Tiên phong trong chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục ở TP.HCM
Chuyển đổi số trong giáo dục đã được nhiều cơ sở giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh từng bước thực hiện với những mức độ khác nhau trong bối cảnh thành phố chủ trương xây dựng đô thị thông minh.
Học sinh Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Gia Thiều điểm danh bằng thẻ học đường thông minh. (Nguồn: doimoisangtao.vn)
Trong chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, giáo dục và đào tạo là một trong 8 lĩnh vực trọng tâm, được ưu tiên thực hiện.
Đặc biệt, chủ trương xây dựng đô thị thông minh của Thành phố Hồ Chí Minh càng đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố tiên phong trong chuyển đổi số.
Với vai trò cung cấp nhân lực chất lượng cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội đất nước, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực tiên phong trong quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin từ hoạt động quản lý đến dạy và học.
Thực tế, chuyển đổi số trong giáo dục đã được nhiều cơ sở giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh từng bước thực hiện với những mức độ khác nhau.
Nâng cao hiệu quả quản lý
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đang được nhiều trường đẩy mạnh thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhà trường.
Tại Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Hữu Huân (thành phố Thủ Đức), hầu hết các thủ tục hành chính, quản trị nhà trường đều đã được số hóa và thực hiện trên các ứng dụng, trang web.
Học sinh, cựu học sinh của trường có nhu cầu trong bất kỳ hoạt động quản lý nào, như cấp lại văn bằng, chứng chỉ, chuyển ban… có thể gửi yêu cầu theo mẫu trên trang web, ứng dụng mà không cần đến trực tiếp.
Công tác quản lý học sinh, kết nối phụ huynh được thực hiện thông qua các phần mềm, ứng dụng điện tử. Thực hiện chủ trương chung, phần lớn học sinh thực hiện đóng học phí không dùng tiền mặt, qua các kênh thanh toán khác nhau.
Được triển khai thử nghiệm từ năm 2018 tại thành phố, mô hình quản lý “Trường học thông minh-An toàn-Không dùng tiền mặt” đã mang lại kết quả tích cực trong công tác quản lý nhà trường.
Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Gia Thiều (quận Tân Bình) là một trong hai đơn vị đầu tiên được đầu tư trang thiết bị để thực hiện thí điểm mô hình này từ năm học 2018-2019. Toàn bộ học sinh và giáo viên của trường được cung cấp thẻ đa năng để sử dụng cho các hoạt động của nhà trường. Thẻ này được tích hợp đa chức năng, từ thu học phí không dùng tiền mặt, ứng dụng tương tác học đường, quản lý xe đưa đón học sinh, đến điểm danh quản lý học sinh, giáo viên tự động.
Theo Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Gia Thiều Nguyễn Xuân ắc, thông qua ứng dụng công nghệ thông minh , chỉ với việc chạm thẻ vào thiết bị đã giúp công tác quản lý nhà trường dễ dàng, hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động tuyển sinh đầu cấp đã được nhiều địa phương đẩy mạnh, tạo thuận lợi cho phụ huynh cũng như các trường trong công tác tuyển sinh .
Tại quận Gò Vấp, với hiệu quả đã đạt được từ thực tế, trong năm nay, công tác tuyển sinh đầu cấp bằng hình thức trực tuyến tiếp tục được duy trì.
Theo ông Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Gò Vấp, hình thức tuyển sinh trực tuyến các lớp đầu cấp đã được quận triển khai từ đợt tuyển sinh năm học trước. Giải pháp này vừa giúp phụ huynh tiết kiệm được thời gian, vừa nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngành, bảo đảm tính công khai minh bạch trong tuyển sinh.
Tạo môi trường học tập mở
Đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, việc hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng mở nhằm thúc đẩy xã hội học tập, học tập suốt đời là điều cần thiết. Trong đó, tại nhiều trường phổ thông cũng như đại học, việc học tập không chỉ gói gọn trong môi trường giảng đường mà được “mở” ở nhiều không gian, thời gian, đáp ứng nhu cầu học tập của người học. Hệ thống giáo dục mở này góp phần nâng cao dân trí và thúc đẩy việc học tập suốt đời của người dân.
Trong bối cảnh công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ hiện nay, thầy Phạm Phương Bình, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Hữu Huân (thành phố Thủ Đức), cho biết hoạt động dạy và học tại nhà trường cùng dần được chuyển đổi để phù hợp với thực tế. Bên cạnh dạy học chính khóa trên lớp, giáo viên sử dụng kết hợp các kênh trực tuyến để hỗ trợ cho việc dạy học đạt hiệu quả tốt hơn. Học sinh và giáo viên có thể trao đổi về bài học mọi lúc, mọi nơi thông qua hình thức trực tuyến hoặc thông qua các video bài giảng. Hiện, phần lớn giáo viên của trường đã ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học.
Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Hữu Huân đang đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất theo hướng đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thực hành chuyên sâu. Từng bộ môn có phòng thực hành với đầy đủ trang thiết bị và mở cửa cho học sinh tự học mọi lúc. Cùng với sử dụng kho dữ liệu chung đã được ngành Giáo dục thẩm định, trường đã xây dựng kho dữ liệu là video các bài học, thí nghiệm để học sinh trong trường học tập, tham khảo.
Là một trong 5 trường được thành phố lựa chọn thực hiện thí điểm mô hình trường học thông minh, nhiều năm nay, Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Du (Quận 10) đã có nhiều bước đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học.
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Nhà trường, chia sẻ đến nay, trường đã đầu tư phủ sóng wifi để học sinh, giáo viên thuận tiện khi sử dụng các thiết bị thông minh trong dạy và học; hình thức kiểm tra, đánh giá cũng đổi mới. Từ học kỳ II năm học 2020-2021, Nhà trường đã chính thức triển khai kiểm tra trên máy tính ở tất cả môn thi trắc nghiệm. Bên cạnh bồi dưỡng về chuyên môn, Nhà trường khuyến khích giáo viên chủ động học tập nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, tin học đảm bảo ứng dụng tốt công nghệ trong dạy học.
Với môi trường học tập mở, việc tiếp cận kiến thức trở nên dễ dàng hơn đối với mọi người dân.
Tiến sỹ Phan Thị Ngọc Thanh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo trực tuyến Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu về VMOOCs. (Nguồn: giaoducthoidai.vn)
Đầu năm 2021, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã ra mắt hệ thống VMOOCs, cung cấp khóa học trực tuyến, miễn phí cho cộng đồng. Đây là cơ sở giáo dục đại học công lập tiên phong triển khai mô hình này.
Tiến sỹ Phan Thị Ngọc Thanh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo trực tuyến Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết hệ thống đã cung cấp hơn 40 khóa học miễn phí cho mọi người dân có nhu cầu học tập để nâng cao kiến thức phục vụ công việc, đời sống. Nội dung các khóa học ở ngành nghề, lĩnh vực đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân. Người học chỉ cần có thiết bị kết nối Internet là có thể chủ động học ở mọi lúc, mọi nơi, học đa ngành, đa kỹ năng.
Nhìn nhận về vai trò của ngành giáo dục trong thực hiện chuyển đổi số, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, giáo dục phải là ngành tiên phong trong chuyển đổi số.
Do đó, ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố đã sớm ban hành khung kiến trúc tổng thể về ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông của ngành, tạo cơ sở để triển khai đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số.
Một trong những biện pháp mà ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố đang tích cực triển khai là xây dựng hệ thống tài nguyên số, khai thác và sử dụng hiệu quả kho học liệu số, học liệu điện tử toàn ngành.
Đây là điều kiện quan trọng tạo môi trường học tập mở, giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu, là điều kiện quan trọng để xây dựng xã hội học tập, hướng đến học tập suốt đời./.
'Học thật, thi thật, nhân tài thật' phải tiên phong thay đổi từ lãnh đạo
Bản thân người dạy không thật khiến người học không thật, lãnh đạo không thật khiến cấp dưới không thật.
