Tích hợp tia laser điều khiển bằng AI, các nhà khoa học chế tạo hệ thống ’sát thủ’ chuyên dùng để diệt…gián
Các nhà khoa học từ Đại học Heriot-Watt (Scotland) đã phát triển một hệ thống tích hợp cả tia laser và công nghệ trí tuệ nhân tạo để giải quyết vấn đề diệt gián.
Căn bếp cứ ngỡ sạch tinh tươm nhưng một đêm chủ nhà sẽ phát hiện ra lũ gián không biết từ đâu xuất hiện, thoát khỏi những đợt càn quét tưởng chừng như cực kỳ triệt để vào ban ngày. Không có gì ngạc nhiên khi gián từ lâu đã luôn nổi tiếng về khả năng sinh tồn và ẩn nấp của chúng trong những điều kiện khắc nghiệt nhất.
Gián có thể phá hoại thực phẩm và thiết bị và còn là một mối nguy nghiêm trọng cho sức khỏe, gây ra các chứng dị ứng và phát triển bệnh hen suyễn ở người.
Nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng kiểm soát gián, từ các công cụ cơ học như bẫy dính đến các phương pháp tiếp cận hóa học bằng gel và bột nhão. Tuy nhiên, bẫy có phạm vi hạn chế và việc sử dụng hóa chất lâu dài có thể khiến gián sinh ra khả năng kháng thuốc diệt côn trùng.
Gián là loài sinh vật có khả năng sinh tồn bậc nhất hành tinh.
Gần đây, một hệ thống vũ khí mới tích hợp trí tuệ nhân tạo và tia laser đã được công bố. Đây là phát minh được thiết kế bởi Ildar Rakhmatulin, một nhà khoa học tại Đại học Heriot-Watt, Edinburgh.
Ildar Rakhmatulin đã thử nghiệm hệ thống AI của mình trên gián vào năm ngoái. Thiết kế của ông được xây dựng bằng cách sử dụng các thiết bị giá rẻ, có sẵn và có khả năng phát hiện gián với độ chính xác cao từ khoảng cách 1,2m.
Hệ thống dựa trên lý thuyết thị giác máy học, về cơ bản đã cho phép máy tính có khả năng nhìn và khóa mục tiêu từ xa. Hai camera thuộc hệ thống sẽ gửi tín hiệu trở lại máy tính để xác định vị trí chính xác của gián.
Video đang HOT
Thông tin đó sau đó được sử dụng để chiếu tia laser vào con mồi. Thị giác máy sau đó sẽ xác nhận xem con mồi có còn di chuyển hay không. Nếu gián vẫn di chuyển, tia laser sẽ truy sát chúng tới cùng.
Bên cạnh đó, Rakhmatulin và các cộng sự của ông đã thực hiện một loạt các thí nghiệm cho nhiều công dụng khác nhau của hệ thống. Khi sử dụng tia laser ở mức công suất thấp, họ có thể thay đổi hành vi của gián. Nhiệt tỏa ra liên tục từ tia laser khiến gián thay đổi vị trí hoặc hướng đi. Điều này sẽ ngăn chúng ẩn náu tại những nơi tối tăm.
Hệ thống của Rakhmatulin được tạo nên từ các thiết bị đơn giản.
Trong khi đó, việc tăng công suất trên tia laser đồng nghĩa với việc đặt hệ thống vào chế độ vô hiệu hóa, giết chết những con gián từ khoảng cách 1,2m.
Hệ thống laser của Rakhmatulin được đánh giá là một phương pháp kiểm soát dịch hại có chọn lọc và thân thiện với môi trường. Đây là một hệ thống có khả năng điều chỉnh cao, vì vậy nó còn có thể được sử dụng để chống muỗi, giữ cho ong bắp cày săn mồi tránh xa ong thường hoặc ngăn cản ký sinh trùng tiếp cận cây trồng v.v…
Rakhmatulin đã công bố các phương pháp và dữ liệu của mình. Tuy nhiên, nguồn thông tin mở kèm theo cảnh báo: “Hệ thống này không phù hợp để sử dụng trong gia đình. Tia laser được sử dụng sẽ có nguy cơ gây mù hoặc tổn thương cho mắt.”
Rakhmatulin cũng lên tiếng xin lỗi những người có mục đích diệt gián trong nhà nhưng ông nhấn mạnh hệ thống của mình không phải là giải pháp dành cho họ. Để đảm bảo tính an toàn, phát minh của Rakhmatulin sẽ được ưu tiên để sử dụng tại một số địa điểm đặc thù.
Chiếc áo đặc biệt chống lại camera giám sát
Bằng cách khai thác giới hạn của AI trong công nghệ nhận vật thể, nhóm nhà khoa học vượt mặt hệ thống theo dõi chỉ bằng một chiếc áo.
