Tiến sĩ kép ngành y

Theo dõi VGT trên

PGS, TS Nguyễn Thị Trang hiện là giảng viên cao cấp của Trường Đại học Y Hà Nội ( Bộ môn Y Sinh học-Di truyền), Phó tổng thư ký Hội Di truyền Y học Việt Nam.

Để bảo vệ thành công một luận án tiến sĩ đã vô cùng khó, vậy mà trong một ngày đặc biệt, với một hội đồng đặc biệt ở nước Nga, cô gái Việt Nam nhỏ bé Nguyễn Thị Trang đầy ý chí, nghị lựcthông minh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở hai chuyên ngành: Hóa sinh y học và Di truyền học, trở thành tiến sĩ ở cả hai chuyên ngành. Thật là một trường hợp hiếm hoi trên thế giới.

Vượt “vũ môn” ở hội đồng kép

PGS, TS Nguyễn Thị Trang hiện là giảng viên cao cấp của Trường Đại học Y Hà Nội (Bộ môn Y Sinh học-Di truyền), Phó tổng thư ký Hội Di truyền Y học Việt Nam. Nói chuyện với chúng tôi, PGS, TS Nguyễn Thị Trang cho biết: Thời điểm ấy, chị đã phải nỗ lực rất nhiều. Đó không chỉ là “bước nhảy” sau cả chục mùa đông lạnh giá ở nước Nga để chuyên cần học tập, đọc cả nghìn cuốn sách khoa học, trải qua hàng trăm kỳ thi vô cùng khắt khe… mà nó đán.h dấu một cột mốc mới trong cuộc đời học tập, nghiên cứu, giảng dạy của chị. Giây phút chị bảo vệ thành công cả hai luận án tiến sĩ và được hội đồng 24 giáo sư đầu ngành của nước Nga thống nhất cho điểm xuất sắc, chị đã bật khóc.

Một ngày cuối đông ở Hà Nội, sau nhiều lần hẹn, tôi mới gặp được PGS, TS Nguyễn Thị Trang. Không phải có điều gì, nhưng nhìn vào lịch làm việc thì đủ thấy dường như chị không có thời gian rỗi: Giảng dạy; tham dự hội nghị, hội thảo; hướng dẫn sinh viên; làm việc với các nhóm nghiên cứu; hỗ trợ các nhóm nghiên cứu khoa học của nhiều trường THPT, THCS; rồi chuyện gia đình, con cái…

- Nhiều việc thế thì thời gian đâu để chị viết bài cho các tạp chí trong và ngoài nước? Thời gian đâu để nghỉ ngơi, sắp xếp công việc ở trường, ở các hội nghiên cứu, chấm luận văn, luận án, tham gia các đề tài, dự án, tham dự các cuộc thi quốc tế…?-Tôi hỏi PGS, TS Nguyễn Thị Trang.

- Anh thấy không, em vẫn có thời gian đấy chứ. Vẫn có thể ngồi nói chuyện với anh-Trang vui vẻ trả lời.

Tiến sĩ kép ngành y - Hình 1

PGS, TS Nguyễn Thị Trang (ở giữa) chia vui với sinh viên khi nhóm nghiên cứu giành được giả.i thưởn.g. Ảnh do nhân vật cung cấp

Ước mơ truyền lửa học

Thật ra, trước khi có một giờ chính thức “phỏng vấn” PGS, TS Nguyễn Thị Trang, tôi cũng đã có chút ít thông tin về chị. Những thầy, cô giáo công tác ở Trường Đại học Y Hà Nội đều nhận xét: PGS, TS Nguyễn Thị Trang là người cởi mở, hiền hậu, nhiệt tình, thông minh, nhân văn…; là một trong số giảng viên trẻ có triển vọng về nghề nghiệp, luôn mong muốn chia sẻ, lan tỏa tri thức mà mình có đến với nhiều thế hệ. Chị cũng là người phụ nữ biết chăm sóc gia đình, đặc biệt nhiệt huyết với nghề, với các thế hệ học sinh, sinh viên. Sự nỗ lực, niềm say mê để có được những thành công cả trong nước và quốc tế của PGS, TS Nguyễn Thị Trang trở thành tấm gương sáng để nhiều học sinh, sinh viên noi theo.

