Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam: ‘Biến mỗi quán game thành một trường đại học’
Nhà sáng lập FUNiX kỳ vọng đem giáo dục đại học chất lượng quốc tế về mọi ngóc ngách tại Việt Nam chỉ bằng sự kết nối của Internet.
Trong chương trình talkshow trực tiếp Cất cánh trên VTaV1 tối 19/1 với chủ đề “Biến điều không thể thành có thể”, Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam – Nhà sáng lập Đại học trực tuyến FUNiX chia sẻ về câu chuyện do chính ông và các cộng sự đang thực hiện: đem giáo dục đại học chất lượng quốc tế về mọi ngóc ngách tại Việt Nam, với giá thành Việt, chỉ bằng sự kết nối của Internet.
“Chúng ta chắt bóp, cho con học thêm, luyện tiếng Anh, hoạt động xã hội, rồi chạy vạy trường điểm… để mong con được đi du học Mỹ. Nếu ở vùng sâu vùng xa thì cũng cố cho lên được thành phố. Giờ thì bất cứ một học sinh nào có khả năng đến quán Internet, sẽ có cơ hội theo học những chương trình tiên tiến nhất trên thế giới về công nghệ qua FUNiX”, tiến sĩ Nguyễn Thành Nam mở đầu bài chia sẻ.
Ý tưởng kết nối giáo dục bằng internet, biến các quán game – với giá truy cập Internet chỉ khoảng 5.000 đồng một giờ – thành nơi học đại học được nhiều người xem tương tác trực tiếp tại talkshow Cất cánh cho là “viển vông”, “không thể tin nổi”. Một khán giả bình luận: “Ra quán game thì chỉ chơi game chứ học hành sao được”.
Ông Nam cho biết, thực tế ở FUNiX đang có những sinh viên học đại học tại quán game như thế. Điển hình là Hoàng Mạnh Tiến – sinh viên tại Hội An. Mùa lũ, Tiến vẫn lội nước ra hàng game học bài, xung quanh cậu là các “game thủ”. Ba tuần miệt mài vượt lũ để học online, Tiến hoàn thành chứng chỉ cũng là khi nước rút.
Video đang HOT
Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam chia sẻ về chủ đề “Biến điều không thể thành có thể” trong talkshow trực tiếp Cất cánh trên VTV1 tối 19/1.
“Chẳng cần gì, chỉ cần bạn quyết tâm tự học. Nếu không có laptop cũng không sao. 45.000 quán Internet ở Việt Nam đều có thể trở thành điểm trường đại học. Thậm chí, chỉ cần trong 1.000 bạn chơi game có một bạn đang học trực tuyến, đã là một hy vọng thay đổi nền giáo dục, theo Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam.
Nhà sáng lập đại học trực tuyến đầu tiên của Việt Nam cho biết thêm, bất cứ thời điểm nào trong ngày, hàng trăm sinh viên và mentors tại trường vẫn kết nối với nhau để học tập. Tuần sau khi sinh viên các trường nô nức về quê ăn Tết, thì hàng trăm sinh viên nhập học FUNiX. Bạn học nhanh thì tốt nghiệp sớm. Nếu bắt đầu sớm, bạn có thể hoàn thành chương trình đại học trước khi tốt nghiệp phổ thông.
Mô hình học mới mẻ này gây ấn tượng mạnh với khán giả theo dõi chương trình. Khán giả có nickname Justeen Nguyễn bình luận trên website VTV: “Trường Đại học FUNiX làm đảo lộn suy nghĩ của mọi người về cách làm giáo dục. Nó tạo cơ hội cho hàng triệu người có cơ hội học đại học”. Khán giả Nguyễn Thị Thành Thực bình luận trên fanpage VTV: “Đó chính là cách mạng 4.0 trong lĩnh vực giáo dục”.
Ba đặc điểm của mô hình học trực tuyến tại FUNiX được ông Nam chia sẻ tại talkshow gồm “hỏi quan trọng hơn học” – nhà trường đánh giá sinh viên qua câu hỏi, vì phải hỏi được mới thể hiện được học thật, hiểu bài; thứ hai, “dỗ quan trọng hơn dạy” – nhà trường phát triển đội ngũ “dỗ viên” – những Hannah luôn theo sát để nhắc nhở sinh viên học tập, một cách để duy trì động lực cho sinh viên học tập trực tuyến. Thứ ba, cơ hội tiếp cận, hỏi đáp 1-1 với các chuyên gia (mentor) trong từng lĩnh vực ngay từ khi bắt đầu – điều mà đa phần sinh viên thường mất nhiều năm học và đi làm mới có thể tiếp xúc nếu học tập theo cách truyền thống.
