Tiên tri “vô giá” cho nhân loại: Đã thành hiện thực sau 8 thập kỷ?
“Trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức. Nếu logic đưa anh từ điểm A tới điểm B thì trí tưởng tượng sẽ đưa anh đến mọi nơi” – Albert Einstein.
Trong hàng thế kỷ, các bộ óc vĩ đại đã mơ về một bộ não toàn cầu - thứ “cỗ máy” có thể tổng hợp và dân chủ hóa tất cả kiến thức cũng như thông tin cho toàn nhân loại. Mạng Internet ra đời được xem là “sứ giả” hữu hiệu nhất đưa chúng ta tiến gần đến tham vọng vĩ đại này.
Sự trỗi dậy của Internet và trí tuệ nhân tạo (AI) liệu có hiện thực hóa tiên tri về bộ não toàn cầu siêu việt của một tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng cách đây hơn 8 thập kỷ?
Thế kỷ 20 vinh danh tiểu thuyết gia người Anh Herbert George Wells (1866-1946) là một trong bộ ba “Cha đẻ của khoa học viễn tưởng” (hai người còn lại là Jules Verne, người Pháp và Hugo Gernsback, người Mỹ).
Bước ngoặt cuộc đời khiến H.G. Wells từ một cậu bé sinh ra trong gia đình trung lưu ở Anh trở thành một trong những tiểu thuyết gia được nhận nhuận bút cao nhất thế giới là tại nạn hồi nhỏ khiến ông gãy chân. Những ngày tháng nằm trên giường bệnh, H.G. Wells vùi đầu vào trang sách để quên đi nỗi đau đớn và dần nhận thấy niềm đam mê bất tận với thế giới của những câu chữ.
Từ khi còn là cậu bé lớn lên tại hạt Kent vùng đông nam nước Anh vào những năm 1860, H.G. Wells đã mường tượng về một thế giới tương lai khác lạ, nơi con người có thể tàng hình, du hành thời gian. Ông đã mang tất cả hình dung này viết trong các cuốn sách khoa học viễn tưởng có 1-0-2 của mình.
Năm 1895, cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đầu tiên mang tên “Cỗ máy thời gian” của H.G. Wells ra đời. Đây là lần đầu tiên trên thế giới, nhân loại biết đến khái niệm “cỗ máy thời gian”, có khả năng đưa con người du hành thời gian đến bất cứ thời điểm nào trong quá khứ-tương lai mà họ muốn. “Cỗ máy thời gian” lập tức mang đến thành công cho tác giả, giúp ông viết tiếp các đề tài về người ngoài hành tinh, chiến tranh giữa các vì sao trong vũ trụ…
Không chỉ là một tiểu thuyết gia, H.G. Wells còn trăn trở về chính trị và đấu tranh giai cấp. Ông mơ về một Trật Tự Thế Giới Mới, nơi thế giới chỉ có một chính phủ duy nhất, con người chung sống bình đẳng, hòa bình vĩnh cửu.
Giống như nhiều người theo triết học, H.G. Wells tin rằng con người về cơ bản có mối liên hệ với nhau và rằng sự tồn tại của chúng ta không phải là ngẫu nhiên. Do đó, H.G. Wells hình dung về một “Bộ não toàn cầu” giúp con người khai sáng với hệ thống thông tin, kiến thức cho phép tất cả mọi người, bất kể tuổi tác hay giai cấp, tiếp cận nó một cách bình đẳng, rộng rãi.
Với tư duy sắc sảo, tầm nhìn vượt trội cùng trí tưởng tượng không giới hạn, hơn hẳn người thường của mình, H.G. Wells đã phác thảo về cái gọi là “World Brain” trong một loạt các bài tiểu luận khoa học viết vào các năm 1936-1938.
“World Brain” (Bộ não toàn cầu) đối với thế giới tư duy trong H.G. Wells giống như một cuốn bách khoa toàn thư đồ sộ, cung cấp tất cả kiến thức kết tinh từ các dân tộc, trí tuệ ở mọi nơi trên thế giới, bất kể ngôn ngữ, văn hóa, chủng tộc… và có khả năng mở ra một kỷ nguyên hòa bình bền vững cho nhân loại.
“World Brain” (Bộ não toàn cầu) đối với thế giới tư duy trong H.G. Wells giống như một cuốn bách khoa toàn thư đồ sộ.
H.G. Wells là người tiên phong, nhưng ông không phải là người đầu tiên hoặc cuối cùng đưa ra khái niệm “World Brain”.