Nguyễn Thị Trang sinh ra và lớn lên ở vùng quê Quảng Minh, Sầm Sơn, Thanh Hóa. Ngay từ nhỏ, Trang đã thể hiện rõ sự nỗ lực vươn lên với tinh thần ham học hỏi, cầu tiến và là gương mặt nổi bật về thành tích học tập ở các cấp học phổ thông. Tốt nghiệp THPT với số điểm xuất sắc, Trang được nhận học bổng tại Trường Đại học Quốc gia Saint Petersburg (Nga) chuyên ngành di truyền y học.

Những năm tháng ở nước Nga với chị có biết bao nhiêu ân tình, biết bao kỷ niệm. Cũng những năm tháng ấy, chị không chỉ học được kiến thức mà tinh thần học tập, sự nhân hậu của con người Nga như tiếp thêm động lực, ý chí để Nguyễn Thị Trang học liền một mạch từ đại học, rồi thạc sĩ cũng với chuyên ngành di truyền y học tại Trường Đại học Miền Nam Liên bang Nga và sau đó là nghiên cứu sinh TS chuyên ngành Di truyền và hóa sinh y học vào năm 2012. Vẫn chưa “mãn nguyện”, con đường học tập tiếp tục nối dài khi chị trở thành nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trường Đại học Miền Nam Liên bang Nga chuyên ngành Hóa sinh y học.

- Sự nghiệp đèn sách vẫn chưa chấm dứt đâu anh. Em sẽ còn học mãi, học suốt đời. Kiến thức ngành y, những thành tựu của ngành y luôn luôn mới, không học là lạc hậu ngay-PGS, TS Nguyễn Thị Trang chia sẻ.

Trên Facebook cá nhân của PGS, TS Nguyễn Thị Trang, ngoài vài hoạt động của gia đình, hầu hết hoạt động của chị gắn với các chuyến đi thực tế cùng sinh viên, các hoạt động nghiên cứu khoa học. Nhiều sinh viên chia sẻ: Cô Trang luôn là một cán bộ giảng dạy mẫu mực, có tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng vì công việc, gương mẫu, trung thực, khiêm tốn và giản dị, gần gũi như một người chị với các thế hệ sinh viên, như một người mẹ chăm sóc, che chở cho học sinh khi các em tham dự các cuộc thi hay làm những đề tài khoa học khó. Nghe tôi kể lại những nhận xét trên, chị cười rồi cho biết: Mọi điều chị làm đều hoàn toàn tự nhiên, tất cả vì sinh viên, vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân… Bởi theo PGS, TS Nguyễn Thị Trang: Nghiên cứu sâu vấn đề di truyền học phân tử các bệnh ở người và di truyền hóa sinh các bệnh ở người sẽ giúp cho quá trình chữa bệnh trở nên đơn giản, tiết kiệm hơn.

Những bước chân không mỏi

PGS, TS Nguyễn Thị Trang kể về hàng chục công trình nghiên cứu, các bài viết đăng trên những tạp chí chuyên ngành của quốc tế; nhiều đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ đạt kết quả xuất sắc được ứng dụng trong thực tế. Chị cũng làm chủ nhiệm 3 đề tài cấp cơ sở tại Trường Đại học Y Hà Nội, 1 đề tài cấp Bộ Y tế đều được nghiệm thu và đạt kết quả xuất sắc; chủ nhiệm 1 dự án cấp Nhà nước thuộc Chương trình KC10/2016-2020 và thư ký kiêm điều phối đề tài khoa học cấp Nhà nước thuộc Chương trình KC4.0/2020-2025. Ngoài ra, Trang còn công bố 22 công trình khoa học trên các tạp chí uy tín quốc tế, có 2 giải pháp hữu ích được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận năm 2018, 2019; công bố 70 bài báo khoa học và tham gia nhiều báo cáo khoa học trong các hội nghị, hội thảo chuyên ngành y sinh học-di truyền, vô sinh và nam học, tai mũi họng trong và ngoài nước.

