Tiến sĩ Phạm Hiệp đề xuất hướng sáp nhập các cơ sở giáo dục đại học

Theo dõi VGT trên

Nếu quy hoạch chức năng mạng lưới cơ sở giáo dục đại học công lập thì chỉ nên quy hoạch ở cấp độ chương trình đào tạo định hướng ứng dụng và nghiên cứu.

Như Báo Điện tử giáo dục Việt Nam đã thông tin, theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục (2013-2018) của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có đánh giá kết quả đổi mới giáo dục đại học và sau đại học.

Theo đó, về quy mô, mạng lưới, cơ cấu ngành nghề: Đã xây dựng được mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học gồm 236 trường đại học, học viện (không tính các trường thuộc khối quốc phòng – an ninh) trong đó bao gồm 171 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài).

Như vậy, từ nay đến năm 2020, Việt Nam không thành lập, nâng cấp trường đại học nào nữa thì vẫn vượt mục tiêu Quyết định 37/2013/QĐ-TTg đề ra 12 trường đại học.

Rõ ràng, sáp nhập cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ là tất yếu trong tương lai để có thể hình thành những đại học lớn, đủ khả năng cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, giáo dục đại học Việt Nam đang đối mặt với hàng loạt thách thức như đại học phi lợi nhuận hay đại học vì lợi nhuận, thể chế hoạt động…Trước thực tế này, quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục theo tinh thần Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học 2018 là nội dung được đặc biệt quan tâm khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Dự thảo Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ sở giáo dục đại học công lập.

Là người quan tâm đến giáo dục đại học, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Hiệp – Trung tâm Nghên cứu và Thực hành Giáo dục cho biết, qua tìm hiểu và nghiên cứu về giáo dục đại học của một số nước trên thế giới về vấn đề quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, ông Hiệp nhận thấy, 30-40 năm trở lại đây đã có nhiều nước thực hiện quy hoạch mạng lưới trường đại học bởi lẽ dù ở quốc gia nào đi chăng nữa thì khi giáo dục đại học phát triển phủ lớn đến một mức độ nào đó họ cũng sẽ gặp phải vấn đề tương tự như Việt Nam hiện nay.

Điều này có nghĩa là, sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi hệ thống giáo dục đại học phải mở rộng, tuy nhiên mở rộng đến một giai đoạn nào đó thì lại gặp phải vấn đề là không kiểm soát được chất lượng.

Và khi đó nhu cầu thị trường lại đặt ra vấn đề chất lượng, hiệu quả và buộc phải thay đổi về mặt cấu trúc, quy hoạch.

Tiến sĩ Phạm Hiệp đề xuất hướng sáp nhập các cơ sở giáo dục đại học - Hình 1

Theo Tiến sĩ Phạm Hiệp, việc quy hoạch mạng lưới các trường đại học ở các nước thường có xu hướng sáp nhập trường nhỏ, trường yếu lại với nhau hoặc sáp nhập trường nhỏ với trường lớn nhằm thay đổi về mặt chất lượng. (Ảnh: Thanh Hùng)

Cụ thể, vị chuyên gia này nêu ví dụ, tại Úc hay một số nước châu Âu, cách đây 30 năm họ cũng có cuộc chuyển đổi mang tính chất căn cốt về vấn đề cấu trúc của hệ thống giáo dục đại học và những câu chuyện rất gần với quy hoạch mạng lưới như Việt Nam hiện nay nhằm thay đổi cách sắp xếp, cách thức tài trợ, cách thức đánh giá… cho các trường đại học.

Việc quy hoạch mạng lưới các trường đại học ở các nước thường có xu hướng sáp nhập trường nhỏ, trường yếu lại với nhau hoặc sáp nhập trường nhỏ với trường lớn nhằm thay đổi về mặt chất lượng.

Vị này cho biết, ở nước ngoài, họ có 2 hình thức sáp nhập: sáp nhập bắt buộc theo yêu cầu của Nhà nước và sáp nhập tự nguyện, nhà nước chỉ ra chính sách (ví dụ các trường sáp nhập sẽ được nhận thêm một khoản đầu tư), để các trường tự tìm đến nhau và tự quyết định có sáp nhập với nhau hay không.

