Tiêm vắc xin cho học sinh, phụ huynh nộp phiếu đồng thuận tiêm ở đâu?
Các trường thống kê số liệu phụ huynh đồng thuận, không đồng thuận và hướng dẫn phụ huynh mang theo phiếu đồng thuận nộp tại điểm tiêm vắc xin cho học sinh.
Các trường sẵn sàng chuẩn bị tiêm vắc xin cho học sinh – Đ.T.Đ
Chiều ngày 24.10, theo ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD- ĐT TP.HCM, trong ngày hôm nay các trường THCS, THPT sẽ tổng hợp số liệu về ý kiến đồng thuận của phụ huynh học sinh đồng ý cho con em tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Ông Dương Trí Dũng cho biết, các trường thống kê số liệu phụ huynh đồng thuận, không đồng thuận và hướng dẫn phụ huynh mang theo phiếu đồng thuận nộp tại điểm tiêm.
Ngoài ra, để phối hợp trong công tác tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh, các trường huy động giáo viên, nhân viên tham gia hỗ trợ tại các điểm tiêm như tiếp nhận, điều phối đảm bảo khoảng cách, mời trẻ và phụ huynh đến tiêm theo khung giờ tránh ùn ứ, tập trung vào cùng một thời điểm…
Ngày 24.10: Cả nước 4.045 ca Covid-19, 1.314 ca khỏi | TP.HCM 966 ca
Trong trường hợp trường học vẫn đang trưng dụng để tổ chức điểm cách ly hoặc không đảm bảo cơ sở vật chất thì nhà trường phối hợp với UBND quận, huyện chọn điểm tiêm khác thay thế. Yêu cầu các điểm thay thế được chọn phải đảm bảo giãn cách, đủ chỗ ngồi, đủ diện tích bố trí các khu vực tiêm chủng, bố trí khu vực ngồi chờ cho phụ huynh học sinh.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT nói thêm, căn cứ vào ý kiến của phụ huynh học sinh, các trường lập danh sách học sinh đăng ký tiêm và chuẩn bị cơ sở vật chất để sẵn sàng phối hợp triển khai việc tiêm vắc xin ngay khi có thể.
Được biết, vào chiều ngày 22.10, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã ký và ban hành kế hoạch tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12- 17 tuổi.
Theo đó, TP.HCM quy định, việc tổ chức tiêm vắc xin sẽ thực hiện tại trường học, cộng đồng, các bệnh viện có chuyên khoa Nhi (với trẻ có bệnh nền).
Về thời gian tiêm, trong kế hoạch của TP.HCM không có quy định ngày cụ thể mà ghi rõ, thời gian tiêm mũi 1 trong 5 ngày, dự kiến bắt đầu ngay khi có hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm vét trong 2 ngày; Tiêm mũi 2 trong 7 ngày, sau khi đã đủ thời gian khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Loại vắc xin sử dụng tiêm cho học sinh, trẻ em từ 12 đến 17 tuổi là vắc xin được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi, được sử dụng 2 liều cơ bản /đối tượng và tiêm chủng cùng loại.
Đừng chủ quan với dịch Covid-19
Nhiều địa phương trên cả nước ra quyết định hủy việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng dịp lễ 30.4 năm nay. Đây là quyết định cần thiết nhằm hạn chế người dân tụ tập chơi lễ, dẫn đến nguy cơ tái bùng phát dịch Covid-19.
Bộ GD-ĐT lưu ý các địa phương chủ động xây dựng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021; sẵn sàng phương án chuyển sang dạy học trực tuyến, nếu dịch Covid-19 bùng phát trở lại - TUỆ NGUYỄN
Cùng với đó, nhiều sở GD-ĐT, như TP.HCM, cũng đã có các văn bản yêu cầu các trường học tuân thủ nghiêm ngặt việc phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, việc phòng chống dịch có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào việc mọi người có tuân thủ chấp hành khuyến cáo "5K" của Bộ Y tế, thái độ quyết liệt của nhà trường, ý thức của phụ huynh và học sinh.
Hiện nay đi đường, vào các siêu thị, nơi đông người, vẫn còn thấy cảnh nhiều người không đeo khẩu trang. Đến một trung tâm điện máy trên đường Nguyễn Oanh, Q.Gò Vấp, TP.HCM, chúng tôi thấy phía trước cửa có chuẩn bị các chai sát khuẩn nhưng nhiều khách hàng không hề quan tâm, bảo vệ cũng không nhắc nhở.
Chở con đi học tại một trung tâm ngoại ngữ, cũng thấy có bảng khuyến cáo học viên phải rửa tay, đeo khẩu trang nhưng không có chai nước sát khuẩn nào... Thái độ này khác hẳn với trước đây, khi dịch mới bùng phát. Sự chủ quan này là cực kỳ nguy hiểm, vì dịch Covid-19 chưa được kiểm soát triệt để, lại còn bùng phát mạnh hơn, gây tử vong báo động hơn, trong đó có nhiều nước láng giềng với VN.
Ở nhiều trường học, ý thức phòng chống dịch cũng không còn cấp tập như trước đây. Việc kiểm soát và trang bị các phương tiện phòng chống dịch cũng ít đi, thậm chí nhiều trường bỏ hẳn việc đo thân nhiệt, sát khuẩn từ cổng. Trong khi đó, việc tổ chức các sinh hoạt tập thể như chào cờ, dã ngoại, lễ hội vẫn diễn ra bình thường như không hề có dịch.
Việc thường xuyên tuyên truyền phòng chống dịch ở nhà trường cũng giảm hẳn. Chứng kiến phụ huynh chờ đón con trước cổng một trường tiểu học tại Q.Tân Bình, TP.HCM, chúng tôi thấy có đến gần một nửa cha mẹ các em không đeo khẩu trang. Nhiều phụ huynh cũng không đeo khẩu trang cho trẻ. Từ thái độ của nhà trường và phụ huynh dẫn đến việc học sinh cũng lơ là hơn trong việc chống dịch.
Nhớ khi dịch mới bùng phát cách đây hơn 1 năm trước, chúng tôi thấy sự lo âu hiện rõ trên khuôn mặt các em. Các em bàn tán nhiều về dịch, nhiều em đeo khẩu trang suốt quá trình ngồi học, và trong cặp có thêm vài chiếc khẩu trang, bình sát khuẩn.
Mọi sự nỗ lực chống dịch của Chính phủ, của các cơ quan y tế sẽ khó có kết quả nếu mọi người còn thái độ chủ quan. Thái độ của nhà trường, phụ huynh và học sinh góp phần không nhỏ trong việc phòng chống dịch Covid-19. Phải phòng chống dịch như khi mới bùng phát. Muốn vậy, mọi người không được chủ quan, bởi chủ quan lúc này là... tự sát!
TP.HCM chỉ đạo tức thời các trường học về dịch Covid-19 Chiều 28.4, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có chỉ đạo đến tất cả các trường học về việc tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19. Học sinh được đo thân nhiệt trước khi vào trường - B.THANH Ngày 28.4, Sở GD-ĐT TP.HCM đã thông báo đến các trường học từ mầm non cho đến trường TCCN, CĐ, ĐH về việc tăng cường công...