Ngoài cống hiến cho khoa học, công tác đào tạo nguồn nhân lực, các thế hệ y sĩ, bác sĩ ngành di truyền học cũng được PGS, TS Nguyễn Thị Trang dành nhiều tâm huyết. Trong 7 năm tham gia giảng dạy với chuyên ngành chính là bộ môn Y sinh học-Di truyền, PGS, TS Nguyễn Thị Trang còn tham gia đào tạo và giảng dạy trực tiếp, bồi dưỡng, hướng dẫn nhiều sinh viên y đa khoa, bác sĩ đa khoa, nghiên cứu sinh và học viên cao học các chuyên ngành: Răng hàm mặt; y học cổ truyền; tai mũi họng; sản khoa; kỹ thuật y học và hóa sinh y học. Sinh viên, nghiên cứu sinh, học sinh tham gia nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của PGS, TS Nguyễn Thị Trang giành được nhiều giả.i thưởn.g trong và ngoài nước.

Không chỉ giảng dạy, nghiên cứu, làm đề tài khoa học, tham gia các công trình sản xuất, PGS, TS Nguyễn Thị Trang còn tham gia khám, chữa bệnh tại Trung tâm Tư vấn di truyền Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; triển khai nhiều xét nghiệm di truyền ứng dụng trong chẩn đoán bệnh như: Tự kỷ, vô sinh, hiếm muộn, nam học, sảy thai, thai lưu, ung thư, tim mạch, điếc bẩm sinh, tầm soát bất thường bẩm sinh… Các xét nghiệm do PGS, TS Nguyễn Thị Trang phụ trách triển khai đã góp phần quan trọng trong việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và đang được triển khai ứng dụng rộng rãi ở không ít đơn vị, cơ sở y tế.

Trò chuyện cả tiếng đồng hồ, PGS, TS Nguyễn Thị Trang mới bật mí cho tôi biết về không ít bằng khen, giả.i thưởn.g mà chị đã giành được trong thời gian vừa qua, như: Giải nhất Hội thảo khoa học toàn khoa Y sinh học sức khỏe Trường Đại học Miền Nam Liên bang Nga (2008); bằng khen của Trung ương Đoàn (2011); giải nhất Hội thảo quốc tế về y học, di truyền và công nghệ sinh học lần thứ hai tại Ekaterinburg, Liên bang Nga (2011); bằng danh dự của Hiệu trưởng Trường Đại học Miền Nam Liên bang Nga về những đóng góp to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu và sáng chế phương pháp chẩn đoán bệnh tim mạch (2013); Giả.i thưởn.g Đặng Văn Ngữ cho bài báo quốc tế có chỉ số IF cao nhất (2018)… Nở nụ cười hiền hậu, chị nói rằng đó là những thành tích nho nhỏ của mình mà chưa thể so sánh được với nhiều giáo sư, những người thầy, người bạn, đồng nghiệp. Với chị, giờ mới chỉ là chặng đường đầu tiên của sự nghiệp.

PGS, TS Nguyễn Thị Trang liếc nhìn đồng hồ với hàm ý đã tới giờ hẹn các giáo sư ở Hội Di truyền Y học Việt Nam. Trước khi chia tay, PGS, TS Nguyễn Thị Trang hóm hỉnh đùa rằng: “Thật vui khi em có chút thời gian thả lòng mình để nhớ. Nhớ những tháng ngày học tập ở Nga; nhớ những người bạn, những gia đình Nga. Nhớ sự tận tình của các thầy cô vì mình mà biết bao đêm cùng thức trắng bên bàn học, bên giá sách hay trong phòng thí nghiệm. Nhưng có lẽ, những câu hỏi “xoáy” của 24 giáo sư đầu ngành trong hội đồng tại buổi bảo vệ hai luận án tiến sĩ cùng cảm giác lâng lâng khi trở thành tiến sĩ kép về hóa sinh y học và di truyền học sẽ mãi là kỷ niệm đẹp, là hành trang theo em suốt cuộc đời”.