Tiến sĩ Phạm Hiệp thông tin thêm, trước đây Việt Nam cũng từng có dự định quy hoạch mạng lưới đại học theo chức năng: đại học nghiên cứu, đại học ứng dụng và thực hành.

Video đang HOT

Và khi vấn đề quy hoạch được đặt ra lần này, ông Hiệp cho rằng, nếu quy hoạch chức năng thì chỉ quy hoạch chức năng ở cấp độ chương trình: chương trình đào tạo định hướng ứng dụng và nghiên cứu; thay vì quy hoạch ở cấp trường như hiện nay.

“Trong thời gian chờ quy hoạch, chúng ta chỉ nên dừng mở trường công để tìm hướng đi nâng cao hiệu quả hơn còn trường tư thì vẫn cho phép thành lập bởi lẽ mở trường tư là quyền của nhà đầu tư. Mà nhà đầu tư họ chỉ đầu tư khi thị trường có nhu cầu”, ông Hiệp đề xuất.

Thùy Linh

Theo giaoduc.net

Kinh nghiệm quốc tế về cấp ngân sách theo chất lượng đầu ra cho cơ sở Giáo dục đại học công lập

Cấp ngân sách theo chất lượng đầu ra cho cơ sở giáo dục đại học công lập là chủ đề nhận được chú ý gần đây trên nhiều diễn đàn chính sách và học thuật tại Việt Nam.

Bài viết giới thiệu một số cơ chế cấp ngân sách theo chất lượng đầu ra đã được áp dụng tại một số nước trên thế giới như: Cấp ngân sách theo công thức đầu ra, hợp đồng chất lượng, quỹ cạnh tranh và học bổng cho sinh viên xuất sắc. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng cho các nhà làm chính sách trong việc thiết kế các chính sách cho giáo dục đại học trong thời gian tới.

Kinh nghiệm quốc tế về cấp ngân sách theo chất lượng đầu ra cho cơ sở Giáo dục đại học công lập - Hình 1

Cấp ngân sách theo chất lượng đầu ra cho cơ sở giáo dục đại học công lập. Nguồn: Internet.

Một số cơ chế cấp ngân sách theo chất lượng đầu ra trên thế giới

Về mặt bản chất, cấp ngân sách theo chất lượng đầu ra được xem như là một giải pháp để thay thế cho cơ chế cấp ngân sách hiện hành bị chỉ trích vì không hiệu quả và nhiều lãng phí (Boer và cộng sự, 2015) chủ yếu theo cơ chế thường xuyên và dựa vào dữ liệu lịch sử. Có 4 mô hình cấp ngân sách theo chất lượng đầu ra đang được áp dụng tại một số nước trên thế giới: (i) Cấp ngân sách căn cứ theo công thức đầu ra; (ii) Cấp ngân sách theo hợp đồng chất lượng; (iii) Cấp ngân sách theo quỹ cạnh tranh; (iv) Cấp học bổng.

Cấp ngân sách nhà nước căn cứ theo công thức đầu ra

Cấp ngân sách nhà nước (NSNN) căn cứ theo công thức đầu ra (Mills, 2014) là phương thức cấp ngân sách hay được đưa ra để so sánh với cơ chế cấp NSNN theo công thức đầu vào (Jongbloed, 2001).

Các tiêu chí thường được dùng làm căn cứ để cấp ngân sách đầu ra là: Số lượng/tỷ lệ tốt nghiệp (các cấp đại học, thạc sỹ, tiến sỹ) đúng hạn; Số lượng/tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm; Số lượng/chất lượng bài báo khoa học được công bố. Trong khi đó, tiêu chí thường được dùng để cấp ngân sách đầu vào là: Số lượng sinh viên nhập học; Số lượng cán bộ/giảng viên. Một số nước đang áp dụng phương thức cấp ngân sách dựa trên kết quả đầu ra bao gồm: Đan Mạch, Anh Quốc, Hà Lan...

