Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng: Cơ cấu hệ thống giáo dục còn nhiều việc phải điều chỉnh

Theo dõi VGT trên

Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng cho rằng, việc xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân cần bám vào các tiêu chí: Công bằng, chất lượng, hiệu quả và thống nhất.

(Phần 1)

LTS: Những định hướng cơ bản của Nghị quyết Trung ương 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế yêu cầu hình thành một hệ thống giáo dục mở, thực hiện liên thông giữa các bậc học và trình độ, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, phân luồng mạnh học sinh sau trung học cơ sở, …Tuy nhiên nhìn từ thực tế thì cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam đang có nhiều bất cập.

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam về vấn đề này.

Có ý kiến cho rằng, cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay về cơ bản không đáp ứng nhiều định hướng quan trọng trong Nghị quyết Trung ương 29. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng: Việc xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân cần bám vào các tiêu chí: Công bằng, chất lượng, hiệu quả và thống nhất.

Tức là cần khắc phục những gì gây nên sự không công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục, kém chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục, sự không thống nhất về đầu mối quản lý dẫn đến chồng chéo chức năng nhiệm vụ hoặc mâu thuẫn về thể chế quản lý.

Theo đó, cần xây dựng một hệ thống mở, thực học, liên thông và phân luồng hợp lý; xóa bỏ những thang bậc, những cắt khúc, chạy theo số lượng mà ít quan tâm chất lượng, kém hiệu quả và ảnh hưởng tính hệ thống.

Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng: Cơ cấu hệ thống giáo dục còn nhiều việc phải điều chỉnh - Hình 1

Ảnh minh họa: VNU

Trong đó có sự phân công sứ mệnh và phối hợp công việc, có các trường trọng điểm, trường đẳng cấp quốc tế và trường địa phương, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp, giáo dục học thuật và giáo dục chuyên nghiệp, hệ thống sư phạm, có cấp độ đào tạo theo quy định quốc tế của UNESCO để tiện cho việc hội nhập thị trường toàn cầu (Theo ISCED – 2011).

Muốn làm được như vậy thì các đại học quốc gia và đại học vùng cần được hoàn thiện theo hướng là một đại học thống nhất và năng động chứ không phải dưới dạng “liên hiệp các trường” với cấp quản lý hành chính trung gian không cần thiết.

Phải bảo đảm phát huy được thế mạnh và tính chủ động sáng tạo của từng trường thành viên, không hạn chế năng lực sáng tạo và sự chủ động của họ, đồng thời sử dụng được sức mạnh tổng hợp chung của các trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực vật chất do nhà nước đầu tư, vươn lên trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ (chứ không phải vươn xuống đào tạo cao đẳng) và tổ chức tốt việc nghiên cứu khoa học, gắn đào tạo với nghiên cứu và nghiên cứu với đào tạo là hai mặt thống nhất của quá trình đào tạo đại học.

Về cơ chế quản trị các đại học, cần phân biệt cho rõ những gì các trường đại học thành viên được hoàn toàn tự chủ và tự thỏa thuận phối hợp với các thành viên khác, còn những gì phải do các đại học quốc gia và đại học vùng quyết định.

Các cơ sở nghiên cứu khoa học ở nước ta hầu hết nên nằm trong các trường đại học nghiên cứu, vừa nghiên cứu vừa giảng dạy, nghiên cứu để giảng dạy và giảng dạy thông qua nghiên cứu khoa học, sẽ nâng lên chất lượng cả hai mặt.

Mô hình tách riêng hệ thống nghiên cứu và các trường đại học như kiểu Liên-xô cũ nói chung sẽ không tốt và kém hiệu quả (chỉ trừ cá biệt một số rất ít các cơ sở nghiên cứu có tính đặc thù). Các trường đại học có nguồn nhân lực dồi dào cho nghiên cứu khoa học và kết quả nghiên cứu khoa học có thể dùng trong đào tạo, mặt khác, tham gia nghiên cứu khoa học là cách tốt để nâng cao trình độ, năng lực của cả giảng viên và sinh viên.