Cô giáo "vẽ" ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu

Không đầu hàng trước nghịch cảnh, Ngọc Anh đã "vẽ" cuộc đời mình bằng ước mơ giảng dạy cho học sinh điếc với nghị lực và ý chí phi thường.

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu - Hình 1

Lớp học nhỏ kê 2 dãy bàn ghế, không một tiếng cười nói, cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Anh (29 tuổ.i) và 8 học sinh trong tiết học đặc biệt, tất cả giao tiếp bằng cử chỉ, ánh mắt. Thỉnh thoảng, một vài học sinh cố giơ cánh tay mình cao hơn tay bạn khác, ánh mắt sáng ngời, ra hiệu muốn được phát biểu.

Đó là lớp 1A tại trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập (trường cao đẳng Sư phạm Trung ương). Sau 10 năm, từ một học sinh của lớp khiếm thính, Ngọc Anh đã đứng trên bục giảng để dạy chính những học trò có hoàn cảnh như mình.

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng tay

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu - Hình 2

Sau 10 năm, từ một học sinh của lớp khiếm thính, Ngọc Anh đã đứng trên bục giảng để dạy chính những học trò có hoàn cảnh như mình.

Tia hy vọng ánh lên rồi vụt tắt

Gần 30 năm trước, cô bé Nguyễn Thị Ngọc Anh chào đời trong niềm hạnh phúc vô bờ của gia đình. Bà Phạm Thị Lan Anh (56 tuổ.i), mẹ của Ngọc Anh, đã đặt hết tình yêu thương, hy vọng vào đứa con gái lớn của mình, nhưng "cơn bão" đã chờ sẵn trước hiên nhà khi cô bé tròn 1 tuổ.i.

"Khi Ngọc Anh lên 1 tuổ.i, gia đình tôi phát hiện cháu học nói rất chậm, không phát triển thêm từ. Quá lo lắng, chúng tôi đưa con đi khám tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, nhận kết quả con bị điếc bẩm sinh. Đó là cú sốc rất lớn đối với gia đình tôi" - bà Lan Anh bùi ngùi nhớ lại.

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu - Hình 3

Cô Ngọc Anh dùng ký hiệu để diễn giải ý nghĩa của từ mới.

Vực lại tinh thần, cả gia đình đã chuyển từ Thái Bình lên Hà Nội sinh sống, hết lòng chạy chữa cho con. Nhưng mọi công sức đều không mang lại kết quả, Ngọc Anh phải suốt đời sống chung với rào cản ngôn ngữ.

Quyết tâm không để con phải chịu thiệt thòi so với bạn bè đồng trang lứa, gia đình cho Ngọc Anh đến trường. Học lớp mầm non cùng những đứ.a tr.ẻ bình thường khác, cô bé luôn bị bỏ lại phía sau vì không thể giao tiếp cùng bạn bè. Không chịu bỏ cuộc, gia đình lại đưa cô con gái lớn đến trường PTCS Xã Đàn, theo học lớp dành cho người khiếm thính. Đây là môi trường tốt nhất cho Ngọc Anh lúc bấy giờ.