Năm 1737, nhà văn người Scotland Andrew Michael Ramsay (1686-1743) đã đề cập đến cuốn Từ điển toàn cầu Universal Dictionary với ý nghĩa cuốn từ điển là tinh túy kiến thức của tất cả các quốc gia trên thế giới, hội tụ vào một tác phẩm duy nhất. Cuốn từ điển này sẽ chứa đựng những gì đẹp nhất, vĩ đại nhất, rực rỡ nhất, hữu ích nhất cho con người ở mọi thời đại.
Tư tưởng của Andrew Michael Ramsay là nguồn gốc của cuốn Bách khoa toàn thư Encyclopédist xuất bản ở Pháp từ 1751 đến 1772. Cuốn sách khổng lồ gồm 17 tập này được xem là hiện thân cho thời kỳ Khai sáng của phương Tây.
Tuy rằng cuốn Encyclopédist của Pháp có thể chứa nhiều thông tin, kiến thức về khoa học, thủ công của thế giới nhưng thứ nó thiếu đó là khả năng kết nối và lan tỏa tri thức đến cộng đồng. Lỗ hổng này được lấp đầy trong “World Brain” của H.G. Wells.
Trước tiên tri về “World Brain”, hãy xem con người thời này từng bước hiện thực hóa giấc mơ 8 thập kỷ của H.G. Wells như thế nào.
Vào thập niên 1960, mọi người đã bắt đầu tưởng tượng rằng “World Brain” sẽ trông giống như một siêu máy tính khổng lồ. Sir Arthur C. Clarke – nhà văn khoa học viễn tưởng, nhà thám hiểm đại dương, nhà phát minh người Anh đưa ra dự đoán trong cuốn sách “Profiles of the Future” (tạm dịch: Hồ sơ Tương lai nhân loại, 1962) của mình rằng: World Brain sẽ là một thư viện phổ quát, đồng thời là một máy tính siêu thông minh mà con người có thể sử dụng để giải quyết mọi vấn đề.
Thập niên 1980 bắt đầu chứng kiến sự phát triển của kỹ thuật số, “World Brain” của H.G. Wells đã có những hình thức khác nhau. Thuật ngữ “Trí óc toàn cầu” lần đầu tiên được nhà văn Anh Sir Peter Russell đề cập đến trong cuốn sách “The Global Brain” (1980) của ông. Sir Peter Russell lập luận rằng, con người đã đến gần bước ngoặt của sự tiến hóa, tức là đạt đến một ý thức tập thể, nơi ai ai cũng có chung ý niệm về hòa bình và thống nhất khắp hành tinh.
Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã bắt đầu nghiên cứu cách một bộ não kỹ thuật số toàn cầu có thể được lập trình để tổng hợp tốt nhất tất cả thông tin của con người.
Vào những năm 1990, khái niệm về một mạng lưới tài liệu khổng lồ, phổ quát đã được hiện thực hóa với World Wide Web (mạng lưới toàn cầu). Các nhà lý thuyết truyền thông bắt đầu tưởng tượng về một thế giới nơi tất cả các thông tin đều có sẵn, miễn phí, nơi chủ nghĩa cá nhân có thể được thay thế bằng chủ nghĩa tập thể và nơi con người về cơ bản là làm việc cùng nhau.
Bước sang thế kỷ 21. Hòa bình hoàn toàn trên thế giới vẫn chưa đạt được hoàn toàn, vì dù đã thay đổi hình thức nhưng xung đột vẫn diễn ra hàng ngày ở một số “điểm nóng” trên thế giới. Nhưng nếu xét riêng về khả năng truy cập dữ liệu thông tin khổng lồ thì Internet đã làm được điều đó miễn là người dùng có thiết bị điện tử kết nối WiFi/Internet.
Vào đầu những năm 2010, giấc mơ về một cuốn bách khoa toàn thư đồ sộ của H.G. Wells gần như đã thành hiện thực, nhờ vào cỗ máy tìm kiếm vĩ đại nhất của Internet – Google.
Lấy cảm hứng từ tầm nhìn vĩ đại của tiểu thuyết gia Anh, các kỹ sư công nghệ Google đã quyết định tạo ra một bộ não thế giới kỹ thuật số, có khả năng hợp nhất tất cả các cuốn sách trên thế giới vào cơ sở dữ liệu của Google. Mặc dù gặp một vài trục trặc về vấn đề bản quyền trong việc “quét” dữ liệu của các cuốn sách trên thế giới, nhưng sự ra đời của “cỗ máy tìm kiếm khổng lồ” Google đã chứng minh tầm nhìn vượt trội của H.G. Wells cách đây hơn 8 thập kỷ về “Bộ não toàn cầu” là hoàn toàn có khả năng thành hiện thực.
Con người cùng với những bước phát triển công nghệ vượt bậc theo từng ngày đã tiệm cận đến “World Brain” mà tiểu thuyết gia khoa học viễn tưởng Anh mơ tới.
