Tiến bộ trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ đoạn tiến xa
Ung thư phổi là bệnh lý hình thành do sự phát triển mất kiểm soát của tế bào mô phổi, chủ yếu là tế bào biểu mô phế quản. Đây là một trong những loại ung thư có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao nhất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Theo số liệu mới nhất của Globocan 2018, tại nước ta mỗi năm có khoảng 164.671 ca mắc mới, trong đó số người mắc ung thư phổi hơn 23 ngàn trường hợp, đây là bệnh ung thư có tỷ lệ mắc đứng thứ 2 chỉ sau ung thư gan. Theo các nghiên cứu thì 85% ung thư phổi là ung thư biểu mô tế bào không nhỏ. Vậy ung thư phổi không tế bào nhỏ được chẩn đoán và điều trị như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.Ung thư phổi chẩn đoán như thế nào?
Chẩn đoán bệnh dựa vào:
- Khám lâm sàng: tiền sử, các triệu chứng lâm sàng, khám cơ quan hô hấp và hạch ngoại vi.
- Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: XQ, CTScanner ngực, các xét nghiệm chẩn đoán di căn xa (MRI sọ não, CT ổ bụng, xạ hình xương, PETCT).
- Nếu có khối u tại phổi nghi ngờ ung thư: chẩn đoán xác định bằng giải phẫu bệnh thông qua sinh thiết u/hạch, cell block dịch màng phổi/màng tim.
Các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn di căn
Ung thư phổi giai đoạn sớm thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng mờ nhạt do đó phần lớn bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh đã có di căn sang phổi đối bên hoặc di căn tạng khác. Trong điều trị ung thư phổi giai đoạn di căn, điều trị toàn thân là phương pháp chính. Các phương pháp như phẫu thuật và xạ trị có vai trò thấp, chỉ áp dụng cho điều trị triệu chứng như: giảm đau, chống chèn ép, chống chảy máu…
Điều trị hóa trị:
- Điều trị hóa chất là sử dụng các loại thuốc gây độc tế bào, đưa vào cơ thể và lưu hành thông qua hệ thống mạch máu nhằm phá hủy các tế bào ung thư.
- Việc lựa chọn phác đồ đa hóa trị (phối hợp hai/ba thuốc) hay đơn trị liệu (một thuốc) phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, thể trạng bệnh nhân, bệnh lý kèm theo, đặc điểm giải phậu bệnh của khối u và đôi khi cả điều kiện kinh tế của người bệnh.
- Các phác đồ hóa trị hiện nay không có nhiều thay đổi so với 10 năm trước. Chủ yếu vẫn là các phác đồ: Pemetrexed-Cisplatin/Carboplatin, Paclitaxel – Cispaltin/Carboplatin, Gemcitabine- Cispaltin/Carboplatin, Docetaxel, Vinorelbine…
Video đang HOT
Điều trị đích
- Cơ chế hoạt động của liệu pháp điều trị trúng đích là tấn công và ngăn chặn các gen hay protein chuyên biệt – những phân tử đặc hiệu (hay còn gọi là các phân tử đích) được tìm thấy ở tế bào ung thư hoặc có liên quan đến sự phát triển của khối ung thư.
- Nhóm thuốc cho bệnh nhân có đột biến EGFR (tỷ lệ người bệnh có đột biến EGFR là cao nhất, chiếm khoảng 40%): Thế hệ 1 (Gefitinib, Erlotinib); Thế hệ 2 (Afatinib, Dacomitinib); Thế hệ 3 (Osimetinib)
- Người ta đã tìm ra rất nhiều các loại đột biến gen trong ung thư phổi không tế bào nhỏ, tuy nhiên chỉ có một số loại đột biến có thuốc điều trị đặc hiệu.
- Nhóm thuốc cho bệnh nhân có đột biến ALK: Crizotinib, Ceritinib, Alectinib, Brigatinib, Lorlatinib.
- Nhóm thuốc cho bệnh nhân có đột biến ROS1: Crizotinib, Entrectinib, Ceritinib, Lorlatinib
- Nhóm thuốc kháng thể đơn dòng kháng tăng sinh mạch: Bevacizumab, thường được kết hợp với phác đồ hóa trị hoặc kết hợp thuốc đich hoặc đơn trị trong điều trị duy trì.
Điều trị miễn dịch
- Các tế bào ung thư có khả năng trốn tránh được sự phát hiện và kiểm soát của những tế bào miễn dịch trong cơ thể vì thế chúng không bị phát hiện và hệ miễn dịch không tiêu diệt được. Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư giúp chống lại cơ chế này của khối u, kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận ra và tấn công các tế bào ung thư.
- Mức độ biểu hiện của PD-L1 trên khối u càng cao thì khả năng đạt đáp ứng với liệu pháp miễn dịch càng cao. Miễn dịch có thể được tiến hành kết hợp với các phương pháp điều trị truyền thống khác như hóa trị, xạ trị, điều trị đích để tăng cường hơn nữa hiệu quả diệt tế bào ung thư.
- Tính đến nay, các thuốc ức chế chốt kiểm soát miễn dịch như Nivolumab, Ipilimumab, Pembrolizumab, Atezolimumab, Durvalumab đã được FDA phê duyệt trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Tuổi trung niên có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất: Phạm phải 4 điều này, nguy cơ mắc càng cao
Trung niên là giai đoạn mà mọi bệnh tật đều có thể phát sinh và tấn công sức khỏe của bạn. Đây cũng là giai đoạn có tỉ lệ mắc ung thư cao. Đây là 4 điều không nên làm cần chú ý.
