Tiến sĩ Stanford chia sẻ bốn khoảng trống trong giáo dục phổ thông

Theo dõi VGT trên

Tham vọng dạy trẻ thành đa chuyên gia, dạy những thứ chỉ cần tìm hiểu qua cái “bấm chuột” là những điều giáo dục cần thay đổi.

Dưới đây là bài chia sẻ của thầy Nguyễn Chí Hiếu, tiến sĩ tốt nghiệp từ Đại học Stanford (Mỹ).

sao nhiều học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 thành tích huy chương đầy mình, nhưng khi vào đại học thì cứ như gà mắc tóc? Vì sao những ngôi sao sáng thời phổ thông, đại học được báo chí địa phương ca tụng, nhưng khi bước ra đời thì loay hoay, hoang mang và lạc lõng?

Vì phần lớn những gì trẻ được học trong trường và ở nhà đang đi chậm hơn so với mức độ phát triển của thế giới tầm chục năm. Tụi nhỏ tốn 12 năm học phổ thông để rồi bước vào đại học và ra đời lắm lúc trong sự ngỡ ngàng, sụp đổ. Bao nhiêu “súng ống” thầy cô, bố mẹ chuẩn bị cho trong 12 năm qua chẳng có mấy thứ dùng được hiệu quả, trong khi đó những thứ cần để “sống sót” ngày mai nơi biển lớn lại trống huơ trống hoắc trong bộ đồ nghề xách tay của chúng.

Tất cả cũng do ba khoảng trống trong giáo dục phổ thông hiện tại mà David Perkins, một trong những người sáng lập của Project Zero – trung tâm nghiên cứu giáo dục “đỉnh” nhất của Đại học Harvard và của Mỹ, kể ra và một khoảng trống mà tôi đang nhìn thấy như cơm bữa mỗi ngày.

Tiến sĩ Stanford chia sẻ bốn khoảng trống trong giáo dục phổ thông - Hình 1

TS Nguyễn Chí Hiếu. Ảnh: Dương Tâm

Khoảng trống số 1: Học gì mà bắn đại bác chưa tới

Với sự “nở nang” của tầng lớp trung lưu trong xã hội, người ta đầu tư mạnh tay vào giáo dục. Đầu tư nhiều thì ai cũng muốn “thu lời” nhiều. Cũng vì lẽ đó, sự mong đợi càng ngày càng cao chín tầng mây, dẫn đến trào lưu thị trường phải đẻ ra nhiều cơ hội cho học sinh đạt được điểm số, giải thưởng, huy chương, thành tích… ngay và luôn để bố mẹ và nhà trường yên tâm rằng đầu tư vào con trẻ đang có lời ngay tức thời.

Thế nhưng ít ai chịu nhìn sâu để thấy rằng, kiến thức, kỹ năng đang rèn cho tụi nhỏ trong cuộc chạy đua theo bao điểm số, giải thưởng, huy chương, thành tích đó, hóa ra lại chưa chắc là những thứ chúng cần để thành công sau phổ thông và trong cuộc sống. Thậm chí cái túi đồ nghề tụi nhỏ thu lượm được lại khác một trời một vực với những công cụ chúng cần sở hữu trong tương lai – nơi mà thế giới cũng sẽ thay đổi rất khác với tư duy của những người đẻ ra các kỳ thi, giải thưởng, chuẩn hóa đó.

Thử ví dụ cho dễ hiểu, giờ đây tụi nhỏ vẫn học tiếng Anh mệt nghỉ, từ cấp 2 lên cấp 3, chắc phải hàng chục tờ phiếu bài tập mỗi tuần, chỉ để nhớ mấy cái tên gọi ngữ pháp khó nhằn hay mẫu câu rập khuôn, rồi đi thi cầm về huy chương rủng rỉnh. Để rồi, xác suất chúng phải sử dụng mấy ngữ pháp đó trong đời chắc là ít hơn 1%.

