Tiêm vắc xin ngừa COVID-19: khi nào mới đạt tới miễn dịch cộng đồng?
Việc triển khai các chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nhiều nước sẽ không thể tạo ra miễn dịch cộng đồng cho toàn thế giới trong năm nay.
Bà Sylvia Osarch – nữ nhân viên y tế – là người đầu tiên ở Palau được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 – Ảnh: AFP
Vắc xin rồi sẽ có cho mọi quốc gia nhưng trước mắt chúng ta đừng quên là vẫn có các biện pháp phòng dịch đang hữu hiệu.
Bà Soumya Swaminathan (nhà khoa học trưởng của WHO)
Việc vắc xin ngừa COVID-19 được nhanh chóng phê chuẩn ở nhiều quốc gia và đi vào đời sống y tế đã khiến không ít người cảm thấy lạc quan bởi dịch bệnh đã và đang hoành hành ở mức tàn phá cả thế giới.
Nhưng liệu sự lạc quan về khả năng phòng dịch nhờ vắc xin của con người có quá mơ mộng?
WHO liên tiếp cảnh báo
Nhiều chuyên gia y tế có chung nhận định “miễn dịch cộng đồng” sau tiêm vắc xin sẽ không đến quá sớm. Lý do của họ dựa trên thực tế là sự hạn chế trong việc tiếp cận vắc xin đối với các nước nghèo, sự hoài nghi của công chúng và khả năng biến đổi của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19.
“Chúng ta sẽ không thể nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường” là nhận định của ông Dale Fisher – chủ tịch Mạng lưới phản ứng và cảnh báo về sự bùng phát toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Video đang HOT
Ông thừa nhận sự cần thiết phải hình thành miễn dịch cộng đồng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới, song điều này sẽ không xảy ra trong năm 2021. Theo ông, một số quốc gia có thể đạt được miễn dịch cộng đồng song điều này cũng sẽ không tạo ra “sự bình thường”, đặc biệt trong bối cảnh các nước đang áp đặt các kiểm soát biên giới.
Nhà dịch tễ học Pandu Riono thuộc Đại học Indonesia trong khi đó cho rằng sẽ rất nguy hiểm khi một số chính phủ phụ thuộc quá mức vào các loại vắc xin phòng COVID-19, bởi điều này đồng nghĩa miễn dịch cộng đồng không thể đạt được trong ngắn hạn.
Chủ quan cho rằng vắc xin là giải pháp tốt nhất để kiểm soát đại dịch COVID-19, các nước có thể không còn tập trung vào công tác giám sát như xét nghiệm, truyền thông, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng dịch, vốn đóng vai trò quan trọng bởi bản thân vắc xin cũng cần thời gian để có thể tiếp cận với những đối tượng cần được tiêm chủng và phát huy hiệu quả phòng bệnh.
Bà Soumya Swaminathan, nhà khoa học trưởng của WHO, dù ngợi khen nỗ lực của cộng đồng khoa học – y tế trong việc bào chế được nhiều loại vắc xin phòng COVID-19 hiệu quả cao trong thời gian ngắn chưa đầy một năm, nhưng bà cũng cho rằng chớ kỳ vọng vào miễn dịch cộng đồng nhanh chóng.
“Cần có thời gian để sản xuất đủ liều vắc xin, nên nhớ đây không phải là con số hàng triệu mà là hàng tỉ. Vì vậy chúng ta nên kiên nhẫn” – bà nhắc nhở.
Những trở lực
Thế giới đã ghi nhận hơn 91 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 1,9 triệu người tử vong (tính đến chiều 12-1-2021) từ khi virus SARS-CoV-2 bùng phát tại Trung Quốc vào tháng 12-2019.
Một số quốc gia như Mỹ, Singapore, Anh và một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, trong đó có vắc xin của hai hãng dược Pfizer (Mỹ)-BioNTech (Đức) và vắc xin của Đại học Oxford/AstraZeneca (Anh). Indonesia và Ấn Độ đã lên kế hoạch bắt đầu tiêm chủng đại trà vào cuối tuần này.
