Tiêm kích Su-30 Ấn Độ sắp phóng thử tên lửa siêu thanh BrahMos
Các tiêm kích Ấn Độ đang được chỉnh sửa khung thân để có thể phóng thử tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos trong thời gian tới.
Ông Sudhir Kumar Mishra, giám đốc tập đoàn liên doanh BrahMos Aerospace, cho biết Ấn Độ sẽ phóng thử phiên bản nâng cấp của tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos dành cho tiêm kích Su-30 trước tháng 4 năm nay, Sputnik ngày 13/2 đưa tin.
Các phi đội Su-30MKI của không quân Ấn Độ đang trong quá trình chỉnh sửa để sử dụng loại tên lửa mới này, trong đó có việc gia cố khung thân để mang được quả tên lửa nặng 2,5 tấn.
Cuộc thử nghiệm sơ bộ đã thành công, tuy nhiên Ấn Độ cần tiến hành nhiều thử nghiệm với đạn giả trước khi bắt đầu phóng tên lửa thật. “Vào tháng 3, chúng tôi sẽ thực hiện 3 lần thử nghiệm nữa, trước khi bắn đạn thật nhằm vào các mục tiêu trên biển và mặt đất. Tuy nhiên, chúng tôi chắc chắn rằng những cuộc thử nghiệm này sẽ thành công”, ông Mishra cho hay.
Phiên bản BrahMos dành cho tiêm kích. Ảnh: Livejournal.
Tên lửa BrahMos có khả năng tấn công những mục tiêu ở khoảng cách tới 300 km, được phóng từ các hệ thống trên mặt đất và tàu chiến. Nếu phiên bản cho máy bay được thử nghiệm thành công, Nga và Ấn Độ có thể sở hữu được hệ thống tiến công hiệu quả nhất trong các vũ khí cho máy bay.
BrahMos có tốc độ tối đa 3.700 km/giờ, gấp 3 lần âm thanh, khiến nó trở thành một trong những tên lửa nhanh nhất thế giới. BrahMos sử dụng đầu đạn nặng 200-300 kg, sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và radar chủ động, cũng như hiệu chỉnh đường bay bằng hệ thống định vị vệ tinh GLONASS/IRNSS.
Ông Mishra cũng cho biết phiên bản tên lửa BrahMos siêu vượt âm có vận tốc 5.000 km/giờ đang được các cơ quan của Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển, có thể được hoàn thành vào năm 2020.
Video đang HOT
Theo Vnexpress
Bên trong trung tâm phát triển tên lửa siêu thanh BrahMos
Dòng tên lửa chống hạm siêu thanh nổi tiếng được nghiên cứu phát triển tại trụ sở chính của tập đoàn BrahMos đặt tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ.
BrahMos là tập đoàn liên doanh của Nga và Ấn Độ, được thành lập vào năm 1998 để phát triển tên lửa chống hạm siêu thanh, nổi bật là các phiên bản của dòng tên lửa cùng tên, Livejournal ngày 13/2 đưa tin.
BrahMos là tên ghép của Brahmaputra và Moscow, hai dòng sông lớn tại Ấn Độ và Nga. Trụ sở chính và trung tâm nghiên cứu của tập đoàn được đặt tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ, trong khi nhà máy sản xuất tên lửa nằm tại thành phố Hyderabad.
Trong ảnh là mô hình tên lửa BrahMos được đặt ở sảnh chính của trung tâm.
Tên lửa BrahMos sử dụng linh kiện và công nghệ của cả hai nước, trong đó Nga chịu trách nhiệm chính cho việc thiết kế tổng quát, cũng như các hệ thống lõi gồm đầu dò radar, động cơ phản lực, nhiên liệu. Ấn Độ đảm nhận việc phát triển phần mềm, hệ thống điều khiển và khung thân tên lửa.
Một mô hình tên lửa BrahMos được trưng bày trong khuôn viên của trung tâm. Mẫu cơ bản của tên lửa BrahMos dài 9 m, nặng 3 tấn, có tầm bắn 290-300 km, tốc độ 3.700 km/h, gấp 3 lần vận tốc âm thanh. Phiên bản này được trang bị cho các hệ thống tên lửa bờ và tàu hộ vệ của Ấn Độ.
New Delhi đang phát triển mẫu tên lửa hành trình diệt hạm BrahMos dành cho tiêm kích Su-30MKI của không quân Ấn Độ. Phiên bản tên lửa này có kích thước nhỏ gọn, khối lượng chỉ còn 2,5 tấn. Các máy bay Su-30MKI cũng phải gia cố lại khung thân để có thể mang loại tên lửa này.
Ấn Độ mới chỉ thử nghiệm mô hình tĩnh gắn trên tiêm kích Su-30MKI, các đợt bắn đạn thật dự kiến được tiến hành trong tháng 3 năm nay. Trong ảnh là các thông số kỹ thuật của tên lửa BrahMos gắn trên tiêm kích Su-30 MKI.
Tập đoàn BrahMos còn tự trang bị một phòng huấn luyện mô phỏng để thử nghiệm tính năng tên lửa trên máy tính, cũng như giúp các phi công làm quen với quá trình sử dụng loại vũ khí này.
Phòng trưng bày tại trụ sở BrahMos có nhiều hình ảnh liên quan tới dự án tên lửa, như thiết kế cơ bản của đạn BrahMos.
Ngoài các dòng BrahMos cơ bản, Ấn Độ đang nghiên cứu một số dự án liên quan như BrahMos-Mini và BrahMos-NG với khả năng tàng hình cao, trang bị cho tàu ngầm hoặc tiêm kích thế hệ 5 FGFA.
Bên cạnh đó là tổ hợp tên lửa siêu vượt âm BrahMos II với tốc độ gấp 5-7 lần vận tốc âm thanh, có thể vượt qua mọi hệ thống đánh chặn hiện có trên thế giới.
Tử Quỳnh
Ảnh: Livejournal
Theo VNE
Đòn yểm trợ rung chuyển mặt đất của Su-30 Việt Nam Cùng với lực lượng tăng thiết giáp, tiêm kích Su-30 của Không quân Việt Nam dội bão lửa trong cuộc diễn tập bắn đạn thật phối hợp tại Trường bắn TB-3. Không quân dội bão lửa Sư đoàn 370 và 371 (Quân chủng Phòng không - Không quân) vừa tổ chức hai ban bay bắn, ném bom đạn thật tại Trường bắn TB-3...