Trong khi đó, kiến thức, tư duy để nói và viết tiếng Anh cho có tí “chất” cũng không thấy tỷ lệ thuận mấy theo số phiếu bài tập ngữ pháp, đánh trọng âm mà ngày ngày chúng đang quần quật căng mắt ra làm.

Và khoảng trống “bắn đại bác không tới” này hầu như là lù lù “kiên trì bám đất” ở tất cả môn học, vì tư duy của chương trình và người dạy, thậm chí của các bố mẹ, cứ y như đã đóng băng từ chục năm trước. Trong khi dòng chảy vận hành của thế giới thì đã bỏ đi xa thật xa.

Khoảng trống số 2: Cần gì học, chỉ cần… bấm chuột là ra

Giờ đây lên lớp, nhiều giáo viên gần như giảng thao thao bất tuyệt kiến thức mà theo David Perkins là dễ tìm, nhanh quên, và hời hợt – tạm gọi là kiến thức “dạm ngõ”. Giáo viên có thể bỏ chục phút, thậm chí một tiếng chỉ để giải thích định nghĩa và vai trò của chất cholesterol, ngữ pháp thì hiện tại hoàn thành, hay một chiến dịch lịch sử với những mẫu thông tin mà thật ra một đứa trẻ lớp 4-5 có thể tìm ra trong 15 giây bằng cách hỏi thăm chàng Google biết tuốt và miễn phí.

Video đang HOT

Vậy là với lượng kiến thức dạm ngõ có thể tự học trong 15 giây trong kỷ nguyên số, tụi trẻ bị “giam cầm” trong bốn bức tường cả tiếng. Để rồi những gì thầy cô giảng theo phương pháp thầy giảng trò chép gần như bị quên sạch sau vài tiếng bước ra khỏi lớp học. Khi kiểm tra, thi cử, chúng nhai đi nhai lại quá khuya, chỉ để ráng nhớ thứ kiến thức dạm ngõ hời hợt đó, để rồi lại quên.

Trong khi đó, chúng bất lực, lúng túng, mù tịt trước những câu hỏi lớn, tư duy lớn mà lẽ ra cần được “kết duyên” thật sâu trước khi bước ra khỏi ghế nhà trường. Chúng thuộc làu làu ngày tháng, lịch sử, sự kiện diễn ra từng chi tiết một, tên tướng lĩnh dẫn binh, số người chết trận, nhưng không phân tích nổi đâu mới là ngọn nguồn, bản chất của chiến tranh và hòa bình. Và nếu được hỏi các cuộc chiến trên thế giới qua bao thời kỳ có kết nối, xâu chuỗi thế nào và hình thành trật tự thế giới ra sao thì chúng đờ mặt.

Chúng làm bài tập tính toán nhiễm sắc thể cao siêu, thuộc rõ ràng đặc trưng của nhiều họ thực vật, động vật, nhưng moi móc mãi cũng không có lấy một luận điểm nào đủ chất để phân tích cái được mất của việc hoàn thành dự án bản đồ gen loài người. Thậm chí chúng cũng không biết đến dự án này, đừng nói chi là phân tích hay bình luận, hỏi sâu rộng chút là nhiều đứa ngó lơ luôn.

Chúng phân tích các thủ thuật văn học trong hàng rừng bài thơ tình và chép thuộc làu làu bối cảnh ra đời tác phẩm, tiểu sử cuộc đời tác giả. Nhưng nếu hỏi chúng tình yêu là gì và nó chiếm vai trò thế nào trong cuộc đời và thế giới, xã hội loài người và tâm hồn bản thân, chúng cũng ngắt ngư tắt đài.

