Tiến vào mộ Khang Hy, nhóm khảo cổ ngửi thấy mùi quái dị: Kết quả niêm phong vĩnh viễn!
Bên trong mộ Khang Hy có thứ gì mà có thể khiến các chuyên gia ‘chùn bước’ như vậy?
Khang Hy được giới chuyên môn tôn sùng là “vị hoàng đế của các thời đại”. Ông trở thành hoàng đế năm 8 tuổi và nắm quyền ở tuổi 14. Danh hiệu này quả thực không phải là quá vì khi sinh thời, ông đã làm được những đóng góp không hề nhỏ.
Tuy nhiên cả một đời lừng lẫy nhưng có lẽ điều mà Khang Hy không ngờ tới nhất là lăng mộ của ông đã bị bọn trộm mộ đào nhiều lần. Cho đến nay hài cốt của ông vẫn đang chìm trong cung điện lạnh lẽo dưới lòng đất.
Lăng mộ Khang Hy lần đầu tiên bị đánh cắp và khai quật vào năm 1928. Thủ phạm lần này là một nhân vật khét tiếng- Tôn Điện Anh. Người này đã đào mộ của Từ Hi và Càn Long và lấy đi nhiều bảo vật quý giá.
Tuy nhiên với lòng tham không đáy, Tôn Điện Anh đã nhắm đến lăng mộ của Khang Hy. Mặc dù lần ‘viếng thăm này’ của tên trộm mộ không thành công nhưng những lỗ trộm vẫn còn đó. Do đó, lăng mộ không thể thoát khỏi số phận bi đát.
Sau này một nhóm mộ tặc với tổng cộng hơn 30 người, đã đào bới suốt đêm để vào đến bên trong. Chuyện kể lại rằng khi những tên trộm mở quan tài ra thì bên trong bốc cháy ngùn ngụt. Những kẻ này sợ hãi chạy tán loạn ngay lập tức. Tuy nhiên trước khi thoát thân chúng không quên cướp bảo vật và mang đi tất cả những thứ có giá trị trong lăng mộ.
Lăng mộ đã bị ngập nước nghiêm trọng. Hình ảnh: Kknews.
Trong đó, thứ có giá trị nhất bị lấy đi là chiếc Chén Cửu Long được Khang Hy sử dụng khi còn sống. Hài cốt của ông và các phi tần cũng bị bọn trộm mộ ném khắp nơi, hiện vẫn chưa được dọn dẹp.
Năm 1952, với mục đích khai quật bảo vệ, đoàn khảo cổ gồm các chuyên gia đầu ngành đã tiến vào Thanh Cảnh Lăng của Khang Hy. Không ngờ ngay sau khi vừa vào trong, đoàn khảo cổ đã nhanh chóng phong tỏa cung điện dưới lòng đất và các hố trộm cướp và quyết định dừng cuộc khai quật tại đây. Rốt cuộc họ đã nhìn thấy thứ gì?
Cụ thể, vào mùa hè năm 1952, một tấm bia ở Thanh Cảnh Lăng bốc cháy không thể giải thích được. Để tìm hiểu nguyên nhân, một đội khảo cổ đã được cử đến để điều tra, bởi vì bọn côn đồ đến lăng mộ đã bị thương nội tạng trong mộ.
Để đảm bảo an toàn, 3 người trong đoàn xuống trước để thăm dò. Họ di chuyển xuống bằng dây thừng. Sau khi xuống đến lăng mộ họ nhận xung quanh lạnh lẽo bất thường và rất tối. Phía sau hai cánh cổng đá, nước đột ngột tràn xuống dưới chân khiến họ ‘đông cứng’ lại, càng đi vào thì nước càng sâu. Khi tiến đến gần quan tài, nước đã ngập đến thắt lưng, bốc lên mùi hôi thối rất khó chịu.
Cả nhóm vội vã rút khỏi lăng mộ của Khang Hy. Để đảm bảo an toàn, các chuyên quyết định đóng cửa Thanh Lăng Cảng vì nơi đây quá nguy hiểm, lại có nhiều hang động, rất bất ổn. Thêm vào đó nơi đây còn lưu truyền nhiều truyền thuyết kinh khiến các chuyên gia cũng phải e ngại.
Cho đến nay, cung điện dưới lòng đất vẫn không có, mở ra, hài cốt của Khang Hy bị ngâm trong nước lạnh như thường, mong rằng một ngày nào đó có thể chôn xuống đất cho an toàn.
Vớ được miếng kim loại nhăn nhúm như nắp lon cá hộp, hóa ra là kho báu vàng đắt giá
Sau khi tìm thấy, người này giấu nhẹm những miếng kim loại màu vàng này đi.
Số vàng được người đàn ông Đan Mạch tìm thấy ngay trong lần đầu làm nhà khảo cổ. Ảnh: myfreshspot.com.
Vào tháng 12 năm ngoài, ông Ole Ginnerup Schytz có lần đầu tiên sử dụng máy dò kim loại. Ấy thế mà vị nhà khảo cổ học "non trẻ" đã may mắn phát hiện ra nơi cất giữ những món đồ trang sức bằng vàng có từ thế kỷ thứ VI. Kho báu này được tìm thấy ở một cánh đồng gần thị trấn Jelling ở Đan Mạch.
