Tiến sĩ Trần Quốc Phúc chỉ ra “Bộ tứ thần thánh” trong hành trình nuôi dạy con cái
Khóa học “Bí quyết dạy con xuất chúng” của Tiến sĩ – Kỷ lục gia Trần Quốc Phúc được tổ chức tại Hà Nội đã thu hút hàng trăm phụ huynh, những người yêu trẻ tham gia.
Hàng trăm phụ huynh, những người yêu trẻ tham dự khóa học của Tiến sĩ Trần Quốc Phúc.
Vốn sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, từ những điều mà chính bản thân mình đã trải qua trong thời niên thiếu, những điều quan sát được từ hàng trăm gia đình… Tiến sĩ Trần Quốc Phúc quyết định phải làm điều gì đó để giúp cho thế hệ tương lai có thể tốt hơn, giúp các phụ huynh cân bằng được cuộc sống.
Vậy nên, ông đã không ngừng nghiên cứu và học hỏi từ các chuyên gia giáo dục, những người thầy trên khắp thế giới trong suốt 10 năm qua.
Tiến sĩ, Kỷ lục gia Trần Quốc Phúc chia sẻ trong khóa học “ Bí quyết dạy con xuất chúng”. Ảnh: Ngọc Trang.
Từ đó, ông đã giúp cho hơn 20.000 gia đình luôn đầy ắp tiếng cười, 20.000 phụ huynh không còn bối rối trước bài toán về giáo dục con cái và hơn 20.000 đứa trẻ đang lớn lên mỗi ngày với sự hoàn thiện cả về nhân cách và trí tuệ!
Bí Quyết Dạy Con Xuất Chúng là tất cả những kiến thức cần thiết cho bất cứ phụ huynh nào. Nó được thiết kế để giúp bạn cùng lúc có thể xây dựng gia đình hạnh phúc và sự nghiệp vững vàng, nuôi dạy các con hoàn thiện cả về trí tuệ và nhân cách!
Tiến sĩ Trần Quốc Phúc luôn cảm ơn các cộng sự đã đồng hành cùng với ông.
Tiến sĩ Trần Quốc Phúc chia sẻ: “Cho đến bây giờ, vẫn còn những cha mẹ nuôi dạy con theo cách vô cùng bản năng. Thường thì họ sẽ dựa trên những cách giáo dục mà họ biết, đặc biệt là cách giáo dục mà chính bản thân họ đã trải qua trong thời niên thiếu.
Và rồi, những sự mù mờ tri thức trong việc dạy con của cha mẹ đã tạo nên những đứa trẻ nhút nhát, tự ti, nói dối, cộc cằn, chưa biết chăm sóc bản thân,…Chính vì vậy, muốn con hạnh phúc, thành công thì bản thân cha mẹ cũng phải học hỏi, có phương pháp giáo dục đúng để con luôn được sống trong niềm vui, có trí tuệ và nhân cách”.
Trong khóa học dành cho các phụ huynh và những người yêu trẻ, Tiến sĩ Trần Quốc Phúc đã chia sẻ những câu chuyện thực tế, những bài học đã từng trải qua và đúc kết lại trong quá trình học tập, nghiên cứu của mình.
Video đang HOT
Trong số đó, ông đã chỉ ra “Bộ tứ thần thánh” trong hành trình nuôi dạy con cái cần phải có:
Người bạn cùng tiến
Muốn con tiến bộ thì phải có những người bạn tiến bộ, bởi con gần ai sẽ “nhiễm” của người đó. Nếu xung quanh con, những người bạn của con là những người tích cực thì con cũng sẽ có năng lượng tích cực để tiến bộ mỗi ngày.
Người thầy
Trong bài chia sẻ của mình, Tiến sĩ Trần Quốc Phúc nói về những người thầy mà ông được học trong cuộc sống. Họ là một phần giúp ông có được như ngày hôm nay. Ông từng là học trò xuất sắc của Diễn giả số 1 thế giới Tony Robbins.
Tiến sĩ Trần Quốc Phúc cho rằng, bên cạnh con cần có những người thầy để con học hỏi và định hướng cho con đi đúng đường. Đó có thể là người thầy trên bục giảng, có thể là người thầy ngoài cuộc sống và cũng có thể là cha mẹ.