Những thứ chúng đang được nhồi nhét hàng ngày, chỉ cần click chuột vài lần là ra ngay, cần gì nhớ như in. Để rồi cái “xô” đầu óc của lũ trẻ mỗi ngày càng chật kín chỗ với những điều mà cái thế giới mạng Internet còn quá thừa chỗ để chứa. Còn với những thứ mà chưa chắc hỏi anh Google là ra ngay thì cái “xô” đầu óc của chúng cứ y như bị mù chữ.

Khoảng trống số 3: Tham vọng dạy học sinh thành “đa chuyên gia”

Bao nhiêu năm qua, chương trình, nội dung, phương pháp, bài tập, kiểm tra đánh giá của nhiều môn học ở bậc phổ thông được truyền đạt đến học sinh cứ y như là 100% học sinh đều sẽ trở thành các nhà toán học, vật lý học, sinh học, ngôn ngữ học… Để rồi càng ngày, nội dung, dạng bài tập, câu hỏi càng bị phức tạp hóa, đánh đố hơn mức cần thiết, cứ y như là đang chuẩn bị cho một học sinh thành đa chuyên gia – nhà nghiên cứu cho tất cả môn học.

Vậy là đứa nào cũng căng não ra để ráng tiêu hóa theo kiểu nuốt ực, không cần nhai nội dung, bài tập đúng chất của các “nhà XYZ học”. Thật ra cũng có một nhóm nhỏ học sinh thật sự ưu tú có thể dung nạp kiểu đó. Nhưng thậm chí, những học sinh ưu tú đó nhiều khi cũng rập khuôn và chưa chắc có thể gắn kết những thứ đã học vào trong cuộc sống.

Còn phần đông học sinh, chắc phải hơn 95%, đang được dạy dỗ theo kiểu đa chuyên gia, cuối cùng chẳng dùng đến mấy thứ phức tạp đánh đố đó trong đời là bao. Vì có phải ở đời làm cái gì cũng cần đến mấy cái “đa chuyên gia” đó đâu.

Khoảng trống 4: Ngộ nhận một rừng “triết lý”

Trò chuyện với David Perkins một buổi, nghe về ba khoảng trống ông nghiệm ra, tôi “mạnh dạn” xin phép ông cho bổ sung một khoảng trống. Ông vừa nghe vừa nghĩ trầm ngâm, rồi gật đầu.

Trong một thời gian dài, giáo dục là một trong những ngành “đói” nhất vì nó ít đột phá nhất. Vậy là trong những năm gần đây, khi đời sống tốt hơn, thế giới cạnh tranh hơn, người ta cũng chú trọng giáo dục hơn. Và đó là cơ hội vàng cho một rừng “triết lý giáo dục” mọc lên như nấm sau mưa, mà phần lớn xã hội, tổ chức giáo dục đều cứ khư khư hiểu nhầm hay ngộ nhận: Sản phẩm, dịch vụ giáo dục nào nghe kêu kêu cũng có triết lý giáo dục.

Trong khi đó, chẳng một ai hiểu được rõ ràng giáo dục thật sự là gì, từ phương diện triết lý cho đến cơ sở khoa học. Một công nghệ hiện đại có thật sự giúp học sinh học tốt hơn và có tác dụng phụ đâu đó hay không khi mà chính những người đẻ ra nó còn không hiểu để một kiến thức vào đầu đứa trẻ, chúng ta cần mở những cánh cổng nào? Thầy cô và bố mẹ giờ đây cứ hay dựa dẫm, bám víu vào công nghệ mà quên mất rằng lắm lúc giáo dục tốt nhất trên thế giới này đang diễn ra ở những nơi không có lấy một thứ công nghệ nào.

Hàng chục bộ sách lung linh, đắt tiền được tậu về và quăng cho học sinh làm đi làm lại, hay chinh chiến bao trại hè, khóa học kỹ năng ngang dọc theo đúng tinh thần “không bổ ngang cũng bổ dọc”. Nhưng không mấy ai chịu hiểu nhiều khi những bộ sách, khóa học, trại hè đó cũng được thiết kế theo tư duy cũ, trong khi bố mẹ, thầy cô lúc nào cũng đòi hỏi cho những đứa trẻ phải có bao nhiêu thứ thật hiện đại, kiểu như thế kỷ 21 này kia.