Vào trường PTCS Xã Đàn, Ngọc Anh được giáo viên dạy bằng khẩu hình miệng, nhìn vào miệng của cô giáo để tập nói theo. Về nhà, lại được bố mẹ luyện tập thêm, nếu không hiểu thì viết ra giấy. Với một người có thể nghe nói bình thường thì chỉ cẩn học mỗi năm một lớp, còn với những đứ.a tr.ẻ như Ngọc Anh, lại cần đến hai năm mới hoàn thành chương trình của một lớp. Với tư chất thông minh, lên lớp 4, Ngọc Anh đã có thể giao tiếp cơ bản bằng cử chỉ, điệu bộ.

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu - Hình 4

Một lớp học chỉ có 8 học sinh.

"Khi lên 9 tuổ.i, tôi biết rằng mình không thể nghe mọi thứ xung quanh. Giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp đọc khẩu hình miệng, mà đây không phải cách tốt nhất để dạy học, nên thực sự khá khó khăn cho tôi. Lúc đầu, tôi không thể hòa nhập với các bạn, vì hoàn toàn chưa biết những ký hiệu cơ bản. Qua một thời gian làm quen, tôi dần bắt nhịp và nhanh chóng phá bỏ khoảng cách với các bạn cùng hoàn cảnh" - Ngọc Anh lờ mờ nhớ lại.

Tia hy vọng đầu tiên ánh lên khi Ngọc Anh biết ở Biên Hòa (Đồng Nai) có trung tâm Nghiên cứu văn hóa điếc, dạy người điếc học bằng ngôn ngữ ký hiệu. Với khao khát tìm được môi trường mình có thể hòa nhập, được giao tiếp, được thấu hiểu, Ngọc Anh liền xin bố mẹ để lên đường, đi tìm "tiếng nói" của bản thân. Bố mẹ Ngọc Anh thương con còn nhỏ, lại phải xa nhà, nên không muốn mạo hiểm cho cô đi. "Khi đó, mặc dù hơi buồn, nhưng tôi không có lựa chọn nào khác" - nhắc đến đây, cô vẫn không giấu nổi xúc động.

Năm 2010, trường cao đẳng Sư phạm Trung ương lần đầu tiên mở lớp dạy cho người điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu. Ngọc Anh may mắn được tuyển vào học lớp 6 tại trường. Đây là ngã rẽ quan trọng để Ngọc Anh vẽ nên con đường tri thức cho mình. "Khi đó tôi vô cùng hạnh phúc, vì có cơ hội học tập, hòa nhập với những bạn cùng cảnh ngộ như mình giúp tôi không còn cảm thấy cô đơn" - đôi mắt cô gái trẻ bỗng ánh lên rạng rỡ.

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu - Hình 5

Cô Ngọc Anh hướng dẫn từng học sinh một cách chi tiết.

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu - Hình 6

Nhiều em thi nhau giơ tay phát biểu ý kiến.

Tại đây, Ngọc Anh được dạy bằng phương pháp trực quan, ngôn ngữ ký hiệu phù hợp với người điếc. Ngoài việc tiếp thu, học sinh còn chia sẻ một số từ vựng mới để thầy cô có thêm vốn ký hiệu. Bản thân cô cũng chủ động học hỏi những người đi trước có kinh nghiệm và tự tìm ra phương pháp tự học.

Nhìn thấy tuổ.i thơ mình, càng thương học trò nhiều hơn

Nhờ tham gia hoạt động giáo dục cho trẻ điếc của dự án IDEO (dự án giáo dục cho trẻ điếc trước tuổ.i đến trường), Ngọc Anh được chứng kiến nhiều hoàn cảnh giống mình, nhiều gia đình khó khăn về kinh tế khiến việc học tập với trẻ điếc trở nên xa vời hơn. Từ đó, Ngọc Anh nung nấu quyết định thi vào trường cao đẳng Sư phạm Trung ương với hi vọng trở thành giáo viên để "vẽ" nên ước mơ học tập cho trẻ điếc.

Từ THCS đến bậc cao đẳng Sư phạm, Ngọc Anh đã nhiều năm liền đứng "top đầu" của lớp với thành tích học tập xuất sắc.