Cấp ngân sách nhà nước theo hợp đồng chất lượng

Cấp ngân sách theo hợp đồng chất lượng là phương thức theo đó Chính phủ và các trường đại học đạt được thỏa thuận như yêu cầu chung (Salmi & Hauptman, 2006). Nhiều quốc gia Bắc Mỹ và châu Âu đã trích ra một phần NSNN để cấp tiền cho các trường đại học theo phương thức này. Trong khối các nước MENA (các nước thuộc khu vực Trung Đông và Bắc Phi), Ma rốc và Tunisia là 2 nước đã áp dụng phương thức kể trên.

Tại Ma rốc, trong khuôn khổ đổi mới giáo dục đại học (GDĐH) bắt đầu năm 2000 và trong "Chương trình Khẩn cấp 2009 - 2012" (Emergency Programme 2009-2012), Chính phủ nước này đã bắt đầu các thỏa thuận với các trường đại học công từ năm 2009. Theo đó, các trường đàm phán về kết quả đầu ra (thay vì đầu vào) và ngân sách được cấp cho các trường tương ứng với mức cam kết đầu ra của các trường. Cũng trong năm 2009, Tunisia cũng giới thiệu một chương trình tương tự. Sau những giải thích về mặt phương pháp, các trường đại học công đã nộp "đề án" nhằm thảo luận với Chính phủ, qua đó hướng tới các hợp đồng tuân theo kết quả.

Cấp ngân sách nhà nước theo cơ chế quỹ cạnh tranh

Cấp ngân sách theo cơ chế quỹ cạnh tranh là phương thức cấp ngân sách mà theo đó, Chính phủ sẽ dành một khoản ngân sách nhất định giữ lại ở một cơ quan cấp trung ương (có thể là Bộ Giáo dục, Bộ Tài chính hoặc một Ủy ban quốc gia) (Srlin, 2007) (Mora & Villarreal, 1996). Khoản ngân sách này sẽ dành để phục vụ một mục tiêu cụ thể phục vụ cho hoạt động của GDĐH. Các trường định kỳ (hàng năm hoặc vài năm một) có thể nộp hồ sơ đăng ký và cạnh tranh lẫn nhau để lấy ngân sách bổ sung cho hoạt động của mình (Salmi & Hauptman, 2006). Một số nước đã áp dụng phương thức này (các nước thuộc khu vực Trung Đông và Bắc Phi). Thông qua chương trình hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, Ai Cập, Jordan, Palestine và Tunisia đã thành lập và vận hành các quỹ cạnh tranh (Jaramillo & Melonio, 2011).

Kinh nghiệm quốc tế về cấp ngân sách theo chất lượng đầu ra cho cơ sở Giáo dục đại học công lập - Hình 2

Các cách áp dụng khác nhau dẫn tới các kết quả khác nhau. Các bài học rút ra từ các nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi là:

- Dành thời gian nghiên cứu về thiết kế đề án: (i) Đưa ra các mức kinh phí tương ứng với từng loại quỹ thành phần; (ii) Xác định rõ tiêu chuẩn, mục tiêu, quy trình của chương trình; (iii) Đảm bảo mức độ khuyến khích phù hợp để các bên liên quan có động lực tham gia cạnh tranh;

- Đảm bảo thực hiện minh bạch và đủ khả năng quản lý: (i) Đảm bảo quy trình chọn lọc chặt chẽ với các tiêu chí công bằng, cụ thể; (ii) Tổ chức và sắp xếp các nguồn kinh phí dựa theo tầm quan trọng, mức độ phức tạp, kinh nghiệm sử dụng quá khứ của từng công cụ; (iii) Đảm bảo việc thẩm định các đề xuất một cách trung lập, khách quan, tin cậy; (iv) Lập ra các quy định thực thi đơn giản đảm bảo tính trách nhiệm giải trình và mức độ tin cậy.

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của giám sát và đánh giá thường xuyên.

Cấp học bổng

Hình thức phổ biến nhất là cấp học bổng cho sinh viên xuất sắc, sinh viên giỏi, có năng lực vượt trội (Cornwell & Mustard, 2007). Việc cấp học bổng có thể được cấp từ đầu khoá học cho toàn bộ chương trình đào tạo hoặc cấp theo từng năm. Nga là ví dụ tiêu biểu đã áp dụng phương thức cấp học bổng cho sinh viên xuất sắc. Chính phủ Nga bắt đầu thử nghiệm toàn diện hệ thống tài chính mới dựa trên nghĩa vụ tài chính cá nhân của chính phủ với 5 mức trợ cấp học phí (từ 0 tới 100%) dựa trên số điểm trong kỳ thi đầu vào quốc gia (Marcucci & Johnstone, 2007).

