Tiếng kẻng người thầy
Mô hình “ Tiếng kẻng người thầy” đã hạn chế được tình trạng trẻ em bỏ học, vực dậy tinh thần học tập của học sinh trên xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ (TP.HCM).
Tại Trường THCS Thạnh An, nhiều năm trước đã xảy ra tình trạng học sinh bỏ học để theo bố mẹ kiếm sống, không ít em lại nghiện game dẫn đến kết quả học tập sa sút, tỉ lệ học sinh ở lại lớp cao. Các thầy cô trong trường rất trăn trở trước vấn nạn trên, tìm mọi giải pháp để giúp các em học sinh trở lại trường, tập trung học tập tốt… Năm 2007, các thầy cô trong Đoàn trường đã có ý tưởng dùng tiếng kẻng báo hiệu cho học trò đến giờ học bài vào mỗi buổi tối.
Ảnh minh họa
Từ chiếc kẻng vành bánh xe ôtô
Anh Bùi Công Lý – bí thư Đoàn xã Thạnh An – cho biết: “Khi mô hình “Tiếng kẻng người thầy” mới đi vào hoạt động, cứ đến giờ quy định cán bộ trong xã sẽ đánh một hồi kẻng để báo cho các em học sinh nhớ giờ học bài. Kẻng hồi đó chúng tôi sử dụng lấy từ vành bánh xe ôtô. Còn bây giờ, chúng tôi thay thế chiếc kẻng bằng việc phối hợp với đài truyền thanh xã truyền thông nội dung đến phụ huynh, các em học sinh mỗi buổi tối”.
Mỗi ngày, cứ đúng 19g là trên hệ thống truyền thanh xã lại phát lên ba tiếng kẻng kèm theo thông điệp: “Đã đến giờ học bài và làm bài, đề nghị các em học sinh tự giác học tập”. Song song đó, thầy cô giáo được phân công sẽ đến những tụ điểm trò chơi điện tử để kiểm tra, đưa các em còn ham chơi về nhà. Thầy cô còn đến từng nhà học sinh đôn đốc và động viên các em học tập.
Video đang HOT
Thầy Nguyễn Thanh Quốc chia sẻ: “Do địa hình xã đảo các hộ dân sống tập trung, nên việc kiểm tra cũng đạt hiệu quả cao. Có nhiều em thấy thầy cô đi kiểm tra là trốn ngay, nhưng chúng tôi đều nắm được hầu hết thông tin học sinh, ghi vào sổ theo dõi và thế là hôm sau lên lớp sẽ có “xử phạt nguội”! Chúng tôi coi học sinh như con em trong nhà nên việc giáo dục chủ yếu đánh vào tâm lý và ý thức để các em hiểu ra vấn đề”.
Em Bạch Thị Hòa (học sinh lớp 11 Trường THPT Cần Thạnh) tâm sự: “Hồi năm lớp 6 học ở Trường THCS Thạnh An em mê game lắm, cứ bỏ học đi chơi suốt. Cô chủ nhiệm biết được chuyện này đã tới nhà vận động em bỏ game. Ban đầu thầy cô phân tích cho em hiểu mặt lợi và mặt hại của việc chơi game, rồi còn thiết kế cho em góc học tập tại nhà, các hoạt động tập thể nào thầy cô cũng đều “bắt” em tham gia, tới lớp học buổi tối em được thầy cô giảng lại tận tình những phần bài học mà trước đó em đã bỏ bê. Thế là từ năm lớp 7 đến lớp 9 năm nào em đạt học sinh khá. Bây giờ em học được tới lớp 11 và có cơ hội học lên cao hơn cũng là nhờ ơn thầy cô”.
Đến ngăn dòng học sinh bỏ học
Thời gian đầu, để vận động học trò bám trường bám lớp gần như là “nhiệm vụ bất khả thi” của các giáo viên trẻ Trường THCS Thạnh An. Đời sống người dân trên xã đảo Thạnh An còn khó khăn, mưu sinh chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên do nghề này hoàn toàn phụ thuộc thời tiết nên thu nhập rất bấp bênh. Nhiều học sinh vì hoàn cảnh gia đình khó khăn có ý định bỏ học theo cha mẹ bám biển mưu sinh.
Thế nhưng nhờ tác động từ “Tiếng kẻng người thầy” nhiều gia đình đã dần hiểu ra ý nghĩa của việc cho con đến trường, ý thức học sinh cũng được thay đổi. Số học sinh được lên lớp năm học 2012-2013 tăng lên 98%, nhiều em tốt nghiệp THCS và theo học lên bậc học cao hơn, tình trạng học sinh tụ tập ở các quán game đã giảm rõ rệt.
Để tạo thêm điều kiện học tập cho các em, thầy cô giáo trong trường còn nghĩ ra sáng kiến xây dựng mô hình “Góc học tập” tại nhà cho học sinh. Thầy cô và thanh niên trong xã tự góp tiền mua bàn ghế, bóng đèn…, thiết kế góc học tập tại nhà cho một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra nhà trường còn tổ chức các lớp ôn bài ngay tại trường, thầy cô sẽ phân loại học sinh theo học lực để có biện pháp kèm cặp riêng, tổ chức ôn bài các môn tự nhiên và dò bài các môn xã hội.