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu - Hình 7

Cô Ngọc Anh hướng dẫn học sinh tập viết.

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu - Hình 8

Nắn nót chỉ dạy cho từng học trò.

Nói về việc học của con gái, bà Lan Anh tự hào chia sẻ: "Tôi chưa bao giờ phải nhắc nhở con học hành. Trước đây, nhà cách trường những 25 km, phải đi qua 3 trạm xe buýt nhưng ngày nào, Ngọc Anh cũng chủ động thức dậy đi học. Đến nay, mặc dù đã có gia đình riêng nhưng Ngọc Anh vẫn ham học, thậm chí, trước ngày sinh con, con bé vẫn tự bắt taxi đến trường thi rồi về hôm sau đi sinh".

Sau nhiều năm giảng dạy cho trẻ điếc, cô giáo Ngọc Anh nghiệm ra rằng: Việc mở rộng vốn ngôn ngữ ký hiệu luôn luôn cần thiết, phương pháp giảng dạy trực quan, kết hợp ngôn ngữ ký hiệu là phương pháp phù hợp với trẻ điếc. Khi dạy tiếng Việt, giáo viên phải giới thiệu mặt chữ tiếng Việt, chiếu hình ảnh minh họa, cho trẻ học ký hiệu, sau đó, đán.h vần chữ cái tiếng Việt bằng ngón tay. Như vậy, trẻ sẽ dễ tiếp cận và dễ nhớ hơn.

"Mỗi lần giảng bài, nhìn thấy hình ảnh tuổ.i thơ mình ở các em, tôi càng yêu thương những học sinh của mình hơn" - cô giáo trẻ hướng ánh mắt về những đứ.a tr.ẻ.

Cô giáo vẽ ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu - Hình 9

Cô giáo Ngọc Anh luôn kiên trì và nhẫn nại, vì nhìn thấy hình ảnh của chính mình thuở nhỏ.

Hiện tại, Ngọc Anh là một trong những giáo viên giảng dạy bằng ngôn ngữ ký hiệu đang được tập huấn sử dụng bộ hơn 4.000 ngôn ngữ ký hiệu, 150 video bài giảng Toán và tiếng Việt từ giáo viên người điếc được số hóa, trong đó, có các bài tập tương tác với học sinh.

Được học và dạy bằng ngôn ngữ ký hiệu, Ngọc Anh đã tự tin hơn để bước ra thế giới bên ngoài. Cô tham gia những sự kiện liên quan đến quyền của người điếc trong việc tạo dựng môi trường bình đẳng cho người điếc trong xã hội. Tham gia đóng góp và đưa khuyến nghị về giáo dục cho người điếc. Đó là mối quan tâm hàng đầu của cô giáo Ngọc Anh để đảm bảo môi trường giáo dục chất lượng, phù hợp cho trẻ điếc.

Không nhất thiết phải nghe được bằng âm thanh

"Nếu có một điều ước, liệu bạn ước mình có thể nghe?" - Chúng tôi hỏi.

"Không! Tôi là người điếc và vẫn luôn có ích đối với xã hội. Ngôn ngữ ký hiệu là cánh cửa đưa tôi vào thế giới của mình, là hơi thở của tôi. Ngày xưa, tôi rất ao ước được cảm nhận những thanh âm trong cuộc sống ra sao, nhưng sau đó, tôi hiểu rằng, không nhất thiết phải nghe được bằng âm thanh. Quan trọng hơn, hãy tận dụng cảm giác trong tim mình và hành động tích cực sẽ khiến cuộc sống trở nên sống động hơn nhiều" - Ngọc Anh thẳng thắn đáp.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân
15:09:26 02/10/2024
Ngày ăn hỏi, mẹ chồng tái mặt khi thấy vết bớt trên cánh tay con dâu: Kết quả ADN khiến 2 nhà điếng người
12:40:41 02/10/2024
Xác minh clip nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT
16:00:10 02/10/2024
Vụ phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh: Kỷ luật 3 học sinh, phụ huynh nhận lỗi
12:43:28 02/10/2024
Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
6 sản phẩm đang "biến mất" dần trong phòng khách
13:16:49 02/10/2024
Mất tiề.n tỷ, người phụ nữ tiếp tục bị lừa vì tin "luật sư Huy"
15:07:37 02/10/2024
Tranh cãi tài xế xe tải chắn nước lũ ào ào giúp xe máy đi qua ở Hà Giang
13:03:54 02/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bầu cử Mỹ 2024: Khác biệt lịch sử trong cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên phó tổng thống

Thế giới

17:43:34 02/10/2024
Các kết quả thăm dò dư luận của AP/NORC, New York Times/Đại học Sienna được tiến hành ngay trước tranh luận cho thấy Thống đốc Walz được lòng cử tri hơn so với Thượng nghị sĩ Vance, với tỷ lệ tín nhiệm lần lượt là 40% và 25%.

Nhận miễn phí tựa game có giá gần 300.000 VND trên Steam, thời gian chỉ kéo dài 24 tiếng

Mọt game

17:38:27 02/10/2024
Không giống như Epic Games Store với những ưu đãi miễn phí định kỳ mỗi tuần, Steam thường xuyên mang tới những bất ngờ thú vị tới với người chơi.

Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT tường trình gì?

Netizen

17:23:55 02/10/2024
Liên quan đến vụ nữ giáo viên có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT, cơ quan chức năng đã xác định cô giáo trong clip là cô M.Q.T. (SN 2001).

Bạc Liêu: Phát hiện nhiều sai phạm tại một Trung tâm Y tế huyện

Pháp luật

17:21:19 02/10/2024
Ngày 2/10, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa ban hành Kết luận thanh tra về công tác quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Lợi (2021 2022), qua đó phát hiện nhiều hạn chế, sai phạm với số tiề.n hơn 2,...

Một nữ NSƯT bỏ 80 triệu xây nhà cho người nghèo, lên tiếng việc không đưa tiề.n cho chủ nhà

Sao việt

17:08:23 02/10/2024
Nhiều người hỏi tôi sao không đưa tiề.n trực tiếp cho chủ nhà xây luôn mà phải qua địa phương - NSƯT Cát Tường chia sẻ.

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 3/10/2024: Tuổ.i Sửu và Tỵ có vận may cực tốt

Trắc nghiệm

16:49:30 02/10/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 3/10. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.Xếp hạng may mắn nhất: Tuổ.i Sửu và Tỵ

Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị

Ẩm thực

16:43:42 02/10/2024
Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị. Đảm bảo bữa ăn hợp mùa thu này ai cũng sẽ thích thú khi thưởng thức.

Trang phục linen là điểm nhấn riêng cho phong cách mùa thu

Thời trang

16:35:49 02/10/2024
Hướng đến những ngày làm việc kéo dài trong môi trường công sở, những bộ trang phục linen thông dụng như sơ mi linen, váy linen dáng suông thoải mái và thanh lịch trở thành ưu tiên hàng đầu của quý cô.

Nữ tân binh tung album đầu tay, tài năng thế nào mà khiến Trang Pháp "cảm thấy may mắn"?

Nhạc việt

16:29:45 02/10/2024
Ngày 1/10, nữ tân binh Vpop Vy Vy tổ chức họp báo giới thiệu album đầu tay mang tên Buộc Vào Cơn Gió. Vy Vy tên thật là Đỗ Phương Vy, từng gây ấn tượng qua chương trình Big Song Big Deal năm 2022.

Diễn viên Hàn Quốc mất việc vì Netflix, sự thật là gì?

Hậu trường phim

16:25:09 02/10/2024
Những ngày gần đây, nhận định Netflix là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng diễn viên Hàn Quốc thất nghiệp hàng loạt đang trở thành chủ đề nóng trên các nền tảng mạng xã hội xứ Kim Chi.