Tiệm bò bít tết rưới rượu nho trong căn nhà 200 tuổi ở Sa Đéc
Không thực đơn, không thương hiệu nhưng tiệm ăn của bà Liên vẫn luôn đông khách nhờ cách chế biến đặc biệt.
Khu phố cổ nằm sát sông trên đường Trần Hưng Đạo là nơi hội tụ nhiều hàng quán lâu năm của thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp). Ngoài hủ tiếu bà Sẩm 7.000 đồng và quán phở bò 50 năm, du khách còn có thể khám phá một tiệm ăn Tây với món bít tết rưới rượu nho độc đáo đã tồn tại gần 25 năm.
Theo chủ quán, căn nhà hiện tại là nơi sinh sống của gia đình xây cách đây 200 năm, đã qua vài lần sửa chữa. Ảnh: Phong Vinh.
Tiệm bít tết không thương hiệu mà chỉ hiện diện bảng ghi tên các món chính bằng tiếng Pháp “Pâté – Bifteck – Oeuf plat”. Tiệm ăn mở cửa từ năm 1993, hiện nay do hai thế hệ đứng bán là bà giáo nghỉ hưu Quỳnh Liên (72 tuổi) và con trai bà là anh Trung (30 tuổi).
Như trên biển hiệu, bít tết là món đặc sắc của tiệm. Mỗi phần ăn là một chảo gang đầy đủ thịt bò, pate, trứng ốp la ăn kèm bánh mì. Tiệm ăn không có thực đơn, chỉ có một bảng gồm 6 loại giá tiền cho thực khách lựa chọn. “Về cơ bản, thành phần cũng chỉ nhiêu đó, giá cao thấp thì mình thêm bớt nguyên liệu trong chảo thôi”, anh Trung là người trực tiếp nấu cho biết.
Do tuổi cao, hiện bà Liên chỉ phụ tiếp khách. Các công đoạn nấu nướng đều do anh Trung và một số thành viên trong gia đình phụ trách. “Nhiều khách tò mò đến ăn vì họ nhìn thấy một ly rượu cạnh chảo bít tết”, bà Liên kể. Đây cũng chính là điểm độc đáo của tiệm, hiếm thấy ở bất kỳ hàng quán nào.
Khi bưng chảo bít tết mới ra lò, anh Trung hướng dẫn thực khách phải ngay lập tức rưới đều ly rượu nho lên. Rượu vừa đến chảo, phần nước thịt và dầu trong chảo cháy xèo xèo. Rượu nho khi quyện cùng nước thịt sẽ tỏa mùi thơm dịu nhẹ.
Video đang HOT
Công đoạn này chỉ thực hiện được trong vòng chưa đầy 30 giây khi chảo gang đang còn nóng sôi. “Chất chát trong rượu làm tan phần dầu béo gây ngấy trong chảo, đồng thời làm mềm thịt bò và khiến nước thịt cô đặc lại, ngọt hơn”, bà Liên cho biết.
Bếp đặt sâu bên trong nhà. Ảnh: Tâm Linh.
Thông thường khi ăn bít tết uống kèm rượu vang là đúng chuẩn. Còn tiệm bà Liên không dùng vang mà tự ủ rượu nho, đỡ chát hơn để phù hợp dùng ăn trực tiếp cùng thịt. Thực khách có thể để lại một nửa ly rượu để uống.
Không gian quán nhỏ nằm ngay mặt tiền đường. Gian nhà bên trong hơi tối. Phía trước chỉ có một bàn để khách ngồi. Khách để xe ở phía trước cửa quán. Địa chỉ này phục vụ bữa sáng và bữa tối.
Giá của mỗi suất ăn tùy theo lựa chọn của khách, thấp nhất là 30.000 đồng. Khách muốn thêm chả mất 5.000 đồng. Ảnh: Phong Vinh.
Theo Vnexpress
Cây độc chết người được dùng làm món đặc sản
Là loại cây được xếp hạng "độc chết người" có thể gây ung thư, nhưng người dân trên đảo vẫn sử dụng để chế biến thành các món ăn và thậm chí ăn thường xuyên.
Vạn tuế là loài cây chứa nhiều độc chất nguy hiểm với con người. (Nguồn: J Select Magazine)
Cây vạn tuế còn gọi là cây thiên tuế, xuất xứ từ miền Nam Nhật Bản. Loại thực vật này vốn phân bố phổ biến ở nhiều quốc gia, từ Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ cho tới Việt Nam, được trồng để làm cảnh.