Ngoài việc cấp học bổng cho sinh viên, nhiều nước duy trì hình thức cấp học bổng cho giảng viên. Học bổng này có thể là để giảng viên đi học tiến sỹ hoặc làm hậu tiến sỹ ở nước ngoài. Học bổng cũng có thể dùng để trả lương cho giảng viên xuất sắc trong một khoảng thời gian nhất định. Một trong những chương trình tiêu biểu thuộc nhóm học bổng này là chương trình ARC fellowship của Chính phủ Australia (Akerlind, 2009). Về bản chất, học bổng khác 3 cơ chế kể trên ở chỗ: Nhà nước sẽ cấp tiền trực tiếp cho người dùng (sinh viên, giảng viên) thay vì cấp cho nhà trường, nghĩa là ngân sách được cấp cho bên cầu thay vì bên cung.

Để Việt Nam có thể áp dụng các cơ chế cấp ngân sách theo kết quả đầu ra

Có thể thấy, cơ chế cấp ngân sách theo công thức đầu ra chưa được áp dụng ở Việt Nam. Ngược lại, cơ chế cấp ngân sách theo hợp đồng chất lượng, cơ chế cấp ngân sách theo cơ chế quỹ cạnh tranh và cơ chế cấp học bổng cho sinh viên xuất sắc đã được áp dụng ở Việt Nam nhưng với phạm vi rất nhỏ.

Mặc dù vậy, cơ chế đầu tư tài chính công chính ở Việt Nam cho GDĐH vẫn là cơ chế cấp ngân sách thường xuyên, dựa trên dữ liệu lịch sử. Thống kê của nhóm tác giả thực hiện từ một cuộc khảo sát với 17 cơ sở GDĐH công phần nào phản ánh điều này. Theo đó, vào năm 2017, trong số 17 cơ sở GDĐH công lập được khảo sát, có đến 77,4% từ nguồn chi của Nhà nước là nguồn thường xuyên căn cứ dữ liệu lịch sử (22,6% còn lại là các nguồn không thường xuyên như: Chi đầu tư cơ sở vật chất, chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ của nhà khoa học thông qua cơ chế tuyển chọn, xét chọn hoặc giao nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương...). Điều này là tương đối trái ngược với dữ liệu tương ứng thu thập được từ một số nước trên thế giới.

Như vậy, trong tương lai gần, để đảm bảo hiệu quả của đầu tư công cho GDĐH, việc mở rộng quy mô của các cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả đầu ra là việc cần xem xét. Trong 4 cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả đầu ra kể trên, nhóm tác giả cho rằng, cơ chế cấp ngân sách dựa trên công thức đầu ra là khó khả thi. Điều này xuất phát từ 2 lý do sau:

Thứ nhất, không có chỉ số và phép đo nào là không có nhược điểm, việc chỉ dựa vào một vài chỉ số định lượng mà thiếu đi các đánh giá định tính có nguy cơ dẫn đến đánh giá bị thiên lệch xuất phát từ nhược điểm của các chỉ số.

Thứ hai, việc hoàn toàn dựa vào công thức để cấp ngân sách sẽ có nguy cơ tạo ra vấn đề vỡ ngân sách nếu như NSNN không đảm bảo chi trả được theo số tiền cần đầu tư do tính toán từ công thức.

Vì vậy, nhóm tác giả đề xuất không sử dụng cơ chế cấp ngân sách hoàn toàn dựa vào chỉ số đánh giá. Tuy nhiên, các chỉ số đánh giá định lượng này vẫn rất quan trọng và cần được sử dụng như là một phần/một khâu của 1 trong 3 cơ chế cấp sách dựa theo kết quả đầu ra. Ví dụ, các chỉ số định lượng có thể được sử dụng như là điều kiện cần hay điều kiện sàn để cơ sở GDĐH có thể chính thức nộp hồ sơ xin ngân sách từ cơ quan cấp ngân sách của Nhà nước.

