Tiến sĩ nợ bằng 4 năm vì thiếu tiền đóng học phí
Chỉ vì thiếu tiền đóng học phí, một trưởng khoa phải nợ bằng tiến sĩ ở nước ngoài 4 năm chưa thể lấy được.
Báo Người Lao Động vừa nhận được thư phản ánh của bạn đọc về trường hợp ông Trần Minh Thảo, Trưởng khoa Công nghệ Hóa học Trường CĐ Công nghệ – ĐH Đà Nẵng chưa lấy bằng tiến sĩ nhưng khai là trình độ tiến sĩ. Theo đó, nội dung thư tố cáo ông Thảo mang danh là tiến sĩ nhiều năm nay nhưng lại không có bằng tiến sĩ, mạo danh học tiến sĩ ở Úc về. Nội dung thư này còn cho rằng dù không có bằng nhưng ông Thảo vẫn được bổ nhiệm nhiều chức vụ quan trọng cụ thể là Trưởng khoa.
Ông Trần Minh Thảo hiện là Trưởng khoa Công nghệ hóa học Trường CĐ Công nghệ – ĐH Đà Nẵng
Trao đổi với Phóng viên Báo Người Lao Động, ông Thảo xác nhận đến thời điểm hiện tại ông vẫn chưa được nhận bằng tiến sĩ dù đã hoàn tất chương trình học ở trường Đại học University of New South Wales – UNSW (Úc).
Theo thanh minh của ông Thảo, năm 2004, ông nhận công tác giảng viên tại khoa Công nghệ hóa học thuộc Trường CĐ Công nghệ. Sau đó, ông được cử đi học tiến sĩ tại nước ngoài theo đề án 322(Đề án đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước) vào năm 2009.
Đến năm 2013 thì ông Thảo hoàn tất chương trình học tiến sĩ tại Úc. Tuy nhiên, theo ông Thảo do nhiều lý do khiến đến nay ông vẫn chưa được nhận bằng tiến sĩ trong đó chủ yếu là do chậm đóng học phí nên nhà trường chưa thể cấp bằng.
Lý giải của ông Thảo là mặc dù được nhà nước cấp học bổng nhưng một phần do chi phí bên Úc thời điểm đó rất đắt đỏ. “Mệnh giá tiền Úc lúc đó cũng khá cao so với tiền USD. Trong khi nhà nước chỉ cấp học bổng cho chương trình này 3 năm với tổng số tiền là 15.000 USD nhưng tôi học đến hơn 4 năm. Chính vì thế số tiền học phí bị dôi lên hơn 1 năm cộng với tiền chênh lệch tỉ giá đồng tiền nên khi hoàn thành xong chương trình học tôi bị nợ 20.000 USD (khoảng 400 triệu đồng)” – Ông Thảo giãi bày.
Trước khi về nước, ông Thảo trả được 3000 USD và dự định sau khi về công tác sẽ dành dụm tiền để trả nợ học phí và lấy bằng. “Lúc về trường, tôi đã báo cáo với ĐH Đà Nẵng về việc chưa thể lấy bằng và xin gia hạn thời gian nộp. Tuy nhiên việc tôi đã hoàn tất chương trình học là có thật và tôi có đầy đủ hồ sơ chứng minh nên trong hồ sơ cán bộ lưu trữ là tôi có trình độ tiến sĩ. Việc chưa lấy bằng là đúng sự thật nhưng chỉ là nợ và sẽ gia hạn nộp chứ không hề có chuyện mạo danh như thư tố cáo” – Ông Thảo nói.
Video đang HOT
Theo ông Thảo, từ khi về nước đến nay đã gần 4 năm nhưng do ông gặp quá nhiều áp lực từ chuyện gia đình cộng với đồng lương giảng viên rất ít ỏi, chỉ chưa đến 10 triệu/ tháng nên chưa thể đủ tiền trả nợ. Gần đây do ĐH Đà Nẵng hối thúc nộp bằng để hoàn thiện hồ sơ cán bộ nên ông Thảo đã mượn tiền từ bạn bè để chuyển học phí sang Úc nộp cho trường.
“Tôi đã trao đổi với giảng viên bên đó và tùy thuộc vào đợt cấp bằng mà trường tổ chức, thông thường khoảng từ 3 đến 6 tháng sau thì nhà trường sẽ cấp bằng tiến sĩ cho tôi” – Ông Thảo cho hay.
Trao đổi với chúng tôi, GS.TS Trần Văn Nam, Giám đốc ĐH Đà Nẵng xác nhận ông Thảo đã hoàn tất chương trình học tiến sĩ nhưng vẫn nợ bằng là do chưa đóng học phí. Ông Nam cũng cho hay trường mà ông Thảo học tiến sĩ ở Úc cũng là ngôi trường danh tiếng.
Theo ông Nam, để xảy ra việc bổ nhiệm cán bộ khi còn nợ bằng là do quy trình chưa chặt chẽ và hiện tại ĐH Đà Nẵng đang tiến hành rà soát lại tất cả cán bộ giảng viên đào tạo tại nước ngoài, yêu cầu bố sung hồ sơ, nộp bằng cấp hợp lệ.
