[Tiếng dân] Học phí – mối quan tâm lớn của phụ huynh
Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến hết năm học 2020 – 2021 đã hết hiệu lực.
Ảnh minh họa
Hàng triệu gia đình đang như ngồi trên đống lửa khi nghe tin học phí các trường đại học sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Các trường đại học đều bắt đầu công bố lộ trình tăng học phí cho năm học 2021 – 2022 và những năm tiếp đó theo đề án đổi mới cơ chế hoạt động tự chủ chi thường xuyên.
Các ngành Y, Dược, CNTT những nghề mà thị trường đang thiếu dự kiến sẽ tăng học học phí chóng mặt. Theo đó, trường ĐH Công nghệ thông tin đưa ra mức học phí là 25 triệu đồng/năm (hệ đại trà), 35 triệu đồng (hệ chất lượng cao), 45 triệu đồng (chương trình tiên tiến); sau đó những năm tiếp theo, học phí ở mỗi hệ đào tạo tăng thêm 5 triệu đồng.
Với ĐH Bách khoa, chương trình bình thường có mức học phí là 25 triệu đồng/năm (tăng 13 triệu đồng); chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Anh là 66 triệu đồng (tăng 36 triệu đồng).
Khu vực phía Nam, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch công bố, từ năm học 2021 – 2022, trường dự kiến áp dụng mức học phí mới, trong đó, nhóm ngành Y khoa, Dược học, Răng-Hàm-Mặt có mức 32 triệu đồng/năm, các ngành còn lại 28 triệu đồng. So với năm 2020, mức học phí này đã tăng hơn 2 lần.
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT đang phối hợp với các bộ, ngành, lấy ý kiến các địa phương, các cơ sở giáo dục trên cả nước để hoàn thiện dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. Đối với các trường công lập dự thảo lần này, Bộ GD&ĐT gắn mức thu học phí với kết quả kiểm định chất lượng giáo dục – đào tạo trường công lập, nhằm bảo đảm mức thu học phí tương xứng với chất lượng. Dự thảo quy định mức tăng học phí tối đa mỗi năm học không quá 10% đối với giáo dục mầm non, phổ thông và không quá 15% đối với đào tạo đại học (riêng mức thu năm học 2021 – 2022 không được vượt quá mức thu học phí năm học 2020 – 2021).
Dường như người dân đã làm quen dần với xu hướng tăng học phí của các trường đại học để con em có thể được học trong môi trường đào tạo có chất lượng. Theo đó, trường nào chất lượng đào tạo cao thì học phí đắt và ngược lại, một xu hướng mà các nước trên thế giới vẫn áp dụng, bất kể trường công lập hay dân lập. Những trường tự chủ tài chính và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc quốc tế được thu học phí tối đa từ 2 – 2,5 lần học phí của các trường chưa tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính, nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng.
Đối với trường công lập đến nay vẫn chưa có kế hoạch tự chủ tài chính hoặc tự chủ tài chính, nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng thì thực hiện mức thu học phí không quá một mức trần nhà nước quy định. Các trường ngoài công lập vẫn được tự quyết định mức thu học phí, nhưng phải công khai mức học phí cho từng năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; cho từng năm học cùng với dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Nếu như quyết định chưa tăng học phí trong năm học 2021 – 2022 của tân Bộ trưởng GD&ĐT đang được người dân ủng hộ thì mức tăng học phí tối đa mỗi năm học không quá 15% đối với bậc đại học đã khiến không ít phụ huynh boăn khoăn. Bởi trong 1 năm tới, chưa có gì đảm bảo nền kinh tế có thể hồi phục trong bối cảnh Covid-19 còn chưa giảm.
Có phải học phí đại học thấp thì chất lượng không cao!
Dư luận đang nóng về câu chuyện học phí, nói chính xác hơn là nhiều trường đồng loạt tăng học phí, thậm chí mức tăng rất cao. Tại sao lại đúng vào thời điểm này?
Tòa nhà điều hành (Thiên Lý) của ĐH Nông Lâm TP.HCM. Ảnh: TL
Hiện tại, các cơ sở giáo dục công lập đang thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị định 86 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến hết năm học 2020-2021.
Sang giai đoạn mới, các trường công tiến tới tự chủ toàn phần, do đó học phí sẽ tăng theo thời giá, tăng để duy trì và phát triển, bảo đảm chất lượng...
Tại hội nghị giao ban quý 1-2021 với các đơn vị hành chính sự nghiệp, sau khi nghe một trường đại học đề xuất phương án: "trong khi chờ nghị định mới, nhà trường vẫn giữ nguyên mức học phí như năm học trước", nguyên Bộ trưởng Bộ GD& ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đồng ý ngay và hoan nghênh đề xuất có lý có tình này, nhất là trong bối cảnh đời sống người dân khó khăn, phụ huynh học sinh sinh viên đang còn lao đao với dịch bệnh,..