Để vận hành được các cơ chế cấp ngân sách căn cứ theo kết quả đầu ra, các nước trên thế giới thường lập ra một cơ quan cấp chính phủ làm nhiệm vụ đánh giá chất lượng GDĐH. Cơ quan này thường đảm nhiệm một số nhiệm vụ sau: Đưa ra các công thức, chỉ số đánh giá chất lượng; Tổ chức việc thu thập, kiểm soát kết quả đánh giá chất lượng do các cơ sở GDĐH gửi lên (hoặc do bên thứ 3 cung cấp); Tổ chức việc đánh giá chất lượng và phân loại các cơ sở GDĐH theo chất lượng. Trên cơ sở kết quả đánh giá chất lượng do cơ quan này gửi đến, cơ quan quản lý nhà nước về cấp ngân sách sẽ quyết định mức đầu tư cho từng cơ sở GDĐH công lập theo từng giai đoạn.

Về mặt cơ cấu tổ chức, cơ quan đánh giá chất lượng thường là một tổ chức đánh giá độc lập với một bộ phận hành chính làm nhiệm vụ điều hành; bộ phận chuyên môn thì thường là một hội đồng gồm các chuyên gia độc lập, làm việc theo nhiệm kỳ được bầu trong cộng đồng khoa học hoặc được bổ nhiệm bởi cơ quan quản lý nhà nước (Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Giáo dục).

Tóm lại, có thể thấy, cấp ngân sách cho cơ sở GDĐH công lập theo chất lượng đầu ra là một xu hướng được nhiều nước trên thế giới áp dụng, thay thế cho cơ chế cấp cấp ngân sách thường xuyên theo các chỉ số đầu vào hoặc theo dữ liệu lịch sử. Động cơ chính của cơ chế mới này là giúp nâng cao hiệu quả của đầu tư công trong GDĐH. Điều này đặc biệt quan trọng với Việt Nam trong bối cảnh GDĐH mở rộng nhanh chóng và việc duy trì cơ chế đầu tư toàn bộ chi phí cho GDĐH công không còn bền vững. Để giúp các cơ chế cấp ngân sách theo chất lượng đầu ra có thể hoạt động thực sự hiệu quả, các vấn đề cần đặc biệt quan tâm thời gian tới là: Xây dựng bộ chỉ số đánh giá chất lượng đầu ra và xây dựng cơ quan đánh giá chất lượng đại học hoạt động độc lập.

Tài liệu tham khảo:

1. Chính phủ (2016), Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 4/6/2019 về việc tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025;

2. Boer, H. de, Jongbloed, B., Benneworth, P., Cremonini, L., Kolster, R., Kottmann, A., ... Vossensteyn, H (2015), Performance-based funding and performance agreements in fourteen higher education systems. Retrieved from Center for Higher Education Policy Studies;

3. Akerlind, G (2009), Postdoctoral research positions as preparation for an academic career. International Journal for Researcher Development, 1(1), 84-96;

4. Alexander, F. K (2000), The Changing Face of Accountability: Monitoring and Assessing Institutional Performance in Higher Education. The Journal of Higher Education, 71, 411-431.

Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 8/2019

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩyBé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy00:47Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúmNgười mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm00:59Video vỏn vẹn 22 giây từ camera trong một gia đình ghi lại 3 từ của bé trai khiến ai cũng nhói lòngVideo vỏn vẹn 22 giây từ camera trong một gia đình ghi lại 3 từ của bé trai khiến ai cũng nhói lòng00:23Clip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú YênClip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú Yên00:16Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòngBất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng00:17Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiệnĐoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện00:211 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ00:23Nam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nàoNam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nào00:39Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạClip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ02:02Gần 1 triệu người bật khóc khi nhìn vào bức hình nàyGần 1 triệu người bật khóc khi nhìn vào bức hình này00:24Mỹ nhân dao kéo nổi tiếng đưa người yêu mới về ra mắt gia đình sau 1 tháng chia tay: Cuối clip khui ra "sít rịt" gây sốcMỹ nhân dao kéo nổi tiếng đưa người yêu mới về ra mắt gia đình sau 1 tháng chia tay: Cuối clip khui ra "sít rịt" gây sốc00:32