Chị Nguyễn Thị Hai, một người dân địa phương, bộc bạch: “Từ khi có tiếng kẻng báo giờ học tập, bọn trẻ không còn ham chơi nữa, không chờ cha, mẹ nhắc nhở mà rất tự giác học tập. Nhiều cháu bỏ học cũng được thầy cô giáo và các bạn động viên trở lại lớp. Các học sinh nghèo được hỗ trợ thêm nhiều thứ để yên tâm đến trường. Con em chúng tôi ngày càng tiến bộ hơn. Tôi và nhiều người dân trong xã rất phấn khởi vì sự thay đổi này, nhờ thầy cô mà con em chúng tôi mới có tương lai hơn…”.
Theo Tuoitre
Lên dây cót cho các sĩ tử trước mùa thi
Dưới đây là một số lưu ý các bạn có thể tham khảo để tăng thêm sự tự tin khi bước vào mùa thi khó khăn trước mắt.
Thời điểm hiện tại cũng là giai đoạn cuối của năm học 2013 - 2014, trong tâm trí mỗi bạn hẳn đã có những dự định và kế hoạch cho riêng mình. Nhưng thời điểm này cũng là giai đoạn nước rút, quan trọng của các bạn học sinh cuối cấp, đặc biệt là các bạn chuẩn bị bước vào mùa thi Tốt nghiệp và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2014.
Về kiến thức thì cơ bản các bạn đã nắm được tổng quan, vì thế giai đoạn cuối này là các bạn dành để tập trung, củng cố nắm chắc và tích lũy thêm các kinh nghiệm "chiến đấu".
1. Cẩn thận trong mọi việc
Đây là giai đoạn quan trọng, quá trình học tập dài hơi và vất vả của bạn có thể bị dừng lại vì một số lí do không đáng có nào đó. Vì thế, bạn nên cẩn trọng trong mọi việc để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra, đặc biệt là khi tham gia giao thông và tự giữ gìn sức khỏe bản thân. Đừng để sự nông nổi của tuổi trẻ mà đánh mất đi tương lai.
2. Chinh phục từng mục tiêu
Có rất rất nhiều bạn có học lực khá, giỏi nhưng vô cùng chủ quan với kỳ thi Tốt nghiệp. Đã có những bạn có học lực tốt nhưng vì một sự chủ quan nên vẫn bị trượt tốt nghiệp, do vậy đành lỡ hẹn và gác lại ước mơ của mình một năm. Để chinh phục được những đỉnh cao thì những mục tiêu nhẹ trước mắt bạn phải hoàn thành cho tốt. Làm được điều đó vừa giúp bạn thêm tự tin vừa giúp bạn gặp nhiều thuận lợi trong quá trình chinh phục những mục tiêu tiếp theo.
3. Rà soát lại kiến thức
Đối với hầu hết các bạn, đến hiện tại cơ bản đã nắm được lượng kiến thức và sự tự tin đáng kể. Vì thế thời điểm này các bạn nên củng cố lại những phần còn yếu và thiếu tự tin để nắm được kiến thức cho hoàn thiện. Nên học tập trung chứ không quá dàn trải để tránh mất công mà không đạt hiệu quả cao nhất.
4. Xem xét địa điểm để ôn luyện
Có rất nhiều bạn gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định là nên ôn thi Đại học ở đâu. Những năm gần đây thì hiện tượng các lò luyện thi ế ẩm và ảm đạm không còn là chuyện lạ. Điều đó nói lên nhận thức đúng đắn và sự chủ động của học sinh và phụ huynh để chọn lựa nơi "tôi luyện". Thật khó để đánh giá hết chất lượng các lò luyện thi nhưng cũng không thể phủ nhận hoàn toàn, vẫn có những nơi có tiếng để các bạn yên tâm ôn luyện. Nhưng nếu bạn nắm chắc kiến thức thì có thể tự tu luyện ở nhà và thường xuyên trao đổi với thầy cô và bạn bè cũng hoàn toàn đạt được kết quả tốt.
5. Tự tin và thoải mái tư tưởng
Có rất nhiều con đường khác nhau dẫn đến thành công của mỗi người, nó phụ thuộc vào khả năng, sở thích và đam mê. Vì vậy bạn nên thoải mái trước những trận chiến như thế này. Cuối cùng, luôn tự tin và biết mình đang ở đâu, bạn đã có 50% sự chiến thắng.
Theo VNE
Hướng dẫn xác định tiêu chí đầu vào ĐH- CĐ năm 2014 Bộ GD-ĐT vừa có hướng dẫn các trường xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014. Ảnh minh họa: TNO Theo đó, đối với các trường, các ngành không quy định môn thi chính sẽ có các mức điểm xét tuyển cho từng khối thi. Còn đối với trường, ngành quy định môn thi chính, điểm...