Đặc biệt, phải tạo điều kiện để phát triển một số trường có đẳng cấp quốc tế trong tốp 100 và 200 của thế giới, vừa để nâng cao chất lượng đại học vừa xây dựng thương hiệu quốc gia. Chính phủ đã nhiều lần đặt vấn đề theo đuổi mục tiêu này, kể cả đã đầu tư tài chính khá nhiều cho một số trường, nhưng cho tới nay kết quả vẫn chưa thành công, chưa có trường nào vào được tốp 200 của thế giới, các đại học lớn của chúng ta cũng mới đứng ở tốp trên dưới 1000.

Cụ thể, câu chuyện xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế (trường chất lượng cao, trường xuất sắc…) tại Việt Nam được bắt đầu cách đây nhiều nhiệm kỳ, mấy chục năm rồi. Có lúc Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án thành lập trường đại học đẳng cấp quốc tế. Giai đoạn đầu triển khai dự án, có 2 trường đại học là Việt-Đức và Việt-Pháp). Đến nay các trường đại học này dù có cố gắng nhưng vẫn chưa lọt vào top nào.

Video đang HOT

Nay, nên trở lại mục tiêu đó nhưng với cách tiếp cận mới, khả thi hơn, theo hướng chú trọng cơ chế quản trị nhà trường và hỗ trợ về thông tin, chất xám, đào tạo cán bộ và giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Chú ý cách làm đúng còn quan trọng hơn việc cấp nhiều tiền. Tiền cũng rất cần nhưng nếu cách làm không hiệu quả thì hết tiền mà vẫn không có kết quả như mục tiêu nêu ra. Tiền ít hơn nhưng biết cách làm thì sẽ có kết quả tốt.

Đó là đối với giáo dục đại học, vậy đối với cao đẳng, phổ thông thì sao, thưa ông?

Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng: Đúng, mỗi bậc học cũng có những vấn đề riêng.

Ví như các trường cao đẳng sư phạm hiện nay đang trong tình trạng đáng báo động về mức độ khó khăn thì Nhà nước cần xác định rõ sứ mệnh và nhiệm vụ của các trường này, mở cơ chế cho họ được đào tạo giáo viên tiểu học và trung học cơ sở vì họ có nhiều kinh nghiệm lĩnh vực này, thực hiện đa ngành trong đào tạo, giúp họ phấn đấu có lộ trình đủ điều kiện nâng lên đại học đa ngành, đa lĩnh vực để tiếp tục phát triển.

Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng: Cơ cấu hệ thống giáo dục còn nhiều việc phải điều chỉnh - Hình 2

Việc xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân cần bám vào các tiêu chí: Công bằng, chất lượng, hiệu quả và thống nhất. (ảnh: VNU)

Tất nhiên, đa ngành nhưng vẫn có nhiệm vụ chính là phải đào tạo sư phạm, đào tạo giáo viên, đào tạo nhà quản lý giáo dục, khoa học giáo dục, tâm lý học là mảng chính, chứ không nên khó thì giải thể.

Hiện nay, yêu cầu bồi dưỡng giáo viên vẫn còn nhiều. Ngành giáo dục đang tổ chức thay đổi chương trình, thay đổi cách dạy cách học, phát triển giáo dục trong điều kiện mới của công nghiệp 4.0…thì câu chuyện chuẩn bị giáo viên vẫn còn nhiều việc phải làm chứ không phải hết việc. Mặt khác, địa phương nào cũng có những yêu cầu về chuẩn bị nhân lực (ngoài những yêu cầu chung như toàn quốc).

Do đó, tôi nghĩ các trường địa phương này còn cần thiết lâu dài và là mắt xích không thể thiếu trong mạng lưới giáo dục quốc gia để bảo đảm sự công bằng xã hội. Đồng thời với đó, việc đào tạo sư phạm có thể thực hiện tại các khoa và môn học trong các trường đa ngành chứ không nhất thiết phải trường chuyên về sư phạm.

Như đã phân tích ở trên, nước ta để trở thành nước công nghiệp phát triển thì trong vòng vài chục năm đến sẽ còn cần thiết có thêm nhiều trường đại học nữa, nhất là giáo dục ngoài công lập, nên điều hòa phân bổ mạng lưới các cơ sở đào tạo rộng ra trên địa bàn cả nước, không nên tập trung thêm ở hai thành phố lớn để đỡ phải giải quyết những vấn đề liên quan và có tác động tốt cho sự phát triển các địa phương của cả nước (ở nhiều nước, các trung tâm đại học lớn không nằm ở thành phố lớn).