Tin đang nóng

Nam shipper bị hành hung: Gia cảnh khó khăn, 2 vợ chồng mới đến Hà Nội làm thuêNam shipper bị hành hung: Gia cảnh khó khăn, 2 vợ chồng mới đến Hà Nội làm thuê
19:28:03 11/02/2025
Vụ nam shipper bị đánh tới tấp ở Hà Nội: Tạm giữ hình sự tài xế LexusVụ nam shipper bị đánh tới tấp ở Hà Nội: Tạm giữ hình sự tài xế Lexus
22:11:54 11/02/2025
Phát hiện mẹ Từ Hy Viên có hành động gây lo lắng tột độ sau 10 ngày con mấtPhát hiện mẹ Từ Hy Viên có hành động gây lo lắng tột độ sau 10 ngày con mất
17:27:12 11/02/2025
Sức hút "Đèn âm hồn": Không ngôi sao phòng vé vẫn soán ngôi Trấn Thành?Sức hút "Đèn âm hồn": Không ngôi sao phòng vé vẫn soán ngôi Trấn Thành?
19:32:09 11/02/2025
Hình ảnh mới nhất của Hồng Nhung sau hơn 3 tháng điều trị ung thưHình ảnh mới nhất của Hồng Nhung sau hơn 3 tháng điều trị ung thư
17:39:51 11/02/2025
Rầm rộ clip "ngọc nữ gen Z" bị đồn làm sắp làm dâu hào môn, được 1 chàng trai quỳ gối cầu hôn?Rầm rộ clip "ngọc nữ gen Z" bị đồn làm sắp làm dâu hào môn, được 1 chàng trai quỳ gối cầu hôn?
21:24:16 11/02/2025
Vượt xe công nông, 2 người đi xe máy bị ô tô tải cán tử vongVượt xe công nông, 2 người đi xe máy bị ô tô tải cán tử vong
19:25:34 11/02/2025
Sao Việt 11/2: Hé lộ danh sách 20 khách mời trong lễ thành đôi của Vũ Cát TườngSao Việt 11/2: Hé lộ danh sách 20 khách mời trong lễ thành đôi của Vũ Cát Tường
17:49:49 11/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lộ phân cảnh bị cắt ở phim Trấn Thành khiến ai xem cũng lú: Tô bún 100k, trả 200k, tại sao khách hàng vẫn lãi?

Lộ phân cảnh bị cắt ở phim Trấn Thành khiến ai xem cũng lú: Tô bún 100k, trả 200k, tại sao khách hàng vẫn lãi?

Hậu trường phim

23:58:56 11/02/2025
Ekip bộ phim Bộ Tứ Báo Thủ của Trấn Thành vừa đăng tải một phân cảnh đặc sắc không có trong bản phim chính thức.
Đèn Âm Hồn thắng Trấn Thành - Thu Trang: Hơn doanh thu nhưng thua chất lượng

Đèn Âm Hồn thắng Trấn Thành - Thu Trang: Hơn doanh thu nhưng thua chất lượng

Phim việt

23:47:34 11/02/2025
Sau ngày đầu với doanh thu cao khó tin, mạng xã hội bắt đầu chuyển hướng. Những review có cánh bắt đầu thưa dần, thay vào đó là quá nhiều lời chê bai từ khán giả.
Bé gái 21 triệu fan khuấy đảo MXH: Được cả sao hạng A săn đón, "hiện tượng mạng" này có gì đặc biệt?

Bé gái 21 triệu fan khuấy đảo MXH: Được cả sao hạng A săn đón, "hiện tượng mạng" này có gì đặc biệt?