Hàng trăm trường học mọc lên để phục vụ nhu cầu bức bách đổi mới giáo dục của bố mẹ và của xã hội, rồi vơ tay gom về rất nhiều sản phẩm, chương trình và cứ thế đắp vào trong khung học vốn dĩ đã rất ít giờ chơi, lắm giờ học mỗi ngày của lũ trẻ. Thế nhưng, chẳng mấy ai biết rằng không phải cứ có nhiều chương trình, tên gọi hay ho là có thể làm cho tụi nhỏ chuyển hóa được hết thành tài sản lâu dài. Cứ hình dung, dắt một đứa trẻ vào trung tâm mua sắm và thả nó ở đó cả ngày, mỗi cửa hàng một kiểu lợi ích ưu tiên, chẳng ai đồng lòng trông chừng đứa trẻ và nó thật sự cần gì, thì xem thử nó có đi lạc hay gặp tai nạn ở đâu đó không?

Ôm về một rừng triết lý mà chúng ta không hiểu bản chất của việc học, tư duy đón nhận kiến thức thế nào, động lực học của trẻ đến từ đâu, giáo dục thật sự cần tiếp cận hướng gì… thì sự thật là, cái gì nhìn tụi nhỏ cũng có, nhưng thật ra chẳng có cái gì thật sâu. Mọi thứ phết lên người đứa trẻ cứ y như là cho nó chạy một vòng Color Run, chạy xong về nhà là trên người có một đống màu lung linh rất đẹp, chụp ảnh đưa lên mạng chắc cũng được “triệu like”, nhưng đi tắm vài phút ra là bao nhiêu màu lại bay đi đâu mất.

Giáo dục giờ đây nhiều khi nó “trống” như thế đó.

Chính những khoảng trống to đùng này trong nhận thức của không ít nhà trường, thầy cô, bố mẹ và thậm chí là truyền thông mới dẫn đến việc giáo dục phổ thông, thậm chí là bậc đại học, giờ đây đang không bắt kịp tốc độ vận hành và thay đổi của thế giới.

Vì vậy, đầu óc của nhiều đứa trẻ giờ đây cứ y như là không nạp được cái gì khác ngoài kiến thức thi rồi là quên, thủ thuật giải đề xong là hết, và những kỹ năng phẩm chất gắn mác lên người chúng như đi gom hàng xả Tết.

Và rồi khi chúng thật sự ra biển lớn hay bước vào đời, cái thế giới mai kia mà chúng phải sống và hy vọng làm chủ lại như là một thứ ngôn ngữ mà chúng chẳng biết học thế nào. Tất nhiên, rồi chúng cũng phải gồng mình lên mà học thôi, nhưng khi học hành thành thạo rồi thì lúc đó thế giới lại ra một kiểu khác.

Nguyễn Chí Hiếu

Theo VNE

Sự thật về sự sáng tạo của trẻ nhỏ qua từng lứa tuổi

Học sinh cấp 2 chưa chắc sáng tạo bằng cấp 1 bởi cách nghĩ của chúng đã bị nhiều người "dồn ép" lên.

Trở về Việt Nam sau hai tháng tham dự chương trình Eisenhower Fellowships tại Mỹ, thầy Nguyễn Chí Hiếu, tốt nghiệp tiến sĩ Đại học Stanford, có buổi giảng cho hơn 200 học sinh cấp 1-2 về sự sáng tạo tại Tổ chức Giáo dục IEG. Thầy giáo đã chia sẻ cảm nhận sau buổi dạy.

Cấp 2 chưa chắc sáng tạo bằng cấp 1

Cũng là một đầu bài, một cách tiếp cận, một kiểu hướng dẫn, một phòng học, và một người thầy, nhưng buổi học diễn ra trong hai không khí hoàn toàn khác nhau.