Các nước giàu có hơn đang đứng đầu danh sách đặt hàng vắc xin, khiến WHO lại phải lên tiếng cảnh báo các nước thu nhập thấp và trung bình sẽ bị hạn chế trong việc tiếp cận và mua vắc xin phòng COVID-19.
Việc một bộ phận người dân thiếu niềm tin vào vắc xin cũng ảnh hưởng đến chương trình tiêm chủng, trong khi khả năng virus SARS-CoV-2 tiếp tục biến đổi có ảnh hưởng đến các loại thuốc đang sử dụng vẫn đang là vấn đề còn bỏ ngỏ.
Gần nhất là tại hội thảo Reuters Next ngày 11-1, không ít nhà điều hành chính sách đã xem việc tiêm vắc xin là yêu cầu cần có trong ngành hàng không và với hành khách, như Hãng hàng không Qantas Airways của Úc cho biết họ có kế hoạch đưa ra yêu cầu như vậy.
Nhưng cũng có những người lên tiếng phản đối yêu cầu bắt buộc phải tiêm vắc xin với lập luận đó là sự phân biệt đối xử.
Bà Gloria Guevara – giám đốc điều hành của Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới (WTTC), người đại diện cho một lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và chiếm tới 10% việc làm toàn cầu, bình luận: “Chúng ta đừng nên yêu cầu tiêm vắc xin để kiếm việc làm hoặc đi du lịch. Nếu có yêu cầu tiêm phòng trước khi đi du lịch, chúng tôi cảm thấy bị phân biệt đối xử”.
Ông Tony Fernandes – giám đốc điều hành Tập đoàn hàng không AirAsia – cũng ủng hộ việc không nhất thiết phải có “giấy chứng nhận đã tiêm phòng” và cho biết các xét nghiệm virus corona đang sử dụng hiện nay đủ để mở khóa du lịch.
Miễn dịch cộng đồng hình thành khi tỉ lệ lớn người trong cộng đồng đã trở nên miễn dịch với một bệnh, từ đó họ trở thành “lá chắn sống” bảo vệ những người chưa bị nhiễm và có thể ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh đó lây lan.
Những quốc gia sẽ về đích đầu tiên
Ông Nitin Patel, phó thủ hiến bang Gujarat, đập quả dừa khô như một trong các nghi lễ địa phương khi tiếp nhận lô vắc xin phòng COVID-19 tại sân bay vào ngày 12-1. Đây là lô vắc xin do Viện Serum của Ấn Độ sản xuất theo bản quyền của Hãng AstraZeneca – Ảnh: Reuters
* Cộng hòa Palau, quốc đảo ở Thái Bình Dương, không chỉ không có ca COVID-19 nào mà có thể trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm chủng xong. Quần đảo có khoảng 18.000 người dân sinh sống đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng cho toàn dân từ ngày 3-1, chỉ hai ngày sau khi tiếp nhận vắc xin Moderna của Mỹ. Palau chọn vắc xin của Moderna vì có thể được bảo quản trong tủ lạnh thông thường.
* Tại Israel, đến nay đã có hơn 1,8 triệu người được tiêm xong đợt 1 vắc xin phòng COVID, chiếm hơn 20% dân số. Theo thỏa thuận giữa Israel và Hãng Pfizer, đều đặn mỗi tuần sẽ có một chuyến hàng vắc xin với số lượng vài chục ngàn liều được chuyển đến Israel, cho đến khi mọi người dân tại nước này được tiêm xong. Chủ tịch Hội đồng chống dịch COVID-19 Nachman Ash nói rằng Israel có thể phấn đấu nâng số người được tiêm lên 200.000 người/ngày, bao gồm cả tiêm lượt 1 và lượt 2 và dự tính tiêm phòng cho người dân cả ngày lẫn đêm.