Netizen

23:46:18 11/02/2025
Thời gian gần đây, một bé gái 4 tuổi sống tại vùng nông thôn Trung Quốc đã được cư dân mạng trìu mến gọi là cô bé điện nhờ vẻ đáng yêu và hồn nhiên, thu hút tới 21 triệu người theo dõi trực tuyến.
MXH Việt náo loạn vì siêu phẩm cán mốc 31.000 tỷ, nam chính "xấu lạ" vẫn khiến già trẻ trai gái mê như điếu đổ

MXH Việt náo loạn vì siêu phẩm cán mốc 31.000 tỷ, nam chính "xấu lạ" vẫn khiến già trẻ trai gái mê như điếu đổ

Phim châu á

23:39:09 11/02/2025
Ngày 11/2, Sina đưa tin phim hoạt hình Na Tra: Ma Đồng Náo Hải chính thức phá mốc doanh thu 9 tỷ NDT (hơn 31.000 tỷ đồng), giữ vững ngôi vị tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất lịch sử Trung Quốc.
Con trai Minh Nhí: Mỗi lần chạy qua nhà người đó, em bị sợ hãi. Nhà người đó giống như một cái động

Con trai Minh Nhí: Mỗi lần chạy qua nhà người đó, em bị sợ hãi. Nhà người đó giống như một cái động

Sao việt

23:36:36 11/02/2025
Để có thành công như hiện tại, Minh Khải đã trải qua nhiều thăng trầm. Và dù có ở hoàn cảnh tồi tệ nào thì con trai Minh Nhí vẫn giữ được sự trong sáng và lương thiện của mình.
"Bà trùm bất động sản" Jeon Ji Hyun giàu có thế nào trước khi bị Cơ quan Thuế Quốc gia Hàn Quốc điều tra?

"Bà trùm bất động sản" Jeon Ji Hyun giàu có thế nào trước khi bị Cơ quan Thuế Quốc gia Hàn Quốc điều tra?

Sao châu á

23:25:40 11/02/2025
Không chỉ thành công trong lĩnh vực diễn xuất, Jeon Ji Hyun còn được biết đến như một đại gia bất động sản trong giới giải trí Hàn Quốc.
Hoa hậu Thanh Thuỷ được Đức Phúc cầu hôn lúc 3h sáng

Hoa hậu Thanh Thuỷ được Đức Phúc cầu hôn lúc 3h sáng

Nhạc việt

23:13:23 11/02/2025
Ngày 11/2, Đức Phúc phát hành MV Chăm em một đời nhân lễ tình nhân năm nay, đánh dấu sự trở lại của biệt danh hoàng tử Valentine .
Phó chủ tịch xã Long Châu lên tiếng về hình ảnh nghi chơi bài ăn tiền

Phó chủ tịch xã Long Châu lên tiếng về hình ảnh nghi chơi bài ăn tiền

Tin nổi bật

23:09:39 11/02/2025
Ông Nguyễn Hồng Thạch, Phó chủ tịch UBND xã Long Châu (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) thừa nhận ông là người mặc áo xanh trong ảnh lan truyền trên mạng xã hội nhưng hình ảnh đã bị cắt ghép.
Chăm bố chồng bệnh suốt 2 năm, lúc hấp hối, ông đưa ra tờ di chúc mà cả nhà tranh cãi om sòm, con dâu cũng kinh hoảng

Chăm bố chồng bệnh suốt 2 năm, lúc hấp hối, ông đưa ra tờ di chúc mà cả nhà tranh cãi om sòm, con dâu cũng kinh hoảng

Góc tâm tình

22:44:00 11/02/2025
Tôi đọc di chúc to lên cho mọi người cùng nghe. Sau đó là một màn tranh cãi nảy lửa.Chồng so sánh tôi với vợ cũ, bố chồng U60 đấm thùm thụp vào lồng ngực rồi
Tin nhắn gây tranh cãi của Sancho về MU

Tin nhắn gây tranh cãi của Sancho về MU

Sao thể thao

22:37:09 11/02/2025
Huyền thoại của MU Rio Ferdinand, cho rằng các cầu thủ bắt đầu chơi tốt hơn khi rời khỏi Old Trafford vì họ đã cởi bỏ được áp lực cực lớn khi chơi cho một đội bóng như MU.
Victoria Beckham dùng hình ảnh con gái để chinh phục công chúng Mỹ

Victoria Beckham dùng hình ảnh con gái để chinh phục công chúng Mỹ

Sao âu mỹ

22:33:44 11/02/2025
Với thương hiệu Beckham đình đám, sự xuất hiện của Harper Beckham đã được dàn dựng một cách chỉn chu để tạo dấu ấn tốt đẹp trước công chúng.