“Tiên ông” chỉ chỗ giấu vàng?!
Nằm mộng thấy “ tiên ông” chỉ nơi chôn giấu vàng, Nguyễn Văn Đây và Nguyễn Văn Thìn (Tám Thìn) – cùng ngụ xã Thạnh Phú (huyện Cầu Kè, Trà Vinh) – đã thuê một nhóm người đi đào bới khắp nơi, gây mất an ninh trật tự ở địa phương…
Một cái hố nhỏ phía sau miếu do nhóm người kia đào trên phần đất của ông Nguyễn Văn Bé Cư.
Gần đây, anh Nguyễn Văn Đây… nằm mộng thấy có một “ông tiên” chỉ một nơi gần ngôi miếu trên phần đất của cha ruột mình (ông Nguyễn Văn Đến) có vàng. Sau đó, một bạn nhậu của Đây (ông Tám Thìn) cũng nằm mộng thấy vậy. Rủ nhau đi xem bói và thầy bói cũng… phán như “ông Tiên” (?!) nên cả 2 về nhà bàn tính, rồi rủ anh em trong dòng họ tiến hành đi đào bới.
Bà Lê Thị Tím – BQL Tân Long Miếu – cho biết: “Khoảng đầu năm nay, có mấy người đến xin đào đất để tìm vàng, nếu có sẽ chia phần, nhưng tôi không đồng ý. Họ lại xin đào đất ở đám mì phía trước miếu, tôi cũng dứt khoát không. Cuối cùng, họ đào phía sau ngôi miếu. Đó là phần đất của người ta nên tôi không thể cản được”.
Ông Ba Tòng (76 tuổi, ngụ ấp 1) cho biết thêm: “Nghe nói nếu đào được sẽ chia đều nên người nào người nấy làm rất hăng say. Có hôm, tui đứng xem họ đào, nhưng vàng đâu không thấy, chỉ thấy suýt có người mất mạng vì bị đất, cát lở đèn lên người!”.
Video đang HOT
Anh Mai Văn Nhớ – Trưởng ấp 1 – bức xúc: “Khi nghe tin, chúng tôi đến hiện trường, họ nói là đào giếng nước phục vụ tưới tiêu. Khoảng 2 tuần nay, họ tiếp tục đào ngày đào đêm nên tôi đã báo với chính quyền xã, huyện. Lúc cơ quan chức năng lập biên bản họ đã đào được 3 cái hố; trong đó hố lớn nhất khoảng 30m2, sâu khoảng 4m, phía trên bờ có cả trăm mét khối đất. Khu vực này là đất giồng rất dễ sạt lở, chúng tôi bảo họ lắp lại ngay. Nhưng lắp chỗ này, họ lại đào chỗ khác; làm lén lút nên rất khó kiểm soát”.
Cũng theo ông Nhớ, ban đầu họ chỉ đào trên phần đất của ông Đến. Một hôm, họ ra hố bắt được một con lươn nên đem về làm món nhậu. Sáng hôm sau, nhà ông Đến có 2 con heo bị gãy giò và chết.
Bà Nguyễn Thị Bé (vợ ông Đến) cho rằng do ăn con lươn nên mới xảy ra cớ sự, ngăn cản không cho đào tiếp. Cùng lúc này, cho rằng vàng đã “đi” nơi khác nên nhóm người này qua đất của ông Nguyễn Văn Bé Cư xin đào. Do hứa đào được có ăn chia và bồi thường thiệt hại mỗi cây nhãn, bưởi bị đào trúng 1 triệu đồng nên chủ vườn đồng ý.
Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú Phạm Văn Tám cho biết: “Đây là hình thức mê tín di đoan. Chúng tôi đã báo vụ việc cho huyện và cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn cản mạnh tay hơn, nhằm tránh dự luận đồn thổi, gây mất an ninh trật tự ở địa phương”.
Theo Trân Lưu
1 trái dừa sáp giá bằng nửa tạ thóc
Một trái dừa sáp loại 1 có giá đến 250.000 đồng, tương đương hơn 50 kg lúa được bán tại đồng. Dù giá dừa sáp đắt đỏ như thế, nhưng vì tính "quý hiếm" nên du khách vẫn bỏ tiền ra để niếm thử loại trái cây độc nhất vô nhị ở miền Tây này.