Không chỉ có hình dáng đẹp, trang trọng, vạn tuế còn mang ý nghĩa về sự bền vững trong sự nghiệp và may mắn cho gia chủ, giúp cân bằng khí âm dương trong phong thủy.
Tuy nhiên, theo những cảnh báo đăng trên National Tropical Botanical Garden lưu ý mọi người không tiếp xúc gần, hay dùng tay trần để bứt lá, vỏ, hạt vạn tuế vì có thể gây ngộ độc.
Cụ thể, một số độc chất trong thân câu có thể gây ung thư hay nguyên nhân làm rối loạn thần kinh mãn tính.Thế nhưng tại một hòn đảo xa xôi ở Nhật Bản, người dân bản địa lại coi đây là thực phẩm quý và sử dụng nó hàng ngày.
Trên đảo Amami, một hòn đảo xa xôi của Nhật, vạn tuế từng là loài cây "cứu đói". (Nguồn: Great Big Story)
Ở Amami shima, một hòn đảo xa xôi của Nhật Bản, cây vạn tuế (cycad) được trồng rất nhiều. Đây cũng là quê hương của hàng trăm loại vạn tuế. Chúng được phủ xanh khắp nơi, bao trùm cả hòn đảo.
Dù chứa độc tố, nhưng người dân ở Amami shima vẫn coi đây là nguyên liệu để nấu ăn hàng ngày, tạo thành những món đặc sản. Ăn sống cây vạn tuế chắc chắn sẽ tử vong, nhưng dân đảo lại ưa chuộng nó đặc biệt, vì biết cách chế biến để tránh độc.
Nguồn gốc của việc ăn cây vạn tuế trên đảo Amami shima xuất phát từ câu chuyện của thời chiến.
Sau thế chiến thứ 2, khi Nhật Bản bị chiếm đóng, cả đất nước rơi vào khó khăn, người dân đảo Amami không được tiếp cận với đất liền, trong khi tài nguyên cạn kiệt dẫn tới nạn đói tấn công. Thứ chủ lực trên đảo khi đó là cây vạn tuế. Bởi vậy, dân đảo buộc phải tìm cách loại bỏ chất độc khi chế biến để ăn cứu đói.
Người dân đảo chế biến vạn tuế làm thực phẩm.
Cũng nhờ vậy, loài cây này đã cứu sống người dân đảo, trở thành "cứu tinh" của họ. Người dân Amami biết ơn cây vạn tuế và xem đó là loài cây quý. Trải qua nhiều lần thử nghiệm, cũng có những sai lầm và đau thương, cuối cùng tổ tiên của dân đảo biết cách xử lý chất độc trong cây để yên tâm thưởng thức hàng ngày. Cũng từ đó, họ cứ thế truyền dạy cho con cháu đời sau.
Khi chọn được cây vạn tuế tốt, họ sẽ tách lấy hạt. Phần thân bị gọt vỏ, tách thành từng mảnh, phơi dưới nắng mặt trời trước khi đem lên men. Toàn bộ quá trình từ thu hoạch tới sơ chế, người làm phải đeo đồ bảo hộ, đảm bảo không bị dính độc. Sau 3 tuần, nguyên liệu từ vạn tuế sẽ chế biến thành nhiều món, từ đồ chiên ăn vặt, bánh mochi cho tới nấu cháo.
Những món ăn từ cây vạn tuế trở thành đặc sản trên đảo. (Nguồn: Great Big Story)
Theo thực khách từng thưởng thức món ăn từ cây vạn tuế, vị của chúng rất nhạt, gần như không nổi mùi vị, nên thích hợp để ăn kèm cùng món khác.
Ngày nay, việc chế biến cây vạn tuế được người Amami lưu giữ và tiếp tục như một truyền thống quý báu, cũng là cách để họ không quên lịch sử khó khăn và tôn vinh thế hệ cha ông trước đó.
Theo Dân trí
Bếp trưởng Metropole tiết lộ về bữa ăn bỏ lỡ của Trump - Kim Món khai vị được trang trí bằng những chú chim làm từ rong biển trắng, do các đầu bếp Triều Tiên mất một tiếng để tạo hình. Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi (có tên gọi quen thuộc Metropole) được lựa chọn làm nơi họp bàn trong Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai cuối tháng 2. Ngày 27/2, Tổng thống...