Cao đẳng chuyên nghiệp, giáo dục nghề nghiệp bậc trung cao cấp và đại học cần thống nhất đầu mối quản lý nhà nước, trước nhất là trả cao đẳng chuyên nghiệp trở về với bậc học đại học chứ không nên để phân tán, cắt khúc và chồng chéo như hiện nay, làm cho hệ thống không còn tính hệ thống và không được hạ chuẩn để tăng số lượng một cách tùy tiện. Như vậy mới có thể giải quyết tốt vấn đề liên thông, phân luồng và phân tầng trong hệ thống mở, tránh mâu thuẫn về thể chế quản lý giữa các Bộ.

Cao đẳng vốn thuộc khối giáo dục đại học nhưng tréo ngoe ở chỗ hiện nay khối giáo dục đại học của chúng ta bị phân đôi, cao đẳng do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý và bị kéo tụt xuống dưới trình độ đại học, còn đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.

Chưa kể, chính cao đẳng cũng đang bị phân đôi, phần lớn thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, phần sư phạm thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (là đúng). Giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp trung cao cấp đáng ra phải gắn với nhau thì lại bị cắt rời. Giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học cũng cần gắn với nhau nhưng cũng bị tách rời.

Ngay cả giáo dục phổ thông đang giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý nhưng hiện nay cũng đang bị phân chia khi mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đang làm chương trình cấp bằng giáo dục phổ thông tại các cơ sở đào tạo nghề.

Chúng tôi đề nghị xem xét để tổ chức lại các cơ quan quản lý nhà nước theo hướng thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về giáo dục (phổ thông, đại học bao gồm cả cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học). Không ngại quản lý không nổi vì quá rộng. Cái chính là phải thay đổi cách quản lý bằng thể chế và thanh tra, kiểm tra chứ không phải chỉ huy trực tiếp. Nếu công tác quản lý nhà nước cứ theo kiểu tiếp tục chỉ huy thì sẽ rất bận rộn vào nhiều việc nhỏ tác nhiệp cụ thể trong khi không tập trung giải quyết tốt vấn đề thể thể chế quản lý vĩ mô và làm cho các cơ sở đào tạo không trưởng thành được.

Còn chương trình giáo dục phổ thông cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng chuyển từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực (chương trình giáo dục phổ thông 2018 tuy có tốt hơn trước nhưng về cơ bản vẫn là truyền thụ kiến thức).

Giáo dục phổ thông cơ bản kết thúc sau trung học cơ sở, còn trung học phổ thông thì bắt đầu tiếp cận nghề nghiệp, cần thiết kế chương trình theo hướng mới này.

Trong trung học phổ thông hệ công lập không nên tổ chức thành hai phân hệ là trường chuyên và trường không chuyên như hiện nay. Đã gọi là phổ (phổ thông) thì nên chú ý tính đồng đều trong hệ công lập. Đó cũng là sự bình đẳng trong hệ thống. Có chuyên tức là không phổ.

Còn việc bồi dưỡng nhân tài thì theo câu lạc bộ năng khiếu trong các trường trung học phổ thông và có thể có vài ba trường năng khiếu ở các vùng gắn với đại học nghiên cứu là được (chứ hiện nay các trường chuyên này cũng đâu có giải quyết được vấn đề nhân tài, mà chủ yếu mới là giúp cho việc vào đại học dễ hơn). Và khuyến khích các nhà đầu tư phát triển các trường phổ thông ngoài công lập chất lượng cao.

Giáo dục phải là "máy cái" quan trọng nhất để xây dựng và phát triển xã hội

Giáo sư Trần Hồng Quân: "Thời đại ngày nay muốn có sức mạnh quốc gia thì phải có sức mạnh trí tuệ, phải có một nền khoa học - công nghệ tiên tiến".

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục hoàn thiện Dự thảo "Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045".

Theo đó, mục tiêu tổng quát đến năm 2030 của giáo dục Việt Nam là phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm nền tảng cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Đồng thời, xây dựng hệ thống giáo dục mở, phục vụ học tập suốt đời, công bằng và bình đẳng, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.