* Ấn Độ đặt mục tiêu bắt đầu tiêm chủng cho 1,3 tỉ dân chống lại COVID-19 từ ngày 16-1. Khoảng 150.000 nhân viên tại 700 huyện đã được đào tạo đặc biệt và Ấn Độ đã tổ chức một số đợt chạy thử toàn quốc với việc vận chuyển vắc xin giả và tiêm giả. Trong đợt triển khai tiêm chủng lớn nhất thế giới này, quốc gia đông dân thứ hai thế giới hi vọng sẽ tiêm chủng cho 300 triệu người, tức gần bằng toàn bộ dân số Mỹ, vào tháng 7-2021. Đầu tiên sẽ ưu tiên 30 triệu nhân viên y tế và các nhân viên tuyến đầu khác, tiếp theo là khoảng 270 triệu người trên 50 tuổi hoặc được coi là có nguy cơ cao trên khắp đất nước rộng lớn này.
Y tá Mỹ dương tính với corona sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19
Sau trường hợp một nam y tá có kết quả xét nghiệm dương tính dù đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19, Đài ABC của Mỹ nhắc nhở vắc xin không phải thần dược, và mọi người cần tiếp tục các biện pháp chống dịch.
Vắc xin ngừa COVID-19 phát triển chung bởi hãng Pfizer/BioNTech được đưa tới hệ thống chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi New Jewish Home ở New York, Mỹ hôm 21-12 - Ảnh: REUTERS
Đài ABC (Mỹ) ngày 30-12 chia sẻ câu chuyện một y tá ở Mỹ có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính ngay sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Theo ABC, điều này nhắc nhở rằng các biện pháp rửa tay, giữ giãn cách xã hội và đeo khẩu trang vẫn cần thiết trong năm mới 2021.
Ông Matthew W. - một y tá 45 tuổi ở thành phố San Diego của Mỹ - được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược Pfizer (Mỹ)/BioNTech (Đức) hôm 18-12. Ông cho biết tác dụng phụ duy nhất mà ông thấy là đau cánh tay.
6 ngày sau, sau khi làm việc tại một đơn vị điều trị COVID-19, ông Matthew ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi. Xét nghiệm của bệnh viện xác nhận ông đã dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh COVID-19.
Bác sĩ Christian Ramers, một chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Các trung tâm y tế gia đình của San Diego (FHCSD), đánh giá đây là một kịch bản không ngờ.
Bệnh nhân không có khả năng chống COVID-19 ngay lập tức sau khi tiêm vắc xin. Bác sĩ Christian Ramers cho biết theo các cuộc thử nghiệm lâm sàng sẽ mất từ 10-14 ngày để người được tiêm vắc xin bắt đầu phát triển khả năng bảo vệ chống lại virus.
Thậm chí sau 10-14 ngày này, bệnh nhân vẫn cần tiêm liều vắc xin thứ 2 để đạt hiệu quả đầy đủ. "Chúng tôi nghĩ liều vắc xin đầu tiên cho khoảng 50% khả năng bảo vệ, và cần liều vắc xin thứ 2 để đạt mức 95%" - bác sĩ Ramers nói thêm.
Theo Đài ABC, một kịch bản khác là: Thời gian ủ bệnh của người nhiễm SARS-CoV-2 có thể tới 14 ngày, và nam y tá Matthew W. đã bị mắc COVID-19 trước khi được tiêm vắc xin vào ngày 18-12.
"Cả hai kịch bản này là thứ nhắc nhở rằng vắc xin không phải thuốc tiên. Thay vào đó, các chuyên gia nói rằng việc đẩy lùi COVID-19 sẽ tốn thời gian và cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp y tế cơ bản như giữ giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay" - Đài ABC viết.
Kêu gọi phân phối công bằng vắc-xin Covid-19 Tại Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), ngày 21-11, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần thiết có cách tiếp cận toàn cầu về vắc-xin ngừa Covid-19. Trung tâm báo chí Hội nghị cấp cao G20. Ảnh ROI-TƠ Quốc vương A-rập Xê-út Xan-man cho rằng cần tạo điều kiện để...