Môi trường
Môi trường xung quanh ảnh hướng rất lớn đến con trẻ. Chính vì vậy, dù là ở nhà hay ở đâu, người lớn cần làm gương trước để con học theo. Nếu nuôi dưỡng con trong một môi trường lành mạnh, con sẽ lớn dần lên với những điều tích cực nhất. Điều này đóng vai trò rất lớn của cha mẹ khi biết chọn môi trường sống, môi trường học tập cho con.
Công cụ
Tiến sĩ Trần Quốc Phúc khẳng định, cha mẹ muốn nuôi dạy con tốt hãy biết kết nối với những người có kinh nghiệm và quan trọng là biết chọn sách để đọc.
Ông cho rằng, người thành công là người biết sử dụng đòn bẩy nên trong phương pháp dạy con cha mẹ cũng cần phải học tập để con có được thành công như mong muốn.
Ngoài “bộ tứ thần thánh”, buổi học đầu tiên, học viên còn được lắng nghe rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong nuôi dạy con. Theo đó, điều quan trọng nhất là cha mẹ phải là một tấm gương cho con. Muốn con hạnh phúc, cha mẹ phải hạnh phúc. Muốn con biết chào hỏi, cha mẹ hãy chào hỏi,…
Rất nhiều phụ huynh chia sẻ về những điều bổ ích học được từ buổi đầu tiên. Họ đều nhận thấy bản thân mình cần tích cực hơn, thay đổi những gì chưa phù hợp để gia đình có cuộc sống viên mãn.
Là học trò xuất sắc của diễn giả số 1 thế giới Tony Robbins, Tiến sĩ-Kỷ lục gia Trần Quốc Phúc có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi dạy con trẻ.
Tiến sĩ Trần Quốc Phúc được học tập và làm việc cùng các Kỷ lục gia Thế giới, triệu phú quốc tế, Chuyên gia bậc thầy về phát triển cá nhân; Top 12 Kỷ lục gia nhận giải vàng cống hiến thế giới trong lĩnh vực giáo dục;
Là tác giả bộ tác phẩm nhân cách và thói quen thành đạt vườn tâm hồn. Năm 2016, tác phẩm “Vườn tâm hồn” được xác lập Kỷ lục Việt Nam về ứng dụng giáo dục nhân cách con người.
Tháng 5/2017, tác phẩm này còn nhận được Đĩa Vàng Cống hiến do Viện Nội dung Kỷ lục Thế giới trao tặng.
Ngọc Trang
Theo giaoducthoidai
9 bí quyết dạy con của người Pháp được cả thế giới ngưỡng mộ
Hiếm khi quậy phá nơi đông người, ăn những gì được phục vụ và lịch sự với những người xung quanh... là cách hành xử văn minh mà người ta dễ nhận thấy nhất ở trẻ em Pháp. Để có được điều này, những bà mẹ Pháp luôn tuân thủ những bí quyết riêng của mình.
1. Độc lập ngay từ khi còn nhỏ
Thông thường, phụ nữ ở Pháp thường trở lại làm việc 10 tuần sau sinh. Bởi nếu họ ở nhà lâu hơn, gánh nặng kinh tế sẽ rất lớn dù họ được trợ cấp xã hội. Vì vậy, khi mẹ kết thúc kỳ nghỉ thai sản, đứa trẻ sẽ được đưa đến nhà trẻ. Ngay từ nhỏ, trẻ con Pháp đã được tiếp xúc với rất nhiều người mới. Điều này giúp đứa bé thích nghi nhanh hơn và độc lập hơn trong cuộc sống.
2. Ngủ riêng
Ở Pháp, trẻ em được huấn luyện ngủ riêng từ rất sớm. Chúng sẽ ngủ trên giường của mình ở trong phòng ngủ riêng. Nếu một đứa trẻ thức dậy trong đêm và bắt đầu khóc, người mẹ thường đợi trong giây lát để đánh giá tình hình và chỉ xuất hiện khi cảm thấy thực sự cần thiết. Việc làm này giúp đứa trẻ hình thành thói quen ngủ rự lập.
3. Tự do hành động
Cha mẹ Pháp cho con cái của họ sự tự do nhất có thể. Rất hiếm khi bạn thấy một phụ huynh vui chơi trên sân chơi với con. Họ cũng không can thiệp vào xung đột giữa những đứa trẻ mà để chúng tự xử lý tình huống. Điều quan trọng là họ thiết lập một ranh giới giữa những trò đùa và hành vi thực sự xấu.Chỉ có hành vi xấu là bị trừng phạt để con bạn biết sự khác biệt.
