Tiền Giang: Số trường hợp mắc bệnh bệnh tay chân miệng giảm
Qua số liệu kết xuất từ Dự án Phòng, chống các bệnh lây nhiễm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang (CDC Tiền Giang), trong tuần 20, toàn tỉnh ghi nhận 47 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (TCM) và phát hiện 1 ổ dịch, so với tuần trước đó giảm gần 10%.
Từ đầu năm 2024 đến ngày 19-5, toàn tỉnh có 641 trường hợp mắc TCM, không có trường hợp tử vong; phát hiện và xử lý xong theo quy định 21 ổ dịch.
Theo quy luật, TCM thường có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm. Điều đáng nói là các ca bệnh TCM ghi nhận chủ yếu ở các cơ sở giáo dục mầm non và trường tiểu học.
Video đang HOT
Bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang.
Bác sĩ Chuyên khoa 2 Võ Thanh Nhơn, Quyền Giám đốc CDC Tiền Giang cho biết, bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm, do vi rút gây ra. Bệnh lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất dịch từ các bọng nước, chất nôn, giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi của người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh là bệnh nhân sốt và xuất hiện của các nốt mụn nước, điển hình ở lòng bàn chân, tay và vòm miệng. Bệnh thường gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
Hiện nay, phần lớn trẻ mắc bệnh TCM ở Tiền Giang là lành tính và điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm, như: Viêm màng não, viêm não, tổn thương cơ tim, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, thậm chí tử vong.
Nguyên nhân dẫn đến số ca mắc TCM là do việc kiểm soát công tác lây nhiễm chưa tốt, nhất là ở những cơ sở chăm sóc trẻ mầm non, mẫu giáo. Bệnh TCM chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu nên nếu phòng bệnh không tốt, số ca mắc TCM sẽ tăng cao.
Hơn 3.300 ca mắc tay chân miệng tại TP.HCM
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).
Tổng số ca tay chân miệng trên địa bàn TP.HCM tính từ đầu năm 2024 đến ngày 10/5 là 3.349 ca. Các quận huyện có tỷ lệ ca mắc cao là huyện Nhà Bè, Quận 6 và huyện Bình Chánh.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, số ca mắc tay chân miệng tại TP.HCM đang gia tăng. Lứa tuổi nào cũng có thể mắc tay chân miệng, thường gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là 3 tuổi. Trẻ càng nhỏ, bệnh càng dễ trở nặng. Khoảng 90-95% trẻ mắc tay chân miệng sẽ được điều trị ngoại trú. Bệnh thường diễn tiến nhẹ và có thể sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày.
Tay chân miệng là bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ 3 tuổi.
Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng, cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), thực hiện tốt vệ sinh ăn uống. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày.
Đồng Nai: Số ca mắc tay chân miệng tăng vọt so với cùng kỳ Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, bệnh tay chân miệng đang có dấu hiệu gia tăng mạnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bác sĩ Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn của căn bệnh này và đưa ra lời khuyên thiết thực...