Tầm nhìn đến năm 2045 là xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, xây dựng đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Bàn về nội dung này, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Trần Hồng Quân - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện đang là Chủ tịch Hội đồng cố vấn của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Giáo dục phải là máy cái quan trọng nhất để xây dựng và phát triển xã hội - Hình 1

Giáo sư Trần Hồng Quân - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Ảnh: Ngọc Quang)

PV: Thưa Giáo sư, hiện nay Bộ Giáo dục Đào tạo đang xây dựng chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cũng đang nghiên cứu tham gia xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đại học của nước nhà. Theo Giáo sư, việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn mới phải dựa trên những cơ sở quan trọng nào?

Giáo sư Trần Hồng Quân: Tôi cho rằng có ba cơ sở quan trọng.

Trước hết phải khẳng định rằng, việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn mới không phải chỉ là yêu cầu tự thân của ngành giáo dục mà trước hết là từ theo yêu cầu phát triển mạnh mẽ đất nước trong giai đoạn đầy khó khăn này.

Để chấn hưng quốc gia, các nhà chiến lược giỏi bao giờ cũng quan tâm trước hết đến nhân tài, nhân lực và dân trí. Do vậy, giáo dục không chỉ là bông hoa đẹp mà chính là cái máy cái quan trọng nhất để xây dựng và phát triển xã hội.

Trong bối cảnh hiện nay, nước ta buộc phải vươn lên nhanh chóng. Không thể nào lùi mục tiêu hiện đại hóa hết lần này đến lần khác , hết đại hội này đến đại hội khác. Thời gian không chờ chúng ta, Việt Nam phải kịp thời đủ sức hội nhập vào dòng chính phát triển của thế giới, không thể để đất nước lạc hậu .

Nhìn lại lịch sử nước nhà, hầu như ta thường mất nước đều do lạc hậu chậm tiến. Nay không thể để thiếu sức mạnh quốc gia, không để bị chèn ép. Thời đại ngày nay muốn có sức mạnh quốc gia thì phải có sức mạnh trí tuệ, phải có một nền khoa học - công nghệ tiên tiến. Điều đó đặt trách nhiệm nặng nề đối với giáo dục nói chung, với giáo dục đại học nói riêng, không thể không có những mục tiêu cụ thể đầy khát vọng và những giải pháp đột phá cho giáo dục đại học. Từ kế hoạch chiến lược tổng thể của quốc gia mà xác định yêu cầu đối với giáo dục đại học, lấy đó làm căn cứ cơ bản đầu tiên để xây dựng chiến lược phát triển ngành.

Thứ hai, đương nhiên cần phải đánh giá thẳng thắn, chính xác, không tránh né về thực trạng của nền giáo dục đại học nước nhà, cả những thành tựu và nhất là những yếu kém.

Không nên quá cường điệu thành tựu làm thứ thuốc an thần cho nhau để cứ thong dong chậm chạp bước đi không chút sốt ruột, không chút lo âu sự lạc hậu của mình.

Thứ ba là cần nhận thức thành tựu và xu thế phát triển của giáo dục thế giới mà so sánh, học tập, hội nhập, thích nghi.

Đó là ba cơ sở chính để xây dựng chiến lược giáo dục trong giai đoạn mới.

PV: Giáo sư thấy cần lưu ý đặc biệt điều gì khi xây dựng chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn mới?

Giáo sư Trần Hồng Quân: Ta thường quen xây dựng chiến lược chủ yếu là đề ra một hệ thống các mục tiêu mong muốn mà rất ít nêu ra những giải pháp khả thi đủ tầm để thực hiện các mục tiêu đó.

Khi không đạt được thì biện minh bằng đủ thứ lý do, thậm chí có khi lờ luôn không kiểm điểm nguyên nhân không đạt. Để rồi trong kế hoạch tiếp theo lại đề ra lại các mục tiêu ấy, có khi với chỉ tiêu cơ bản còn thấp hơn trước.

Sự lựa chọn các mục tiêu hợp lý bao giờ cũng phải xét tính khả thi khi cân nhắc giải pháp. Mà tìm giải pháp tốt là khó khăn hơn nhiều, đòi hỏi phải thực sự sáng tạo.