Theo NLD
Đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài: Đầu vào chặt, đầu ra khắt khe
Ở các nền giáo dục tiên tiến như Anh, Mỹ, chương trình đào tạo tiến sĩ yêu cầu người học phải có thành tích đầu vào tốt và không ngừng mở rộng kiến thức trong quá trình nghiên cứu.
Tiến sĩ là học vị cao nhất tại phần lớn các trường đại học trên thế giới. Với vốn hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực của mình, những người có bằng tiến sĩ thường đảm nhận vị trí giáo sư đại học, nhà nghiên cứu hay nhà khoa học.
Tại Mỹ, để nhận bằng tiến sĩ, người học phải trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên, sinh viên mất 1-3 năm hoàn thành các môn bắt buộc của ngành họ theo học.
Ở giai đoạn này, họ phải trải qua kỳ thi sơ bộ, bao gồm hàng loạt bài thi tích lũy nhằm đánh giá độ rộng kiến thức cùng bài viết và bài phỏng vấn, chú trọng độ sâu kiến thức.
Đào tạo tiến sĩ ở Anh, Mỹ rất khắt khe. Ảnh minh họa: Slate.
Một số chương trình đào tạo tiến sĩ còn yêu cầu người học phải hoàn thành khóa sư phạm hoặc khoa học ứng dụng.
Sinh viên dành hai đến 8 năm tiếp theo để hoàn thành luận án trước khi bảo vệ luận án trước hội đồng.
Thông thường, chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Mỹ yêu cầu người họ phải có bằng cử nhân ở ngành liên quan (hoặc bằng thạc sĩ) với thành tích tốt, thư giới thiệu, các khóa học liên quan, bài luận bày tỏ niềm đam mê với lĩnh vực mình sẽ học cùng kết quả thi đầu vào đủ tiêu chuẩn do trường quy định (GRE, GMAT...).
Tùy thuộc vào ngành học, chương trình tiến sĩ kéo dài 4-8 năm. Sinh viên đã có bằng thạc sĩ có thể hoàn thành sớm hơn khoảng 2 năm.
Theo Chronicle, khoảng 57% nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình tiến sĩ trong vòng 10 năm, 30% bỏ học hoặc bị đuổi, 13% kéo dài thời gian học hơn 10 năm.
Nghiên cứu sinh nước này được miễn học phí và nhận trợ cấp hàng năm. Họ có thể xin học bổng từ trường hoặc các tổ chức ngoài.
Trong thời gian học, bên cạnh dành thời gian học tập, nghiên cứu, họ còn đảm nhận vị trí trợ giảng hoặc trợ lý nghiên cứu.
Trong khi đó, tại Anh, yêu cầu đầu vào với nghiên cứu sinh tùy thuộc vào quy định của từng trường. Tuy nhiên, nếu không có bằng thạc sĩ, sinh viên phải tốt nghiệp đại học với bằng ít nhất đạt hạng hai (upper second class honours - thứ hạng đứng nhất là first class honours).
Với ĐH Oxford, yêu cầu duy nhất là "ứng viên phải chứng minh được thành tích học tập xuất sắc trong quá khứ và khả năng thành công ở tương lai".
Trong quá trình học, nghiên cứu sinh phải trải qua các kỳ thi kiểm tra. Ngoài ra, họ cũng có thể bắt đầu làm luận án từ khi mới vào học dưới sự hướng dẫn của giáo sư.
Chương trình học tiến sĩ ở Anh thường kéo dài 3-4 năm. Nghiên cứu sinh nộp luận án vào cuối chương trình. Với một số trường hợp đặc biệt, ngày nộp luận án có thể gia hạn thêm 4 năm nhưng trường hợp này rất hiếm. Như vậy, thời gian tối đa cho chương trình tiến sĩ là 7 năm.
Tương tự ở Mỹ, nghiên cứu sinh ở Anh được tài trợ học phí, đồng thời được trả lương trong quá trình học.
Số tiền này được chi trả bởi Hội đồng Nghiên cứu hoặc Quỹ Xã hội châu Âu. Vì liên quan đến tài trợ cho quá trình học, việc chọn lựa sinh viên chương trình tiến sĩ khá khắt khe. Chỉ những người đưa ra được những đề xuất nghiên cứu và nguồn tài liệu tốt nhất mới được chọn.
Từ năm 2002, Hội đồng Nghiên cứu bắt đầu chuyển hướng tài trợ, tập trung vào những cơ sở đào tạo chất lượng cao.
Những người không được nhận học bổng vẫn có cơ hội nhận bằng tiến sĩ bằng cách theo học chương trình bán thời gian.
Loại hình này vừa có học phí thấp, nghiên cứu sinh lại có thể kiếm việc làm như trợ giảng, trợ lý nghiên cứu.
Theo Zing
Nâng chất lượng tiến sĩ bằng khu vực Bộ GD&ĐT cho rằng những thay đổi trong quy chế đào tạo tiến sĩ sẽ giúp chất lượng tiến sĩ Việt Nam ngang tầm khu vực. Theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam (tương thích với khung trình độ tham chiếu ASEAN) mới ban hành, tiến sĩ là bậc cao nhất (8/8). Để đạt được chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu...