Tiêm phòng là cách duy nhất để thế giới thoát khỏi đại dịch COVID-19
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres ngày 30/11 nhận định “cách duy nhất để thế giới thoát khỏi đại dịch, tình trạng bất công và khủng hoảng nhân đạo là thông qua một chiến dịch tiêm chủng toàn cầu”.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân ở Gruenau, gần Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao Nhóm các nước đang phát triển (G77) và Trung Quốc tại trụ sở LHQ ở New York, TTK Guterres nhấn mạnh đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục tàn phá các nước phát triển và các nước đang phát triển. Ông cho biết LHQ đang hỗ trợ chiến lược tiêm chủng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với mục tiêu tiêm cho 40% dân số thế giới vào cuối năm nay và 70% vào giữa năm 2022.
Cùng với việc kêu gọi ủng hộ cơ chế Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19 (ACT-A) và cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX, người đứng đầu LHQ cho rằng mọi người dân trên thế giới đều có quyền tiếp cận vaccine ngừa COVID-19, quyền được xét nghiệm và điều trị.
Về đại dịch COVID-19, TTK LHQ nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương và vai trò của thể chế đa phương lớn nhất thế giới trong ứng phó đại dịch. Ông cho biết Nhóm các cơ quan LHQ (UNCT) vừa qua đã công bố kế hoạch ứng phó trên lĩnh vực kinh tế- xã hội cho 139 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 3 tỷ USD sẽ dành cho các ưu tiên hỗ trợ khẩn cấp, ngoài ra sẽ huy động thêm 2 tỷ USD. Ông cho rằng những cải cách gần đây cho phép LHQ điều chỉnh và phản ứng nhanh chóng. Kết quả là hơn 90% chính phủ các nước cho rằng sự hỗ trợ của LHQ phù hợp nhu cầu phát triển của các nước hơn so với ba năm trước đây.
Video đang HOT
Cũng tại cuộc họp trên, TTK Guterres cho biết kinh tế thế giới dự kiến tăng trưởng 5,9% trong năm nay, song tốc độ hồi phục giữa các quốc gia không đồng đều. Liên quan nỗ lực toàn cầu triển khai Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, ông kêu gọi các nước tăng cường nỗ lực trong “thập kỷ hành động” này và điều này đặc biệt quan trọng để đạt được toàn cầu hóa một cách công bằng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ngăn chặn xung đột.
Ông cũng lưu ý rằng kết quả Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP26) vừa qua tại Glasgow (Anh) là “kết quả tối thiểu” cần đạt được nhằm duy trì cam kết giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C.
Omicron có thể chấm dứt "ác mộng" Delta giúp thế giới thoát đại dịch?
Nếu Omicron thực sự lây lan nhanh hơn nhưng độc lực thấp hơn Delta, nó có thể sớm lấn át Delta và đó sẽ là tín hiệu tích cực với thế giới.
Giới khoa học có thể mất 2-3 tuần nữa để "giải mã" Omicron (Ảnh minh họa: Medical News).
Giới chức y tế Nam Phi tuần trước đã báo cáo lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về sự xuất hiện của biến chủng mới SARS-CoV-2 được cho là nguyên nhân kéo theo làn sóng lây nhiễm mạnh ở nước này. Biến chủng mới này được cho là chiếm tới 90% số ca nhiễm mới ở vùng Johannesburg của Nam Phi. Chỉ một ngày sau, WHO đặt tên cho biến chủng này là Omicron và xếp vào nhóm "đáng lo ngại".
Truyền thông địa phương cho biết, các bệnh viện, cơ sở y tế trên khắp nước này tiếp nhận ngày càng nhiều bệnh nhân Covid-19 có biểu hiện nhiễm Omicron. Tuy nhiên, giới chức y tế Nam Phi, trong đó có Chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi Angelique Coetzee, khẳng định phần lớn các ca nhiễm chưa tiêm chủng và có triệu chứng nhẹ như đau đầu, chóng mặt, đau mỏi cơ, không ai bị mất vị giác hay khứu giác. Quan chức này cũng khẳng định, đến nay, Omicron không gây sức ép đáng kể lên hệ thống y tế quốc gia.
Dựa vào những dữ liệu ban đầu từ Nam Phi, nhà virus học hàng đầu của Bỉ Marc van Ranst cuối tuần trước nhận định, nếu Omicron có khả năng lây lan cao hơn, nhưng độc lực thấp hơn Delta, nó có thể thay thế Delta trở thành biến chủng trội toàn cầu và đó sẽ là một tín hiệu tốt với cuộc chiến đối phó đại dịch toàn cầu.
"Chúng ta cần theo dõi đặc biệt chặt chẽ dữ liệu lâm sàng của các bệnh nhân nhiễm Omicron ở Nam Phi và trên thế giới", ông Ranst nói.
Dựa vào các phân tích ban đầu về Omicron, một số chuyên gia cho rằng, biến chủng này có mức độ lây lan gấp 6 lần Delta và có thể né miễn dịch.
Trong thông cáo hôm 26/11, WHO nhận định, các dữ liệu ban đầu cho thấy, Omicron có thể có "ưu thế tăng trưởng". Tuy nhiên, WHO cũng nhấn mạnh, hiện chưa đủ dữ liệu để khẳng định độ lây lan hay độc lực của Omicron.
Giới khoa học dự kiến sẽ mất khoảng 2-3 tuần nữa để "giải mã" Omicron. Họ cho rằng, Omicron sẽ chưa thể sớm thay thế Delta. Biến chủng Delta xuất hiện đầu năm nay tại Ấn Độ và nhanh chóng trở thành biến chủng trội toàn cầu chỉ sau vài tháng và làm thay đổi cuộc chiến chống dịch toàn cầu.
Biến chủng Omicron được phát hiện từ giữa tháng 11 ở khu vực phía nam châu Phi. Omicron gây lo ngại vì chứa số lượng đột biến nhiều chưa từng thấy ở bất cứ biến chủng nào của SARS-CoV-2. Theo kết quả giải trình tự gen, Omicron có 53 đột biến, trong đó 32 đột biến gắn trên protein gai, gấp đôi lượng đột biến ở Delta. Protein gai là cấu trúc giúp virus bám chắc hơn và xâm nhập vào tế bào người. Điều này làm dấy lên lo ngại Omicron có thể né miễn dịch, làm giảm hiệu quả của vaccine Covid-19.
Tuy nhiên, Giáo sư Karl Lauterbach, nhà dịch tễ người Đức, cho rằng việc Omicron có nhiều đột biến chưa từng có có nghĩa là nó có thể "được tối ưu hóa" để lây lan, nhưng có thể ít gây ra bệnh nặng hơn. Đây vốn là cách mà hầu hết các virus về đường hô hấp diễn tiến. Khi đó, Omicron sẽ là một tín hiệu tích cực nếu nó chỉ gây triệu chứng nhẹ.
Xóa bỏ rào cản trong cuộc chiến chống dịch bệnh "Chấm dứt bất bình đẳng. Chấm dứt bệnh AIDS. Chấm dứt các đại dịch"- chủ đề của Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1/12 năm nay nêu bật một thực trạng cũng đang là rào cản trong cuộc chiến ứng phó với đại dịch COVID-19, đó là tình trạng bất bình đẳng. Xếp hình ruy băng đỏ nhân Ngày Thế giới phòng, chống...