Đặc biệt là đối với những mục tiêu quan trọng, rất khó đạt nhưng không được phép lùi được, đó là tối thiểu, chết sống gì cũng phải đạt cho kỳ được mà giải pháp lại chưa tìm ra, khi đó đòi hỏi phải đổi mới tư duy, vượt ngoài cách nghĩ, cách làm truyền thống mới có thể tìm được lối ra. Tôi cho là đất nước ta nói chung, giáo dục đại học nói riêng cũng đang đứng trước tình huống như vậy.

PV: Thưa Giáo sư, vậy chúng ta cần quan tâm những vấn đề quan trọng nào khi xây dựng chiến lược giáo dục trong giai đoạn mới?

Giáo sư Trần Hồng Quân: Có rất nhiều vấn đề quan trọng có liên quan đã được đề cập trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong Nghị quyết 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng, chúng ta nên quan tâm nghiên cứu.

Ở đây tôi muốn nêu hai vấn đề lớn mang tính chất giải pháp cơ bản để phát triển, mỗi vấn đề cần một nhóm giải pháp cụ thể cần đặc biệt quan tâm nghiên cứu đề ra:

Một là vấn đề động lực. Phải có các giải pháp phát huy động lực của cả hệ thống, của từng cơ sở đào tạo và nghiên cứu, của từng cá nhân... bằng cách động viên khát vọng vươn tới, bằng các chính sách liên quan đến quyền lợi.

Đồng thời phải tháo gỡ các ràng buộc không phù hợp trong quản lý để giải phóng động lực. Giáo dục cũng như rất nhiều các lĩnh vực khác đều bị trói buộc bởi cách quản lý tập trung cũ kỹ cản trở sự phát triển.

Vấn đề động lực phát triển là sức sống của nền giáo dục, cũng là vấn đề lớn nhất cho thể chế chúng ta. Thiếu động lực thì không có ý chí, không có khí thế tiến lên, không thể sáng tạo.

Một thí dụ, tự chủ đại học là một giải pháp nhằm giải phóng khỏi cách quản lý tập trung cứng nhắc, phát huy động lực tự thân của các trường đại học, được rộng đường phát triển đồng thời cũng chịu áp lực buộc phải luôn canh tân để phát triển. Nếu thực hiện tốt một cách phổ biến chủ trương này thì nền giáo dục đại học sẽ có sinh khí mới, sẽ tiến bộ nhanh chóng.

Thứ hai là vấn đề nguồn lực. Phải tăng cường đầu tư và sử dụng hợp lý nguồn lực phát triển. Đầu tư cho giáo dục là thứ đầu tư mang tính cơ bản hơn bất cứ loại đầu tư nào khác, có hiệu quả cực kỳ to lớn, bền vững và sâu sắc. Nhưng đó là thứ đầu tư chu kỳ dài, không thể thấy kết quả ngay lập tức hiển thị bằng tiền mà là loại hiệu quả phức hợp tác động trong mọi lĩnh vực xã hội.

Cho nên khi chịu áp lực khó khăn về ngân sách, những người thiếu tầm nhìn chiến lược có thể không đặt đầu tư cho giáo dục ở mức ưu tiên cần thiết, mà tạm gác lại chờ khi khấm khá hơn. Nhưng đã và sẽ thường xuyên gác lại như vậy vì ngân sách có bao giờ hết căng thẳng? Chính vì thế mà làm cho 'Quốc sách hàng đầu' chỉ còn là khẩu hiệu trên giấy.

Thực ra ngân sách Nhà nước hiện nay cũng phải không phải quá khó khăn như nhiều thập kỷ trước. Không thể viện cớ khó khăn mà Nhà nước không tăng cường đầu tư mạnh mẽ hơn, càng không nên chuyển gánh cho 'xã hội hóa'.

Mặt khác, ở bất cứ quốc gia nào kể cả những nước giàu có, ngân sách dành cho giáo dục bao giờ cũng là vấn đề khó khăn, bởi vì giáo dục luôn luôn phát triển, luôn có những đòi hỏi mới. Vì vậy trong điều kiện ngày nay, nhiều bộ phận xã hội cũng giàu có hơn trước, ta có khả năng huy động nguồn lực xã hội tốt hơn để phụ thêm với Nhà nước .