Phần lớn tụi trẻ cấp 1 không ngừng nảy sinh ý tưởng, dường như chẳng có giới hạn nào. Chúng tin rằng tất cả ý tưởng của mình đều có thể thành hiện thực. Để rồi chúng không ngừng xô đẩy và chia sẻ ý tưởng của nhau. Kết quả, sau một tiếng đồng hồ, tụi trẻ cho ra những bài luận rất tự nhiên mà chỉ cần người tinh ý đọc qua là đã nhận ra sức sáng tạo sinh sôi nảy nở trong từng câu chữ.

Sự thật về sự sáng tạo của trẻ nhỏ qua từng lứa tuổi - Hình 1

Thầy Nguyễn Chí Hiếu trong buổi giảng về sự sáng tạo cho 200 học sinh. Ảnh: Hà My

Còn tụi nhỏ cấp 2 thì ngại ngần, chần chừ, ý tưởng dường như mới tung ra là bị đứt gãy. Hỏi cái gì, chúng cũng ngập ngừng thật lâu mới dám lên tiếng. Bắt chúng suy nghĩ thì cũng chỉ được 1-2 gạch đầu dòng và đọc qua thì ý tưởng nào cũng na ná giống nhau.

Khi tôi thử hỏi một câu "Con có biết ý tưởng viễn tưởng này đã thành hiện thực rồi không", chúng ngỡ ngàng "Thật hả thầy"? Dẫu tôi có giải thích và kể cho chúng nghe ở nơi khác, các bạn nhỏ bằng tuổi đã làm được, chúng vẫn cứ như tự động quay lại một cái khuôn cứng ngắc, ì ạch trong suy nghĩ.

Những câu hỏi biết nói

Trong lúc tôi đang gắng sức để đưa đẩy cho tư duy tụi nhỏ bứt phá khỏi cái khuôn khổ đã "kềm chặt" chúng trong bao năm qua, một học sinh cấp 2 giơ tay lên hỏi: "Mấy cái ý tưởng này có kiểm tra, điểm số thế nào thầy?". Không ít gương mặt ngước nhìn, cứ như là "sức sống" chợt thức giấc.

Tôi lặng người. Một câu hỏi đơn giản ngắn gọn nhưng đó chính là "kết tinh", hệ lụy của không biết bao nhiêu năm và bao nhiêu con người đã "dồn ép" lên trên cách nghĩ của tụi trẻ về việc học. Cứ như thế này thì không biết khi nào, ở đâu và bằng cách nào, người ta mới có thể "nhấc" tụi nhỏ ra khỏi cái rãnh mòn đã hằn quá sâu trong tư duy. Sự sáng tạo không thể nào ào ào kéo đến, một khi chúng không vượt qua cái gờ "điểm số" đã cao quá tầm mắt.

Trong khi đó, tụi nhỏ cấp 1 thì gần như chẳng hỏi tôi điều gì, ngoài những câu khẳng định chắc nịch "Con nghĩ ra ý này, ý kia" mà thỉnh thoảng có hỏi thì chỉ đơn giản là "Cái ý này hay không thầy? Và có thể thành hiện thực không thầy"?

Nếu ai có một cái nhìn thật sâu thì chỉ cần nghe qua những câu hỏi khác biệt giữa những đứa trẻ cấp 1 và cấp 2 là đủ nhận ra và thật sự thấm rằng đầu óc của chúng đang là hai hệ điều hành khác nhau và về lâu dài.

Sự thật về sự sáng tạo của trẻ nhỏ qua từng lứa tuổi - Hình 2

TS Nguyễn Chí Hiếu trong một buổi chia sẻ về bí quyết học tiếng Anh. Ảnh: Dương Tâm

Hãy để trẻ được sống cuộc đời của chính mình

Vài năm nữa, liệu những đứa trẻ tôi nhìn thấy bây giờ có đánh mất cái tuyệt vời của tư duy sáng tạo và chuyển hóa thành những cỗ máy hay không? Và đây là những học sinh xuất sắc, thế thì còn bao nhiêu em khác thì như thế nào?