Khi các cảm biến của thiết bị kích hoạt, Schytz bắt đầu đào, khai quật được một miếng kim loại nhỏ, nhăn nhúm. Ông nói với đài truyền hình TV Syd: "Mảnh kim loại này bị trầy xước và dính đầy bùn. Tôi không hề biết nó là gì, chỉ là cảm thấy nó trông giống như nắp của một lon cá trích đóng hộp".
Miếng vàng khiến ta liên tưởng tới nắp lon cá trích. Ảnh: tz.de.
Thực tế, vị nhà khảo cổ "non nớt" mới mua một chiếc máy dò kim loại và ngay ở lần đầu tiên hành dò thì Schytz đã tình cờ phát hiện hơn 22 miếng vàng có niên đại từ Thời kỳ đồ sắt, tổng trọng lượng khoảng 1kg. Chỗ vàng này đã bị chôn vùi trong khoảng 1.500 năm.
Phát hiện cổ vật có giá trị nhưng người đàn ông này đã giấu nhẹm chúng, mãi 6 tháng sau mới thông báo với nhà chức trách.
Ông Ole Ginnerup Schytz giấu giếm chuyện mình phát hiện kho vàng tới 6 tháng. Ảnh: newsweek.com
Các chuyên gia ngợi ca đây là một trong những khám phá khảo cổ học lớn và có giá trị nhất trong lịch sử Đan Mạch, có thể so sánh với Sừng vàng của Gallehus - một cặp hiện vật từ Thời kỳ Đồ sắt được phát hiện vào năm 1639 và 1734, nhưng bị đánh cắp và nấu chảy vào năm 1802.
Nhà khảo cổ Peter Vang Petersen làm việc tại Bảo tàng Quốc gia Copenhagen, chia sẻ với TV Syd: "Đây là phát hiện lớn nhất trong 40 năm tôi làm việc tại Bảo tàng Quốc gia. Chúng ta sẽ phải quay trở lại thế kỷ 16 và 18 nếu muốn tìm kiếm thứ gì đó tương tự".
Phát hiện được xem là lớn và giá trị nhất của khảo cổ học Đan Mạch. Ảnh: news.artnet.com
Phần lớn kho báu này là các loại huy chương bằng vàng, được rèn mỏng và phẳng với các hình khắc ở một mặt, đã phổ biến ở Bắc Âu trong Thời kỳ Di cư (375-568). Các đồ trang sức được trang trí bằng chữ rune từ thời Viking, các biểu tượng phép thuật và hình ảnh tôn giáo như thần Odin của Bắc Âu.
Tất cả họa tiết này đều phản ánh kỹ thuật thủ công tinh tế, thường chỉ dùng cho tầng lớp cao nhất trong xã hội. Riêng phụ nữ thời kỳ này sẽ đeo bùa hộ mệnh để bảo vệ.
Họa tiết trên các miếng vàng thể hiện độ tinh xảo về kỹ thuật chế tạo. Ảnh: news.artnet.com.
Các miếng vàng còn lại được tìm thấy là những đồng xu của Đế chế La Mã, trong đó có 1 đồng xu bằng vàng, được chế tác từ thời kỳ trị vì của Đại đế Constantine (285-337).
Điều đó cho thấy các hoạt động thương mại thời kỳ này phát triển mạnh mẽ trên khắp châu Âu. Số vàng được tìm thấy ở khu vực xung quanh thị trấn Jelling là nơi cất giấu tài sản từ một con người đầy quyền lực sống trong giai đoạn này.
Các chuyên gia phỏng đoán số vàng thuộc về tầng lớp cai trị từ thời kỳ La Mã. Ảnh: news.artnet.com
Các chuyên gia tin rằng số vàng này được cất giấu vào khoảng thời gian xảy ra một vụ phun trào núi lửa lớn vào năm 536 - "năm tồi tệ nhất" trong lịch sử châu Âu lúc bấy giờ.
Vụ phun trào này đã gây ra thảm họa về khí hậu, thiên nhiên, cùng với đó là nạn đói lan rộng ở khu vực Scandinavia (tên gọi chung một khu vực ở Bắc Âu, được cho là bao gồm các quốc gia là Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan). Những lá vàng được chôn dưới đất có thể là của những nhà cai trị, họ mong muốn giấu chúng khỏi kẻ thù hoặc bị sử dụng để làm vật hiến tế cho các vị thần.
Ngày 3 tháng 2 năm 2022, số hiện vật bằng vàng ngàn năm tuổi này sẽ được trưng bày trong Triển lãm của người Viking tại Bảo tàng Lịch sử Vejle, trước khi được đưa đến Bảo tàng Quốc gia trong khoảng một năm.
Tìm thấy tượng bán thân một mắt tại thành phố bị lãng quên, nhóm khảo cổ mở ra bí ẩn về nữ Chúa xinh đẹp nhất lịch sử Nữ hoàng Nefertiti được coi là nữ hoàng bí ẩn nhất trong lịch sử Ai Cập. Nefertiti là hoàng hậu của Pharaoh Ai Cập Akhenaten (trước đây là Amenhotep IV), người trị vì Ai Cập cổ đại từ khoảng năm 1353 đến năm 1336 trước Công nguyên. Được biết đến với cái tên "Người cai trị sông Nile" hay "Con gái của các...