Tôi cho rằng, nên nghiên cứu nhiều mô hình trường, nhiều dạng đầu tư, nhiều dạng sở hữu công và tư là hai cực đoan. Ở giữa hai cực đó là một phổ sở hữu đan xen với nhiều mô hình quản lý khác nhau có thể chấp nhận được, cốt lõi là giáo dục phát triển nhanh, đúng hướng, đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước. Hai vấn đề lớn đó cần tập trung nghiên cứu để có nhiều giải pháp cụ thể hiệu quả. Đặt được vấn đề một cách đúng đắn thì coi như đi được nửa đoạn đường tìm giải pháp đạt mục tiêu.

Trân trọng cảm ơn Giáo sư!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhà báo dùng điện thoại quay clip xe múc đất đá rồi "gợi ý quà Tết"Nhà báo dùng điện thoại quay clip xe múc đất đá rồi "gợi ý quà Tết"
21:27:21 17/01/2025
Điều tra vụ 4 người trong một gia đình tử vong ở Hà NộiĐiều tra vụ 4 người trong một gia đình tử vong ở Hà Nội
20:57:53 17/01/2025
Bí mật về quê sau 11 năm ở Hàn Quốc, chàng trai tặng bố mẹ 'món quà' bất ngờBí mật về quê sau 11 năm ở Hàn Quốc, chàng trai tặng bố mẹ 'món quà' bất ngờ
23:07:07 17/01/2025
Vụ gần 47 tỷ đồng gửi Sacombank "bốc hơi": Tạm dừng phiên tòaVụ gần 47 tỷ đồng gửi Sacombank "bốc hơi": Tạm dừng phiên tòa
21:52:39 17/01/2025
Nóng: Sao nam 10X bị lừa bán sang biên giới Thái Lan được giải cứu thành công, nhìn ngón tay cái ai cũng thấy khiếp sợNóng: Sao nam 10X bị lừa bán sang biên giới Thái Lan được giải cứu thành công, nhìn ngón tay cái ai cũng thấy khiếp sợ
23:45:51 17/01/2025
Cành đào huyền có giá "ngã ngửa", chính chủ đăng ảnh lập tức có người trả gấp 10 lần giá mua!Cành đào huyền có giá "ngã ngửa", chính chủ đăng ảnh lập tức có người trả gấp 10 lần giá mua!
21:28:36 17/01/2025
Năm SOOBIN nổi đình đám với hit Phía Sau Một Cô Gái, Hoa hậu Thanh Thủy mới học lớp 9Năm SOOBIN nổi đình đám với hit Phía Sau Một Cô Gái, Hoa hậu Thanh Thủy mới học lớp 9
21:14:51 17/01/2025
Tiếp viên hàng không xinh đẹp bỏ việc về quê nuôi lợn nhận cái kết bất ngờTiếp viên hàng không xinh đẹp bỏ việc về quê nuôi lợn nhận cái kết bất ngờ
22:53:09 17/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

3 loại hạt tốt cho tim mạch lại không lo tích mỡ bụng

3 loại hạt tốt cho tim mạch lại không lo tích mỡ bụng

Sức khỏe

06:28:12 18/01/2025
Hạt hướng dương chứa nhiều chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm cholesterol, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Chuyện gì đang xảy ra với Hoa hậu Phạm Hương ở Mỹ?

Chuyện gì đang xảy ra với Hoa hậu Phạm Hương ở Mỹ?

Sao việt

06:24:49 18/01/2025
Netizen phát hiện thời gian gần đây Phạm Hương ít nhắc về chồng. Trong dịp lễ Giáng sinh vừa qua, Phạm Hương bị soi không mang nhẫn cưới, xuất hiện lẻ bóng
Trời lạnh và khô, chị em nên mua thêm loại nguyên liệu này về nấu 3 món ngon vừa giàu collagen giúp da mịn đẹp mà giá rất rẻ

Trời lạnh và khô, chị em nên mua thêm loại nguyên liệu này về nấu 3 món ngon vừa giàu collagen giúp da mịn đẹp mà giá rất rẻ

Ẩm thực

06:16:16 18/01/2025
Bây giờ chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn 3 cách làm món ăn ngon từ loại nguyên liệu rất rẻ tiền này để cải thiện làn da khô trong mùa đông nhé!
Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Nữ thần công sở đẹp mê đắm, đỉnh cao nhan sắc chính là đây!

Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Nữ thần công sở đẹp mê đắm, đỉnh cao nhan sắc chính là đây!

Phim châu á

06:03:06 18/01/2025
Trong số các phim Hàn sắp chiếu, có một tác phẩm rất đáng chú ý mang tên My dearest nemesis (tạm dịch: Kẻ thù không đội trời chung yêu dấu).
Một nam rapper Việt sở hữu bản hit khiến trưởng nhóm đại mỹ nhân mê tít, "bông hồng lai" Kpop cũng không ngoại lệ

Một nam rapper Việt sở hữu bản hit khiến trưởng nhóm đại mỹ nhân mê tít, "bông hồng lai" Kpop cũng không ngoại lệ

Nhạc việt

06:00:56 18/01/2025
Không Sao Cả tạo trend trên các ứng dụng video, được dàn idol Kpop hưởng ứng nhiệt tình, thậm chí còn leo lên top 1 nhạc viral của Spotify Hàn Quốc.
Phim Việt giờ vàng chưa chiếu đã hot rần rần: Remake từ bom tấn Trung, nữ chính xinh hơn cả bản gốc

Phim Việt giờ vàng chưa chiếu đã hot rần rần: Remake từ bom tấn Trung, nữ chính xinh hơn cả bản gốc

Phim việt

06:00:18 18/01/2025
Hiện tại chưa biết câu chuyện trong phim sẽ được triển khai theo hướng nào nhưng chỉ thông qua sự góp mặt của dàn cast kể trên, khán giả đã đặt kỳ vọng rất lớn vào Cha Tôi Người Ở Lại.
"Tình cũ" Kim Tae Hee khuynh đảo màn ảnh suốt 6 năm giờ danh tiếng tụt dốc, diễn đỉnh nhưng đóng phim nào cũng "xịt"

"Tình cũ" Kim Tae Hee khuynh đảo màn ảnh suốt 6 năm giờ danh tiếng tụt dốc, diễn đỉnh nhưng đóng phim nào cũng "xịt"

Hậu trường phim

05:59:44 18/01/2025
Anh từng là cái tên lừng lẫy, khuynh đảo màn ảnh với loạt tác phẩm đình đám. Thế nhưng trong những năm gần đây, sức nóng của anh không còn được như xưa.
Solskjaer trở lại ghế nóng, chuẩn bị đối đầu Mourinho

Solskjaer trở lại ghế nóng, chuẩn bị đối đầu Mourinho

Sao thể thao

00:59:51 18/01/2025
Ole Gunnar Solskjaer sắp được bổ nhiệm làm HLV trưởng của Besiktas - đội bóng giàu truyền thống ở Thổ Nhĩ Kỳ. Besiktas hiện chưa có thuyền trưởng chính thức sau khi sa thải Giovanni van Bronckhorst hồi tháng trước.
Dọn nhà, cặp đôi vứt nhầm gần 800 triệu đồng tiền mặt vào thùng rác

Dọn nhà, cặp đôi vứt nhầm gần 800 triệu đồng tiền mặt vào thùng rác

Lạ vui

00:59:26 18/01/2025
Trong lúc bất cẩn, cặp vợ chồng trẻ đã ném nhầm 230.000 Nhân dân tệ (gần 800 triệu đồng) tiền tiết kiệm vào túi giấy rồi vứt đi. Khi phát hiện ra, cả hai vội gọi người giúp tìm kiếm.
Động thái không ngờ của Triệu Vy giữa ồn ào dính vào đường dây buôn người sang Myanmar

Động thái không ngờ của Triệu Vy giữa ồn ào dính vào đường dây buôn người sang Myanmar

Sao châu á

23:40:07 17/01/2025
Người hâm mộ hoang mang khi Triệu Vy vướng vào scandal động trời. Tuy nhiên, thái độ của nữ diễn viên lại khiến nhiều người bất ngờ.
Taylor Swift rơi vào vòng xoáy kiện tụng quấy rối tình dục

Taylor Swift rơi vào vòng xoáy kiện tụng quấy rối tình dục

Sao âu mỹ

23:37:06 17/01/2025
Cuộc chiến pháp lý giữa Justin Baldoni và Blake Lively xoay quanh vụ kiện quấy rối tình dục sau khi ra mắt phim It Ends With Us có diễn biến mới, khi mới đây cái tên Taylor Swift đã được nhắc đến.