp.
“Bạn sẽ nhận được nhiều tín hiệu với ít tiếng ồn hơn, có thể thu thập thêm nhiều thông tin từ những sự kiện đó”, ông Andy Frassetto, một nhà địa chấn học tại Viện nghiên cứu địa chấn học Incorporated tại Washington DC, cho biết.
Cô Celeste Labedz, nghiên cứu sinh hệ thạc sĩ ngành địa vật lý ở Viện Công nghệ California tại Pasadena, cũng ghi nhận sự sụt giảm tiếng ồn địa chấn tương tự ở trạm đo Los Angeles, Mỹ. Đồng nghiệp của cô đến từ Los Angeles cũng nhận thấy xu hướng tương tự.
Đại dịch COVID-19 đã lan rộng trên toàn cầu trong nhiều tháng gần đây. Trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào giữa tháng 12/2019. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, hiện đã có 1.133.000 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới.
Trước tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến nguy hiểm, các biện pháp phổ biến như phong toả, kiểm dịch, cách ly đang được nhiều quốc gia áp dụng nghiêm ngặt nhằm hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Dịch COVID-19 cũng tác động lớn tới nền kinh tế toàn cầu và đời sống của người dân trên khắp thế giới. Các chính phủ cũng đang nỗ lực tìm kiếm các biện pháp phù hợp để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ, đối phó với tình trạng bụi phóng xạ và hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh.
Hải Vân
Nhà Trắng được bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
Nhà Trắng là nơi ở chính thức, đồng thời là nơi làm việc của tổng thống Mỹ. Vì vậy, khu vực đặc biệt này có một số biện pháp an ninh để đảm bảo an toàn, bảo mật cho tổng thống.
Kỳ quặc người phụ nữ liếm tay nắm cửa để 'phản đối COVID-19' Khi bị chất vấn, người phụ nữ tuyên bố cô liếm tay cầm của tủ đông là để "phản đối virus corona". Vào chiều 14/3, một người phụ nữ giấu tên (53 tuổi) đã có những hành vi không hợp vệ sinh tại cửa hàng Festival Food ở Marshfield, bang Wisconsin, Mỹ, khi quản lý của cửa hàng đang khử trùng tay nắm...