4. Ông bà không phải là người nuôi dạy trẻ
Ở Việt Nam, ông bà thường đảm nhiệm luôn vai trò nuôi dạy cháu. Điều này vô tình làm ảnh hưởng đến việc giáo dục tính cách cho trẻ cũng như tăng gánh nặng cho ông bà. Trong khi đó, ở Pháp, ông bà chỉ là những người hỗ trợ nuôi dạy bọn trẻ mà thôi. Bạn có thể thấy người già uống cà phê hoặc rượu vang trong nhà hàng thường xuyên hơn là chăm sóc cháu.
5. Không có đồ ăn riêng
Người Pháp bày tỏ quan điểm mạnh mẽ rằng việc sum họp cùng nhau trong bữa ăn ít nhất một lần một ngày là rất quan trọng. Ở đó, trẻ em và người lớn ăn cùng một loại thực phẩm vì không có thứ gọi là "thức ăn riêng của trẻ em" ở Pháp. Bọn trẻ sẽ không phải ăn những thứ chúng không thích nhưng nhất định chúng phải nếm món ăn đó để biết mùi vị như thế nào.
6. Tạo thói quen cư xử tốt
Giáo dục thói quen cư xử tốt cho trẻ là một hành trình dài nhưng cần thiết. Vì vậy, ngay từ nhỏ, những đứa trẻ đã được dạy và duy trì những các hành xử văn minh. Chúng chào đón khách và hàng xóm, bình tĩnh xếp hàng và nhường chỗ cho người già trên xe buýt. Đó là lý do, từ khi còn rất nhỏ, bọn trẻ được học 4 cụm từ lịch sự quan trọng: Cảm ơn, Một ngày tốt lành, Vui mừng đón bạn, Tạm biệt.
7. Không giáo dục sớm
Việc dạy chữ sớm dường như xa lạ ở Pháp. Đa số trẻ em ở đây khi lên 5 tuổi vẫn chưa biết đọc và bố mẹ thấy điều này hoàn toàn bình thường. Thay vào đó, những phụ huynh Pháp cho rằng, tuổi thơ là khoảng thời gian tuyệt vời khi trẻ học cách mơ ước, khám phá thế giới, học phép lịch sự và có trách nhiệm. Đến khi chúng 6 tuổi, chúng sẽ học cách đọc và đếm.
8. Cuối tuần - thời gian dành cho gia đình
Người Pháp rất có ý thức về các hoạt động của ngày Chủ nhật và họ có sự chuẩn bị chu đáo để có một ngày nghỉ trọn vẹn và bổ ích. Đây là khoảng thời gian tốt nhất để đi dã ngoại, tổ chức tiệc ngoài trời, đi xe đạp... Ở đó, trẻ con thoải mái tự do vận động, phát triển thể chất cũng như sự sáng tạo, óc quan sát. Điều này cũng giúp kết nối các thành viên trong gia đình.
9. Học cách sử dụng đồng tiền
Bạn có thể thấy, trong các siêu thị ở Pháp, khi cha mẹ từ chối mua một món đồ nào đó, trẻ em thường giữ bình tĩnh và không gây ồn ào. Đó là vì, ngay từ nhỏ, trẻ em Pháp đã được học cách sử dụng đồng tiền. Trẻ embắt đầu nhận được tiền tiêu vặt từ năm 7 tuổi và được phép tiêu nó theo ý muốn. Số tiền tiêu vặt hàng tháng thường bằng tuổi trẻ. Điều này giúp trẻ có sự tự chủ trong cách sử dụng đồng tiền.
Theo Helino
Ông bố dạy con bài học nhớ đời khi đòi làm trưởng phái võ thuật Cậu con trai nằng nặc đòi đi học võ thuật, sau một thời gian lại đòi về nhà, ông bố Trung Quốc từ chối. Ông Cai Xiaoyue, là một chuyên gia giáo dục nổi tiếng ở Trung Quốc. 6 người con của ông đều thành công trong sự nghiệp. 5 người sang Mỹ du học và đều có được chỗ đứng nhất định...