Ngày 1/12/2015, giáo sư Robert Muller của trường Đại học nổi tiếng UC Berkeley (Mỹ) từng tuyên bố trên Internet: đã đến lúc làm một trường đại học với chất lượng như trường của ông, nhưng giá cả phù hợp với hàng triệu người ở các nước đang phát triển.
Trước đó 10 ngày, vào ngày 20/11/2015, ở Việt Nam – trường Đại học trực tuyến FUNiX ra đời, với các nguyên tắc hoạt động giống hệt như giáo sư miêu tả trong bài báo. Trường thiết kế giáo trình là bài giảng MOOC của giáo sư từ các trường hàng đầu thế giới, xây dựng phụ đề tiếng Việt và cung cấp trực tuyến, với mức học phí Việt Nam.
Ông Nguyễn Thành Nam nhận định, con người thường nghĩ điều “phi thường” thì phải cao siêu, đòi hỏi bạn nỗ lực gì ghê gớm lắm. Tuy nhiên, theo ông, câu chuyện “biến điều không thể thành có thể” tại FUNiX cũng giống như một điều phi thường tồn tại ngay bên cạnh mỗi người, chỉ cần dám ngoảnh lại và bước sang bên – thử và rèn luyện khả năng tự học của mình.
Nguyên Chương
Theo VNE
Trước ngày về hưu, hiệu trưởng trường điểm tiếp nhận 11 học sinh, gần một nửa có học lực trung bình
Nguyên hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trung Trực (TP Rạch Giá, Kiên Giang) cho rằng, đây là việc không có gì mờ ám, bởi danh sách có tên người xin rất rõ ràng.
Ngày 17/1, ông Nguyễn Xuân Phượng, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trung Trực (TP Rạch Giá, Kiên Giang), cho biết trước khi nghỉ hưu, ngày 29/12/2018, ông có ký danh sách tiếp nhận 11 học sinh của 6 trường chuyển vào một số lớp của khối 10. Đây là việc làm được ông Phượng cho là thường xuyên và không có gì mờ ám, bởi danh sách có tên người xin rất rõ ràng.
Ngay trước ngày về hưu, hiệu trưởng ký quyết định tiếp nhận 11 học sinh. Ảnh: Tiền phong
Theo cựu hiệu trưởng, các học sinh được chuyển trường vào THPT Nguyễn Trung Trực dựa vào 2 tiêu chí. Thứ nhất là học sinh, phụ huynh có nguyện vọng; hai là trường có chỗ xếp lớp.
"Một điều nữa là chúng tôi họp thông qua 'bộ tứ' gồm Đảng ủy mở rộng, Ban giám hiệu, Công đoàn và Đoàn thanh niên. Cuộc họp đưa ra từng trường hợp, đọc tên người xin để rồi thống nhất", ông Phượng nói với Thanh niên.
Chiều ngày 17/1, trao đổi với Tiền Phong, ông Ninh Thành Viên - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang thông tin: "Sai của nhà trường khi tiếp nhận 11 em này là sai về quy trình, thủ tục. Qua kiểm tra thì những em này đồng thời có tên ở cả 2 ngôi trường. Hồ sơ, tên vẫn còn ở trường cũ mà đã có tên và danh sách học theo lớp ở trường mới Nguyễn Trung Trực là không đúng. Việc hiệu trưởng kí duyệt tiếp nhận các học sinh như vậy chẳng qua là nể nang".
Ông Viên cho biết thêm, trong số này có 2 trường hợp đã hoàn thiện hồ sơ chuyển về trường Nguyễn Trung Trực thì tạo điều kiện cho các em theo học ở trường Nguyễn Trung Trực, 9 trường hợp còn lại Sở chỉ đạo tạm ngưng cho chuyển trường, đợi đến cuối năm sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể.
Được biết, danh sách của ông Phượng ký, có 5 em có học lực trung bình, 6 em học lực khá và tất cả 11 em đều học xếp loại đạo đức tốt
Theo doi song phap luat
Phụ huynh băn khoăn về "cơn mưa" học sinh giỏi Khi biết kết quả chung của cả lớp con, tôi trở nên sửng sốt: hơn 40 học sinh giỏi trên tổng số 50 em. Lúc đầu, tôi cứ tưởng mình nghe nhầm, sau xem lại bảng điểm photo cô giáo phát mới dám tin là thật. Thật sự, sau niềm vui ban đầu, tôi thấy vô cùng hoang mang... Ảnh minh họa Chờ...