Đến thị trấn Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh) dọc theo quốc lộ 54 có nhiều điểm bán dừa sáp (cả dừa giống và dừa trái để ăn - PV). Có điểm bán để nguyên trái dừa sáp bán cho du khách, có chỗ lột hết lớp vỏ ngoài trái dừa và dùng dao cạo bóng loáng phần gáo dừa rồi cho vào túi cước xanh trông rất bắt mắt.
Anh Vinh Hoà - một chủ bán dừa sáp vui vẻ cho biết: "Nhắc đến dừa người ta nghĩ đến Bến Tre nhưng nói đến dừa sáp là phải nói đến huyện Cầu Kè của Trà Vinh. Tuỳ theo đường kính, độ dày mỏng của cơm dừa người ta chia ra làm 3 loại: loại 1 có giá từ 240.000 - 250.000 đồng/trái; loại 2, loại 3 từ 120.000 - 200.000 đồng/trái. Dù giá cáo nhưng sản phẩm này vẫn đắc như tôm tươi."
Anh Vinh Hoà vừa bán dừa trái và cả dừa sáp giống
Ngoài ra, Anh Vinh Hoà còn cho biết, dừa sáp có thể trồng ở các tỉnh khác, tuy nhiên tỷ lệ cho trái dừa sáp thấp hơn khi dừa được trồng tại vùng đất Cầu Kè khoảng 10 - 20%. Trung bình 1 quầy dừa sáp có 12 trái có thể tìm được 3 - 4 trái dừa sáp là cao. Từ hiệu quả kinh tế cao (1 ha dừa sáp có thể thu lời từ 90 - 100 triệu đồng/ năm) nên dừa sáp giống không ngừng tăng lên từ mức 70.000 - 80.000 đông/ cây, nay tăng lên 100.000 đồng/cây nhưng rất được người dân ở trong và ngoài tỉnh quan tâm.
Theo Phòng NNPTNT huyện Cầu Kè, dừa sáp được trồng rải rác trên địa bàn các xã, thị trấn Ninh Thới, Hòa Ân, Thông Hòa, Phong Phú, Phong Thịnh, Châu Điền... trong đó được trồng tập trung nhiều nhất ở xã Hòa Tân với tổng diện tích 22.000ha trên tổng số 25.000ha toàn tỉnh.
Mấy năm gần đây để tiện cho du khách anh Vinh Hoà lột hết phần vỏ và cho trái dừa vào túi cước bắt mắt như thế này
Từ thực tế, cây dừa sáp "truyền thống" cho tỷ lệ trái sáp không cao, tối đa chỉ khoảng 30% so với tổng số trái trong mỗi buồng dừa nên mới đây Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh Trà Vinh đã triển khai dự án trồng 50ha dừa sáp ở xã Hòa Tân. Đồng thời phối hợp với Trung tâm Thực nghiệm Đồng Gò (Bến Tre) nghiên cứu và đã thử nghiệm thành công cách thụ phấn trợ lực cho cây dừa sáp làm tăng tỷ lệ sáp trên buồng dừa. Và Sở phối hợp với Viện Nghiên cứu dầu thực vật-hương liệu-mỹ phẩm Thành phố Hồ Chí Minh để lo đầu ra cho loại trái cây độc nhất ở miền Tây này.
Hiện trái dừa sáp ở Trà Vinh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa cùng 3 loại trái cây đặc sản khác là: măng cụt của Hợp tác xã Tân Thành; xoài Châu Nghệ của Hợp tác xã xoài Châu Nghệ và quýt đường của Hợp tác xã Thuận Phú.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Thêm nhiều hạng mục dân sinh hỗ trợ dự án Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, UBND TP đã bổ sung nhiều hạng mục dự án dân sinh hỗ trợ các xã xung quanh khu xử lý chất thải rắn Sóc Sơn. Cụ thể, mở rộng đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế cho nhân dân dọc tuyến đường 35; giao liên ngành thành phố thống nhất nâng phạm vi...