Tiền điện tử sắp được công nhận là tiền tệ tại Nga
Theo dự thảo luật dự kiến công bố ngày 18/2, tiền điện tử tại Nga sẽ được định nghĩa là “một loại tiền tệ”, chứ không chỉ là tài sản kỹ thuật số.
Theo tờ Kommersant của Nga, chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga đã đạt được thỏa thuận về cách quản lý tiền điện tử. Hiện tại, các nhà chức trách đang chuẩn bị một dự thảo luật, dự kiến phát hành vào ngày 18/2, sẽ định nghĩa tiền điện tử là “một loại tiền tệ”, chứ không chỉ là tài sản kỹ thuật số.
Dự thảo về tiền điện tử tại Nga dự kiến được công bố vào ngày 18/2 tới.
Báo cáo cho biết thêm rằng quy định này chỉ cho phép sử dụng tiền điện tử “trong khuôn khổ pháp lý” với đầy đủ thông tin nhận dạng, thông qua hệ thống ngân hàng hoặc thông qua các trung gian được cấp phép.
Theo tiết lộ từ Kommersant, các giao dịch tiền điện tử trên 8.000 USD sẽ phải được khai báo, nếu không sẽ bị cấu thành tội hình sự.
Video đang HOT
Thông tin trên được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Ngân hàng Trung ương Nga đưa ra lệnh cấm toàn diện đối với tiền điện tử vào tháng 1, cho rằng bản chất đầu cơ của lĩnh vực này gây ra mối đe dọa đáng kể đối với sự ổn định tài chính của người dân. Thậm chí, Ngân hàng Trung ương còn kêu gọi các tổ chức tài chính ngừng tạo điều kiện cho các giao dịch tiền điện tử.
Tuy nhiên, một số báo cáo gần đây cho thấy Tổng thống Putin đang ủng hộ các kế hoạch nhằm điều chỉnh ngành khai thác tiền điện tử, thay vì cấm hoàn toàn.
Một quốc gia láng giềng Việt Nam vừa chính thức cho phép giao dịch bằng tiền số
Quốc gia này vừa cho phép 2 công ty cung cấp dịch vụ mua bán và môi giới bằng tiền số cùng các tài sản kỹ thuật số khác cho người dân trong nước và trong khu vực.
Tờ Laotian Times đưa tin, các nhà chức trách ở Lào đã chính thức cấp phép cho hai nền tảng giao dịch tiền số hoạt động tại quốc gia này.
Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Lào (BOL) đã cấp phép cho hai công ty nước này, gồm Lao Digital Assets Exchange (LDX) - một công ty liên doanh giữa Tập đoàn AIF cùng Tập đoàn Phongsupthavy, và Bitqik - công ty con của Tập đoàn Simuong, cung cấp dịch vụ giao dịch bằng tiền kỹ thuật số.
Đại diện của LDX và Bitqik nhận ủy quyền từ Ngân hàng Trung ương Lào
LDX và Bitqik là hai công ty duy nhất, chịu sự quản lý của Chính phủ Lào được phép cung cấp dịch vụ mua bán và môi giới bằng tiền kỹ thuật số cùng các tài sản kỹ thuật số khác cho người dân trong nước và trong khu vực.
Trong một thông cáo do Tập đoàn AIF phát đi, cả hai nền tảng LDX và Bitqik dự kiến sẽ cung cấp đầy đủ các dịch vụ vào tháng 4 năm nay và sẽ tuân thủ đầy đủ các quy định nghiêm ngặt về an ninh mạng và bảo vệ nhà đầu tư, đảm bảo việc sử dụng liền mạch và an toàn tài sản kỹ thuật số ở Lào.
Nhiều cư dân Lào đã khai thác tiền điện tử và đầu tư vào tài sản kỹ thuật số từ lâu
Từ lâu, nhiều cư dân Lào đã khai thác tiền điện tử và đầu tư vào tài sản kỹ thuật số, tuy nhiên, việc các nhà đầu tư chỉ có thể sử dụng các nền tảng giao dịch bên ngoài Lào và phải đối mặt với các hạn chế, rủi ro và không tuân thủ các quy định ở Lào.
Với hai nền tảng giao dịch được cấp phép mới đây, các nhà đầu tư tài sản kỹ thuật số và tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum,... sẽ đủ điều kiện để sử dụng tài khoản ngân hàng địa phương, thay vì dựa vào ngân hàng nước ngoài hoặc thẻ tín dụng khi giao dịch.
Ngân hàng Trung ương Lào sẽ giám sát LDX và Bitqik nhằm bảo vệ các nhà đầu tư và cải thiện các quy định hiện hành
Theo tờ Xinhua, ông Sonexay Sitphaxay, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Lào cho biết, BOL đã dành nhiều thời gian và nguồn lực cho quá trình đấu thầu theo quy định. Đồng thời, làm việc với đại diện các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ để đảm bảo rằng, các nhà đầu tư được bảo vệ và tự tin sử dụng các nền tảng giao dịch tiền điện tử được cấp phép ở Lào.
Ngân hàng Trung ương Lào cũng đã đưa ra các biện pháp để giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế có thể phát sinh từ các giao dịch tiền điện tử. Theo BOL, cơ quan này sẽ hợp tác chặt chẽ với LDX và Bitqik, đồng thời giám sát hoạt động của hai công ty này nhằm bảo vệ các nhà đầu tư và cải thiện các quy định hiện hành.
Những thông tin về tiền mã hóa (cryptocurrency), hay thường được gọi là "tiền ảo" chưa được pháp luật công nhận tại Việt Nam. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư.
GameFi (viết tắt của Game Finance) là thuật ngữ chỉ các trò chơi trên blockchain kết hợp yếu tố tài chính. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị khuyến nghị đầu tư.
Tin tặc Triều Tiên bị cáo buộc đánh cắp 400 triệu USD giá trị tiền điện tử Công ty phân tích chuỗi khối (blockchain) Chainalysis cho biết, tin tặc được cho từ Triều Tiên đã phát động ít nhất 7 cuộc tấn công vào các nền tảng tiền điện tử, khai thác lượng tài sản kỹ thuật số trị giá gần 400 triệu USD vào năm ngoái. Theo Reuters, báo cáo được công bố hôm 13.1 cho biết "từ năm...