Việc Bộ GD& ĐT yêu cầu các trường giữ ổn định học phí chắc chắn là một quyết định khó nhưng rất nhân văn. Đúng là khó cho các trường, nhưng một lần nữa, các trường, thầy cô giáo tiếp tục cố gắng gồng mình để làm phần việc khó hơn, góp phần mang lại sự ổn định cho người dân và cho xã hội.
Trong quá trình tự chủ và tư chịu trách nhiệm, các cơ sở giáo dục đại học đã làm một số việc mà tôi cho rằng rất phù hợp, đáng trân trọng, đó là, với uy tín của mình, các nhà trường phải tăng cường tìm kiếm nguồn thu khác ngoài học phí, kết nối doanh nghiệp, cựu sinh viên, các tổ chức xã hội để có thêm nguồn kinh phí giảm gánh nặng cho người học. Đây cũng chính là tiêu chí đánh giá năng lực quản trị của các trường đại học. Như vậy, rõ ràng KINH PHÍ khác với HỌC PHÍ. Một sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp vài tỉ đến vài chục tỉ đồng đầu tư phòng thí nghiệm, sân chơi thể thao, ký túc xá...có thể tương đương với hàng ngàn sinh viên phải gồng mình đóng học phí cả năm trời.
Tại sao học phí trường công thấp? Có phải học phí thấp là chất lượng không cao?
Người học đóng học phí mới chỉ là một phần. Tổng kinh phí để đào tạo ra một kỹ sư, cử nhân, bác sĩ bao gồm học phí nguồn kinh phí khác (gồm kinh phí ngân sách nhà nước và kinh phí từ xã hội hóa)
Lâu nay, các trường công lập được nhà nước đầu tư một phần chi thường xuyên và các dự án mục tiêu, trọng điểm như phòng thí nghiệm, trại thực nghiệm, giảng đường, nhà làm việc, sân chơi, ký túc xá ..giảm được bao nhiêu là gánh nặng cho người học. Khi đã được đầu tư phần cứng rồi, học phí được tính toán dựa trên cơ sở bảo đảm chi cho hoạt động để duy trì hay để phát triển.
Muốn phát triển phải dựa vào tiêu chí uy tín, chất lượng. Muốn chất lượng thì phải thu hút giảng viên giỏi, thiết bị chuẩn, tài liệu tiên phong, thực hành thực tập chuyên sâu, đặc biệt là khối kỹ thuật công nghệ, nông lâm ngư, liên quan đến động, thực vật... đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc để có chất lượng tương xứng! Chắc chắn mức học phí sẽ đồng biến với chất lượng và sự minh bạch. Vì vậy, rất trân quý việc doanh nghiệp đang xắn tay hợp tác cùng các trường.
Trường nào nằm trong nhóm đối tượng được nhà nước ưu tiên đầu tư, bên cạnh đó, trường càng quan hệ mạnh, tốt và hiệu quả với doanh nghiệp thì người học sẽ càng được hưởng lợi.
Đơn cử, tại ĐH Nông lâm TP.HCM, một số hạng mục công trình tiêu biểu được nhà nước và các doanh nghiệp đầu tư đã mang lại hiệu quả cực lớn và sinh viên được hưởng lợi rất nhiều, thay vì các em sẽ phải đóng học phí: Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường (RIBE); Nhà Thi đấu thể thao; Toà nhà Điều hành (Thiên Lý); Thư viện NLU; Nhà Phượng Vỹ; Giảng đường Rạng Đông; Bệnh viện Thú y; Ký túc xá Cao cấp & miễn phí Cỏ May...
Giá trị tạo ra các sản phẩm được kết tinh từ giá trị của các nguồn lực, từ truyền thống/thương hiệu của một ngôi trường, từ các hoạt động kết nối cộng đồng, doanh nghiệp, cựu sinh viên...
Người học có quyền thụ hưởng các giá trị đó. Nếu không có những giá trị này thì không dễ gì người học với chất lượng của trường đại học đạt chuẩn MOET và AUN về chương trình đào tạo lại được thụ hưởng mức học phí khoảng 10 triệu đồng một năm!
Học phí đại học tăng 'sốc': Nếu không hỗ trợ, sinh viên nghèo nguy cơ nghèo tiếp Theo chuyên gia, học phí đại học tăng khi tự chủ là tất yếu, song nếu không có biện pháp hỗ trợ thì nguy cơ người nghèo không được học đại học, nghèo lại hoàn nghèo. Hàng loạt ĐH lớn ở TP.HCM như: Bách Khoa, Kinh tế - Luật, Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM), Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Quốc tế Hồng...