Khi cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) hồi sinh trong những thập niên đầu thế kỷ 21, người ta tự hỏi làm thế nào trí thông minh nhân tạo có thể cho phép con người kết nối sâu sắc hơn với thế giới xung quanh.
Nhiều người tin rằng Wikipedia – một nguồn tự do được tạo ra một cách dân chủ và phổ biến – là thứ gần gũi nhất với “World Brain” của H.G. Wells. Nhưng thế giới còn có nhiều nhà khoa học luôn tìm tòi và tham vọng xây dựng một thế giới số phẳng hơn cho tất cả mọi người, đơn cử:
Trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tập thể (CCI) của Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã bắt đầu nghiên cứu cách một bộ não kỹ thuật số toàn cầu có thể được lập trình để tổng hợp tốt nhất tất cả thông tin của con người.
Còn tỷ phú người Mỹ gốc Nam Phi Elon Musk đã thành lập công ty công nghệ thần kinh Neuralink Corporation, nhằm mục đích tạo ra một ‘cỗ máy’ được cấy vào não người và cho phép người dùng truy cập tức thời tất cả thông tin có sẵn trên Internet. Dự kiến, thiết bị cấy ghép vào não người sẽ được thí nghiệm trong năm 2020 này.
Trải qua lịch sử hàng nghìn năm, điều đặc biệt nhất ở con người chúng ta chính là sự tò mò. Rất nhiều bộ óc vĩ đại của thế giới đã vượt lên tư duy của người thường để tiến đến những thế giới siêu việt của tương lai. Rồi dần dần, sự tò mò và ham học hỏi của các thế hệ tiếp theo lại hiện thực dần những điều những tưởng chỉ có trong tương lai đó.
Một ngày… thế hệ tiếp theo của chúng ta có thể sẽ chạm đến “World Brain” hoàn hảo như H.G. Wells cách đây hơn 8 thập kỷ từng mơ đến…
Trang Ly
Đến cả NATO cũng bị thuyết phục bởi khả năng bảo mật siêu việt của USB Kingston D300 IronKey
Chiếc flash drive Kingston D300 IronKey USB 3.1 vừa chính thức được nhận chứng chỉ bảo mật NATO Restricted Level Certification.
Với chứng chỉ lần này, nhân viên của NATO sẽ có thể sử dụng D300 IronKey cho công việc vì nó thỏa mãn các chính sách bảo mật của tổ chức.
Ấn tượng hơn, trước đó đã có những chiếc như D100 và D200 cũng được trao chứng chỉ NATO Restricted Level Certification. Điều này chứng tỏ rằng dòng IronKey của Kingston là giải pháp lưu trữ được tin dùng bởi quân đội và các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ. Vì vậy, những khách hàng cần sự bảo mật tối đa có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng flash drive Kingston IronKey.
Về mặt thông số, D300 sử dụng USB 3.1 Gen 1 với tốc độ đọc/ghi lên đến 250/85 MB/s. Chiếc USB flash drive này còn chống được nước (đạt chuẩn IEC 60529 IPX8) và có các dung lượng 4GB, 8GB, 16GB, 32GB, 64GB, và 128GB. Sản phẩm được bảo hành 5 năm.
Bên cạnh chứng chỉ NATO, chiếc flash drive này còn sử dụng mã hóa phần cứng 256-bit AES và trước đó cũng đã được nhận chứng chỉ bảo mật FIPS 140-2 level 3. Ngoài ra, D300 còn sử dụng firmware với chữ kí số hóa (digitally signed) kết hợp với cơ chế bảo vệ mật khẩu phức tạp. Phần vỏ flash drive được làm từ kẽm và cũng được đóng seal bảo mật.
Kingston còn cung cấp thêm hai phiên bản D300S và D300SM bổ sung thêm số sêri và mã vạch (barcode) độc nhất, và hỗ trợ sử dụng bàn phím ảo để nhập mật mã nhằm chống lại keylogger.
Giá bán của IronKey D300 cũng vì vậy mà khá cao, với phiên bản 4GB đang được bán với giá 64USD (khoảng 1.500.000VNĐ) trên Amazon.
Theo gearvn
11 kiểu cá tính "phòng the" ai cũng nên biết để hiểu hơn về bản thân Theo các chuyên gia tình dục học, tính cách của một người trong đời sống hàng ngày và trong đời sống tình dục có thể ở hai thái cực trái ngược nhau. Điều đó hoàn toàn bình thường bởi có tới 11 kiểu cá tính trong "chuyện ấy" mà có thể bạn chưa biết. Vanessa Marin - Chuyên gia, Thạc sĩ tình dục...