Theo Wired, nhóm nhà nghiên cứu Mỹ đã phát triển một chiếc áo phông khiến hệ thống camera giám sát không thể nhận ra người mặc. Được in một mảng màu kính vạn hóa, sản phẩm có thể đánh lừa trí tuệ nhân tạo thường được áp dụng để tìm mặt người.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu tại Đại học Northeastern, MIT và IBM đã tạo ra chiếc áo giúp người mặc tàng hình trước AI. Sản phẩm có hình ảnh như nhìn xuyên qua kính vạn hoa với nhiều màu sắc. Đó là một mẫu hình giúp chống lại sự theo dõi.
Hình in trên áo phông khiến người mặc tàng hình trước AI. Ảnh: Wired.
"Chiếc áo này là kẻ thù của AI, được dùng trong mạng lưới phát hiện đối tượng. Mạng trí tuệ nhân tạo thường được sử dụng để nhận ra ai đó, hoặc thứ gì đó trong camera. Sau đó, nó vẽ một 'hộp giới hạn' bao quanh rồi dán nhãn", Xue Lin, thành viên nhóm nghiên cứu nói với Wired.
Bằng cách tìm ra điểm ranh giới, ngưỡng quyết định đối tượng của mạng trí tuệ nhân tạo, Lin và đồng nghiệp làm được điều ngược lại. Họ tạo ra thiết kế gây nhầm lẫn cho hệ thống phân loại và dán nhãn của AI.
Sử dụng mẫu từ hai mạng AI được dùng nhiều trong đào tạo, YOLOv2 và Faster R-CNN, nhóm nghiên cứu đã xác định các khu vực trên cơ thể, khi thêm nhiều pixel vào có thể khiến người mặc "vô hình" trước AI.
Đây không phải lần đầu các vật thể được nghiên cứu để đánh lừa máy học. Năm 2016, các nhà nghiên cứu của Đại học Carnegie Mellon và North Carolina đã tạo ra chiếc kính có thể đánh lừa công nghệ nhận gương mặt, khiến phân loại sai người đeo. Hay một biển báo khác được tạo ra để đánh lừa máy nhận diện.
Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu trước đây thực hiện trên vật liệu tĩnh. Với áo thun, vốn có thể thay đổi góc và nhăn nheo khi di chuyển, việc thực hiện khó hơn nhiều.
Để thực hiện, nhóm nghiên cứu đã dùng kỹ thuật có tên "biến áp". Phương pháp này đo sự dịch chuyển của áo phông, sau đó ánh xạ vào thiết kế. Nhà nghiên cứu ghi lại hình ảnh người đi trên hình bàn cờ để xác định góc nhăn. Nhờ đó, tỷ lệ chống bị phát hiện tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, chiếc áo được tạo ra để chống lại mạng AI đào tạo. Việc ứng dụng thực tế còn khó khăn bởi có nhiều thuật toán nhận diện khác nhau được ứng dụng, chỉnh sửa. Thực tế, các nhà nghiên cứu không tạo ra chiếc áo để tránh công nghệ giám sát. Thay vào đó, Lin và cộng sự muốn tìm ra lỗ hổng của mạng AI nhận diện, giúp công ty giám sát sửa lỗi.
"Trong tương lai, chúng tôi hy vọng có thể khắc phục những vấn đề này. Qua đó, hệ thống máy học không còn dễ bị đánh lừa", Lin nói.
Chiếc áo chống lại thuật toán gắn thẻ tự động của Facebook. Ảnh: Simone C. Niquille.
Năm 2013, Simone C. Niquille, một nhà thiết kế người Hà Lan đã tạo ra những mẫu áo thun đặc biệt để qua mặt hệ thống của Facebook. Những chiếc áo có giá 65 USD, được bao phủ bằng hình ảnh gương mặt méo mó của những người nổi tiếng. Niquille đã thiết kế để thuật toán Facebook không thể nhận được mặt người.
"Tôi quan tâm đến việc tạo ra một công cụ để bảo vệ sự riêng tư mà người mặc không cần suy nghĩ nhiều vào mỗi buổi sáng", nhà thiết kế người Hà Lan nói.
Các nhà thiết kế tìm cách ngụy trang trước camera hay thuật toán máy tính bằng cách gây lóa thị giác (Vision Camouflage- CV). Phương thức này tìm cách che khuất và gây nhầm lẫn cho máy ảnh, ngăn chúng phát hiện mặt người. Khi chúng nhận khuôn mặt, máy tính sẽ tìm các mẫu nhất định. Bằng cách gây nhầm lẫn những mẫu nhập đó, thuật toán không thể tìm ra mặt người.
Thêm dấu hiệu bất ổn của Facebook Mark Zuckerberg thông báo Meta, công ty mẹ Facebook và Instagram, sẽ đóng băng tuyển dụng và cắt giảm ngân sách tại hầu hết bộ phận. Vài tháng nay, Zuckerberg đã báo hiệu muốn kiểm soát chi phí khi chuyển hướng sang metaverse. Tháng 5, CEO Meta dừng tuyển dụng kỹ sư và các nhà khoa học dữ liệu cấp thấp. Tháng 7,...