Trung niên là "thập kỷ đầm lầy" của bệnh tật, sa sút sức khỏe
Con người bước vào tuổi trung niên thường sẽ rơi vào giai đoạn "chật vật" vì bệnh tật và các rắc rối sức khỏe xảy ra hàng loạt. Các chuyên gia sức khỏe thậm chí đã gọi đây là "thập kỷ đầm lầy" mà nhiều người bị rơi vào, vùng vẫy chiến đấu, có nhiều người đã không đi qua được đầm lầy này.
Đặc biệt là sau 50 tuổi, được xem là giai đoạn có tỉ lệ xuất hiện ung thư cao. Để phòng tránh và giảm thiểu những rủi ro không đáng có, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, nếu bạn nhất quyết thực hiện 4 điều không nên trước khi đi ngủ sau đây thì tế bào ung thư sẽ ở xa cơ thể bạn hơn.
Trung niên là thời điểm con người bước vào giai đoạn dễ mắc các bệnh ung thư cao như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư gan,... đều là những căn bệnh phổ biến mà chúng ta đã nghe qua quá nhiều.
Nhưng đáng tiếc thay, nhiều người ít biết rằng sau 50 tuổi thì tỷ lệ mắc ung thư rất cao nhưng vẫn chưa chịu thay đổi lối sống, vẫn tưởng mình còn trẻ và khỏe mạnh.
Nếu bạn không thay đổi và loại bỏ những thói quen kém lành mạnh, vẫn đi theo con sở thích riêng trước đó của mình, hậu quả trực tiếp của việc này là ung thư sẽ đến nhanh hơn.
Nhiều người hình thành thói quen xấu khi còn trẻ, lâu ngày những thói quen không lành mạnh đã đè nén và làm tổn hại cơ thể, cho đến khi bước vào trung niên, cơ thể bắt đầu suy giảm và nguy cơ đột biến tế bào sẽ cao hơn. Do vậy, hãy thật sự cảnh giác hơn đối với bệnh tật ở giai đoạn này và sớm thay đổi.
Hôm nay, chúng ta hãy tập trung vào cách chúng ta có thể tránh xa ung thư và lên kế hoạch về những điều nên làm trước khi đi ngủ. Đây là khoảng thời gian quan trọng trong ngày để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật.
1, Không ăn bữa khuya trước khi ngủ
Đầu tiên, khi bước vào tuổi trung niên, đặc biệt là khi bạn đã ở ngưỡng tuổi 40, hãy nhất quyết nói không với thói quen ăn đêm trước khi ngủ. Bởi đây là cách tốt nhất để có thể ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của các bệnh liên quan đến ung thư đường tiêu hóa.
Nhiều món ăn trong bữa tối là thức ăn cay và kích thích, thức ăn nhiều chất béo..., nếu bạn thường xuyên ăn những thức ăn này trước khi đi ngủ, theo thời gian, cơ thể sẽ tự nhiên nuôi lớn các tế bào ung thư.
2, Không uống rượu trước khi ngủ
Hãy kiên quyết nói không với thói quen ăn nhậu và uống rượu trước khi đi ngủ. Đây là việc làm vô cùng bất lợi cho cơ thể. Tiếc rằng, nhiều người không chỉ ăn tối trước khi đi ngủ mà còn uống rượu.
Thậm chí, một số người đã hình thành thói quen làm việc này hầu như mỗi đêm, nhưng họ không hề ý thức được đó là sai lầm, hoặc biết nhưng không muốn thay đổi, tùy tiện và xuề xòa với những thói quen xấu này.
Nếu bạn thường xuyên uống rượu vào ban đêm, lâu dần dễ gây ung thư là do chất acetaldehyde, một chất chuyển hóa trung gian của rượu, trực tiếp gây đột biến DNA.
3, Không hút thuốc trước khi ngủ
Hãy tự nhắc nhở mình rằng, nhất quyết không hút thuốc trước khi đi ngủ, vì đây có thể là nguyên nhân lớn gây ra hậu quả nặng nề cho sức khỏe.
Nhiều người hút thuốc nhiều hơn trước khi đi ngủ, tuy nhiên hút thuốc trước khi đi ngủ sẽ có hại cho cơ thể hơn, trong quá trình đốt thuốc sẽ tiết ra hắc ín. Carbon monoxide, nicotine và các chất khác có thể làm hỏng phổi của bạn.
4, Không thức khuya
Chúng ta đã được nghe quá nhiều khuyến cáo về những tác hại của việc thức khuya đối với sức khỏe. Do đó, hãy nhất quyết nói không với việc thức khuya trước khi đi ngủ và sớm loại bỏ sở thích thức khuya làm việc, giải trí.
Có thể bạn đã nghe nói, nhưng vẫn chưa ý thức sâu sắc rằng, những người thức khuya lâu dễ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, lâu dần dễ sinh ung thư.
Những lời khuyên này bạn đã nghe ở đâu đó, vấn đề là bạn cần phải thêm một lần nữa đọc lại và tự răn mình rằng, bệnh không tự nhiên đến, nó bắt nguồn từ những thói quen xấu lặp đi lặp lại hàng ngày của chính bạn. Hãy sớm thay đổi, đặc biệt khi bạn ở tuổi trung niên, sức khỏe giảm sút.
Dấu hiệu điển hình nhất của các bệnh ung thư phổ biến 1/3 số bệnh ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và cùng với điều trị chăm sóc hỗ trợ sẽ làm tăng chất lượng sống cho 1/3 số bệnh nhân ung thư còn lại. - Ung thư phổi: Trong giai đoạn sớm, các triệu chứng của ung thư phổi thường không điển hình nên...