Trong buổi làm việc mới đây ngày 6/5 với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có những yêu cầu đối với ngành về cấc vấn đề tồn đọng, mang tính cấp bách, cần thiết cho nền giáo dục nước nhà hiện nay.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu giáo dục phải thực hiện mục tiêu "học thật, thi thật, nhân tài thật". Đây được xem là giá trị cốt lõi, hình thành xuyên suốt trong cả nền giáo dục Việt Nam.
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) (Ảnh quochoi.vn)
Trao đổi với Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam về yêu cầu của Thủ tướng đối với thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay, Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) cho biết:
"Giáo dục có vị trí then chốt, cốt lõi của mọi vấn đề trong xã hội, bởi sản phẩm của giáo dục là con người.
Trong bối cảnh chúng ta triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng với khát vọng Việt Nam thịnh vượng trong vòng 20 năm tới, thì giáo dục lại càng chứng minh được vai trò "Quốc sách hàng đầu" của mình bởi chính con người, tri thức, nhân cách của con người tạo ra tương lai đất nước".
Đánh giá sự phát triển của một đất nước thường được nhìn nhận bằng cách họ quan tâm, đầu tư cho nền giáo dục như thế nào. Đối với các nước phát triển thường đi kèm nền giáo dục phát triển. Ngược lại, những đất nước có nền kinh tế trì trệ, chậm phát triển trên thế giới thường giáo dục không được quan tâm hoặc phát triển giáo dục không đồng bộ.
Những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ như đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, phổ cập giáo dục tất cả các vùng miền trên toàn quốc, tự chủ đại học... được thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả cao.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, những tồn tại, hạn chế của ngành giáo dục những năm qua cũng đáng kể nếu không nói là nhiều.
Những "hạt sạn" lớn trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới; những trường hợp học sinh ngồi nhầm lớp; bạo lực học đường gia tăng; bệnh thành tích trong giáo dục với những vụ kiện không được giải quyết ổn thỏa.
Lạm thu xảy ra ở nhiều nơi mặc dù đã có xử lý nhưng gây không ít bức xúc trong dư luận, phụ huynh học sinh.
Hay những vụ việc liên quan đến bằng giả, chứng chỉ giả, kiến thức giả điển hình như vụ việc cấp bằng giả tại trường Đại học Đông Đô làm chúng ta không khỏi lo lắng.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cho rằng: "Hơn ai hết, Thủ tướng nhận thấy được thực tế nền giáo dục và đào tạo đang có những tồn tại ngay trong nhận thức và cách thực hiện của các nhà quản lý, của các thầy cô giáo, của các em học sinh, phụ huynh và toàn xã hội.
Mục tiêu "học thật, thi thật, nhân tài thật" rất chính xác, có cơ sở khoa học thực tiễn đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
Để mục tiêu này được thành công là yêu cầu, thách thức rất cao đối với lãnh đạo của ngành Giáo dục và Đào tạo. Phải thực sự đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám bỏ đi những chương trình lạc hậu, gánh nặng cho người học và cả xã hội", Đại biểu Khánh nhấn mạnh.
Trên thực tế, nền giáo dục Việt Nam đang bị chi phối quá nhiều bởi quan niệm trọng bằng cấp. Ở không ít nơi, tuyển chọn nhân sự, cán bộ vẫn dựa vào hồ sơ "đẹp", ma theo đó, hồ sơ "đẹp" được định nghĩa rằng có nhiều bằng cấp, chứng chỉ thậm chí, đến bản thân chủ sở hữu bằng cấp, chứng chỉ đó không biết học để làm gì nhưng phải có nó bằng mọi cách.
Các cuộc thi trong nhà trường vô hình trung cũng trở thành vòng xoáy của căn bệnh ngụy thành tích. Một địa phương, một trường học, một lớp học, một giáo viên đạt danh hiệu giỏi, xuất sắc, hoàn thành nhiệm vụ khi đủ chỉ tiêu học sinh giỏi, học sinh lên lớp, không có học sinh yếu kém, phê bình.
Áp lực chỉ tiêu thành tích khiến cho những cuộc thi đơn thuần trở thành cuộc chạy đua mà chính giáo viên, học sinh, thậm chí phụ huynh đều trở nên mệt mỏi.
Chúng ta lên án nhiều hình thức thi học sinh giỏi, ôn luyện "gà nòi" để lấy thành tích ảo, thành tích "sắp đặt". Ngay chính những cuộc thi như thế đã thấy sự không thật và chắc chắn nếu quá trình học không thật, thi không thật thì không thể tạo ra nhân tài thật.
Chính vì thế, Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh chỉ ra rằng, thay đổi tư duy giáo dục không chỉ là việc của một ngành, một trường, một người có thể làm được. Đó phải là sự vào cuộc của toàn xã hội và tiên phong đi đầu phải là những người lãnh đạo.
"Bỏ những quan niệm giáo dục cũ, bỏ những bằng cấp, chứng chỉ không cần thiết, xem trọng thực lực, hiệu quả công việc của các thầy cô giáo.
Bệnh thành tích trong giáo dục cũng cần phải bỏ bớt những thứ không phải thi đua mà là 'chạy đua', 'ganh đua' trong giáo dục. Những chỉ tiêu, những 'chuẩn không cần thiết chúng ta nên bỏ để hướng đến việc học thật, thi thật, có nhân tài thật.
Phải đổi mới tư duy bằng việc áp dụng khoa học, công nghệ vào giảng dạy, tiếp thu, vận dụng những kinh nghiệm giáo dục trên thế giới để giáo dục và đào tạo.
Thủ tướng Chính phủ đưa ra 'học thật, thi thật, nhân tài thật' sẽ là động lực mạnh mẽ để nền giáo dục Việt Nam tự mình đổi mới, góp phần then chốt hiện thực hiện thực hóa khát vọng Việt Nam thịnh vượng bắt đầu ngay từ bây giờ", bà Khánh bày tỏ.
Năm 2021: Tăng quy mô tuyển sinh học nghề, triển khai 4 chính sách giáo dục Năm 2021 có nhiều thay đổi lớn trong giáo dục và giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, với giáo dục có 4 chính sách mới có hiệu lực; sẽ tăng quy mô tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp. Từ năm 2021, ít nhất có 85% số người sau khi học nghề có viẹc làm đúng nghề Giai đoạn 2021 - 2025 giáo dục...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tử vi vui 12 cung hoàng đạo tuần 5/5 11/5: Thiên Bình quý nhân phù trợ, Ma Kết làm đâu thắng đó, Kim Ngưu đổi đời
Trắc nghiệm
20:46:58 04/05/2025
CĐV đòi tước băng đội trưởng của Odegaard
Sao thể thao
20:23:58 04/05/2025
Công an TP Hồ Chí Minh đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm đợt cao điểm
Pháp luật
20:19:16 04/05/2025
Dương Dương bị khui hint hẹn hò "bản sao của tình cũ" rõ như ban ngày, netizen giễu cợt "kịch bản 10 cô như 1"
Sao châu á
20:00:49 04/05/2025
Sao nam Vbiz vừa bị liệt dây thần kinh số 7 hé lộ triệu chứng báo hiệu căn bệnh, cảnh báo việc không nên làm
Sao việt
19:55:39 04/05/2025
Người đàn ông bị rắn cắn hơn 200 lần
Lạ vui
19:32:38 04/05/2025
Quán ở Nha Trang bị tố "chặt chém", bán cá bò hòm 3,5 triệu đồng/kg: Chủ quán nói phải trích 30% "hoa hồng"
Netizen
19:25:07 04/05/2025
Nhẹ nhàng mà cuốn hút, túi cói chiếm sóng thời trang hè 2025
Thời trang
19:12:55 04/05/2025
Quan chức Nga cảnh báo Ukraine không khiêu khích vào Ngày Chiến thắng 9/5
Thế giới
18:56:41 04/05/2025
Cảnh giác vấn đề sức khỏe khi bạn ngáp quá nhiều
Sức khỏe
18:46:30 04/05/2025