Carol Dweck, tác giả của Growth Mindset (Tư duy phát triển), đã nói về cái "chết chóc" của những khuôn mẫu chuẩn hóa như thế này: "Nếu bạn thiết kế và vận hành một hệ thống, chương trình hay phương pháp giáo dục mà chỉ 100% dựa vào chuẩn hóa và điểm số, vốn dĩ bản chất là kìm hãm sự phát triển cá nhân, trí tưởng tượng và sức sáng tạo, thì bạn đừng lấy làm lạ. Đó chính xác là những gì mà hệ thống và chương trình ấy nhào nặn ra, là những đứa trẻ chuẩn hóa, chỉ cần biết điểm số và thiếu sáng tạo, thiếu bản sắc cá nhân".

Bên cạnh niềm vui được tương tác cùng những mầm non tương lai của đất nước, trong lòng tôi cũng canh cánh một nỗi buồn mông lung, vô định. Khi nào người lớn chúng ta mới nhìn thật rõ cái chất bên trong của những vỏ bọc mang tên "Xuất sắc" đấy? Để chúng ta trả lại cho tụi nhỏ một sức mạnh tuyệt vời mà tạo hóa đã ban cho - sức sáng tạo vô bờ bến.

TS Nguyễn Chí Hiếu

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Người đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật nàyNgười đáng thương nhất 17 Chị Đẹp vào Chung Kết: Trắng tay thành đoàn lẫn giải phụ, netizen "dí" bằng được nhân vật này
20:35:14 26/01/2025
Nghệ sĩ Tuấn Linh đột ngột qua đời, vợ xót xa: "Tự dưng ông ấy nói lạnh quá rồi kêu buồn nôn"Nghệ sĩ Tuấn Linh đột ngột qua đời, vợ xót xa: "Tự dưng ông ấy nói lạnh quá rồi kêu buồn nôn"
23:31:41 26/01/2025
Bức ảnh bị bắt gặp ngày Tết dấy lên chuyện yêu đương của Mỹ Tâm và tình trẻBức ảnh bị bắt gặp ngày Tết dấy lên chuyện yêu đương của Mỹ Tâm và tình trẻ
19:54:40 26/01/2025
Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHOÔng Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO
20:34:46 26/01/2025
Nghệ sĩ Hạnh Thúy: Nhiều người đòi làm mai vì nghĩ tôi là mẹ đơn thânNghệ sĩ Hạnh Thúy: Nhiều người đòi làm mai vì nghĩ tôi là mẹ đơn thân
23:17:52 26/01/2025
Diva Hồng Nhung yêu xa ở tuổi U60: "Anh lo sợ còn tôi là người quá từng trải rồi"Diva Hồng Nhung yêu xa ở tuổi U60: "Anh lo sợ còn tôi là người quá từng trải rồi"
19:29:53 26/01/2025
Cuộc sống của NSND Ngọc Giàu ở tuổi 80Cuộc sống của NSND Ngọc Giàu ở tuổi 80
23:26:19 26/01/2025
Một Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm "fanmeeting" để báo cáo tình hình năm quaMột Anh Trai về quê ăn Tết, bố mẹ dựng rạp bày 25 mâm cỗ làm "fanmeeting" để báo cáo tình hình năm qua
20:31:47 26/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tấn công nhằm vào bệnh viện chính của Sudan khiến 70 người tử vong

Tấn công nhằm vào bệnh viện chính của Sudan khiến 70 người tử vong

Thế giới

04:29:58 27/01/2025
Trong tuyên bố đăng tải trên tài khoản mạng xã hội cá nhân, người đứng đầu WHO cho biết vụ tấn công kinh hoàng đã xảy ra tại thời điểm bệnh viện đông bệnh nhân đang điều trị.
Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành khó giữ ngôi vương?

Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành khó giữ ngôi vương?

Hậu trường phim

23:52:51 26/01/2025
Trong bối cảnh đường đua phim Tết có nhiều đối thủ đáng gờm, Trấn Thành tự nhận phim năm nay của mình - Bộ tứ báo thủ - không nặng đô như Mai và có thể thua về doanh thu.
MC Thảo Vân đến thăm NSND Công Lý ngày giáp Tết

MC Thảo Vân đến thăm NSND Công Lý ngày giáp Tết

Sao việt

23:49:58 26/01/2025
MC Thảo Vân và NSND Công Lý vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp sau khi chia tay. Cả hai thoải mái trò chuyện, chụp ảnh cùng nhau.
Đệ nhất mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc biến dạng, mặt sưng tấy đến mức phải lên tiếng xin lỗi

Đệ nhất mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc biến dạng, mặt sưng tấy đến mức phải lên tiếng xin lỗi

Sao châu á

23:44:55 26/01/2025
Mỹ nhân phim Sex is Zero Song Ji Hyo gần đây trở thành chủ đề được quan tâm tại Hàn khi cô xuất hiện với dáng vẻ khác lạ tại một chương trình thực tế.
Loài rắn lạ lắm răng, mang tên một ngôi sao Hollywood

Loài rắn lạ lắm răng, mang tên một ngôi sao Hollywood

Lạ vui

23:43:14 26/01/2025
Rắn Himalaya DiCaprio sở hữu lớp vảy màu đồng, đầu ngắn, nhiều răng. Đây là loài bò sát có khả năng sinh tồn ở độ cao gần 1.900 m.
Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính là trai đẹp diễn hay đóng phim nào cũng đỉnh nóc

Phim Hàn mới chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính là trai đẹp diễn hay đóng phim nào cũng đỉnh nóc

Phim châu á

23:41:57 26/01/2025
Tại Việt Nam, chỉ sau 1 ngày ra mắt, phim đã lập tức vượt mặt hàng loạt bom tấn để chiếm vị trí top 1 trên BXH series truyền hình được xem nhiều nhất Netflix.
Nguyễn Hồng Nhung: Khán giả soi ảnh nhạy cảm, bỏ về khi tôi đi hát sau scandal

Nguyễn Hồng Nhung: Khán giả soi ảnh nhạy cảm, bỏ về khi tôi đi hát sau scandal

Tv show

23:28:31 26/01/2025
Trong cuộc trò chuyện với MC Nguyên Khang, Nguyễn Hồng Nhung đã có những trải lòng về chặng đường làm nghệ thuật, đặc biệt là quãng thời gian khó khăn sau scandal.
Cường Seven và Trọng Hiếu trình diễn bùng nổ sau công bố lập nhóm nhạc

Cường Seven và Trọng Hiếu trình diễn bùng nổ sau công bố lập nhóm nhạc

Nhạc việt

23:19:55 26/01/2025
Cường Seven và Trọng Hiếu chọn chung kết Chị đẹp đạp gió 2024 làm sân khấu trình diễn đầu tiên sau khi công bố ra mắt nhóm Sx7.
Hat-trick hoàn hảo của Mbappe

Hat-trick hoàn hảo của Mbappe

Sao thể thao

22:29:39 26/01/2025
Lần này, cú hat-trick đầu tiên trong màu áo Real Madrid giúp đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha giành chiến thắng dễ dàng 3-0 trên sân của Valladolid thuộc vòng 21 La Liga hôm 26/1,
Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

Ngày thứ hai nghỉ tết Ất Tỵ 2025, 25 người chết do tai nạn giao thông

Tin nổi bật

22:11:59 26/01/2025
Trong ngày thứ hai kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, làm 25 người chết.