Tiêm kích Mỹ rơi trên đường tới bán đảo Triều Tiên
Một tiêm kích F/A-18E của hải quân Mỹ bị rơi khi tìm cách hạ cánh xuống tàu sân bay USS Carl Vinson trong hành trình tới bán đảo Triều Tiên.
Vị trí được cho là nơi chiếc F/A-18E gặp nạn. Đồ họa: USNI.
Một tiêm kích F/A-18E Super Hornet thuộc Không đoàn tàu sân bay số 2 (CVW-2) hôm 21/4 bị rơi trên vùng biển Celebes, phía nam Philippines. Máy bay gặp nạn khi chuẩn bị hạ cánh xuống tàu sân bay USS Carl Vinson, phi công phải bật dù thoát hiểm và được trực thăng cứu sau đó, USNI đưa tin.
Thông cáo của hải quân Mỹ cho biết phi công không bị thương. Nguyên nhân của vụ việc đang được điều tra. Tàu USS Carl Vinson chở theo Không đoàn tàu sân bay số 2 đang trên đường tới bán đảo Triều Tiên, nhằm thực hiện nhiệm vụ tăng cường sự hiện diện trong khu vực.
Chuẩn đô đốc Jim Kilby, chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson, tuyên bố thời gian triển khai lực lượng này sẽ kéo dài thêm 30 ngày. Điều này được cho là nhằm giúp tàu chiến Mỹ hiện diện liên tục gần bán đảo Triều Tiên. Tàu sân bay USS Carl Vinson có thể sẽ tham gia diễn tập cùng hai tàu khu trục của lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản.
Video đang HOT
Truyền thông Mỹ và Hàn Quốc cho rằng USS Carl Vinson dự kiến đến vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên trước ngày 25/4, vào dịp Triều Tiên kỷ niệm ngày thành lập quân đội. Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang vì chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng. Triều Tiên tuyên bố sẽ tấn công hạt nhân đáp trả nếu bị Mỹ đánh phủ đầu.
Tuy nhiên, các nhà phân tích an ninh quốc tế cho rằng động thái điều tàu sân bay chỉ mang tính phô diễn uy lực, Washington rất khó có thể phát động một cuộc tấn công quân sự nhắm vào Bình Nhưỡng bởi những hậu quả quá lớn mà hành động này gây ra.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Tiêm kích Mỹ rơi khi yểm trợ hỏa lực, phi công thiệt mạng
Một chiến đấu cơ F/A-18C Hornet của thủy quân lục chiến Mỹ rơi khi bay huấn luyện hiệp đồng tác chiến ban đêm ở sa mạc, khiến phi công tử nạn.
Tiêm kích F/A-18C của quân đội Mỹ. Ảnh: US Navy
Vụ tai nạn xảy ra tối 28/7 gần thành phố Twentynine Palms, bang California. Nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra và danh tính phi công gặp nạn vẫn chưa được công bố, theo Washington Post.
Theo một lính thủy quân lục chiến, đề nghị giấu tên, có mặt tại hiện trường, chiếc tiêm kích F/A-18C khi đang chuẩn bị bổ nhào để thả bom vào một mục tiêu giả định thì bị vỡ tan thành nhiều mảnh, tạo thành một quả cầu lửa giữa không trung. Đội cứu hộ máy bay dân sự ở căn cứ ngay lập tức đến hiện trường.
Tuy nhiên, trung tá Eric Dent, phát ngôn viên thủy quân lục chiến, bác bỏ lời kể của binh sĩ này. "Chiếc máy bay đang thực hiện nhiệm vụ yểm trợ mặt đất tầm gần trong một bài huấn luyện và khi chuẩn bị khai hỏa pháo thì bị rơi. Nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra nhưng không có bằng chứng nào chứng tỏ máy bay bị vỡ tan".
Chiếc chiến đấu cơ xấu số lúc đó đang yểm trợ hỏa lực cho một đại đội trong khoa mục huấn luyện có tên gọi Diễn tập Tấn công Đường không. Cuộc diễn tập là một phần trong đợt tập trận lớn hơn kéo dài một tháng ở thành phố Twentynine Palms, theo một lính thủy quân lục chiến tham gia cuộc tập trận và chứng kiến máy bay phát nổ.
Theo thủy quân lục chiến Mỹ, trước khi vụ tai nạn diễn ra, pháo binh và súng cối nã dồn dập vào khu vực nhưng đã dừng bắn khi chiếc tiêm kích trên xuất hiện để yểm trợ hỏa lực. Các cuộc tập trận hiệp đồng liên quan đến nhiều lực lượng như hỏa lực trên bộ và yểm trợ trên không diễn ra theo một trình tự nghiêm ngặt để đảm bảo chiến đấu cơ không bị trúng đạn pháo từ mặt đất.
Tiêm kích F/A-18C Hornet là biến thể một chỗ ngồi của dòng chiến đấu cơ đa nhiệm F/A-18 lần đầu biên chế vào cuối thập niên 1970 và từng tham chiến trong Chiến tranh Vùng Vịnh. Các máy bay của thủy quân lục chiến Mỹ hiện nay chủ yếu là các biến thể F/A-18 Hornet đời cũ từng tham chiến trong thời gian dài ở Iraq và Afghanistan.
Cường độ vận hành cao và cắt giảm ngân sách đã khiến nhiều máy bay của quân chủng này không thể cất cánh và số giờ bay của các phi công thủy quân lục chiến Mỹ đang ở mức đáng báo động.
Trung tướng Jon Davis, phó tư lệnh không quân của Thủy quân lục chiến Mỹ đã nói trước một ủy ban Thượng viện Mỹ hồi tháng 4 rằng đơn vị của ông đang thiếu máy bay trầm trọng trong cả huấn luyện lẫn tác chiến khiến các phi công chỉ có thời gian huấn luyện tối thiểu trước khi được triển khai.
Hồi tháng 10 năm ngoái, một chiến đấu cơ F/A-18C của không đoàn ba đã rơi ở Anh trong một chuyến bay huấn luyện ban đêm khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
Duy Sơn
Theo VNE
Nguy cơ từ cách tung đòn hỏa mù đối phó Triều Tiên của Trump "Đòn gió" của Trump có thể khiến Triều Tiên nhượng bộ, nhưng cũng làm các lãnh đạo thế giới khó đoán được chính sách đối ngoại thực sự của Mỹ. Tên lửa đạn đạo Triều Tiên trong một lễ duyệt binh. Ảnh: Reuters Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên cuối tuần qua lên đến đỉnh điểm, khi Mỹ tuyên bố đã điều...