Tích hợp chức năng thu truyền hình số vào TV
Từ 1/4/2014, tất cả TV sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam phải tích hợp chức năng thu truyền hình số. Nội dung này nằm trong Đề án số hóa truyền hình mặt đất được thông qua tháng 12/2011.
Ngày 27/12/2011, Thủ tướng đã ký quyết định 2451/QĐ-TTg phê duyệt Đề án truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến 2020. Theo đó, tất cả các kênh truyền hình hiện tại sử dụng công nghệ tương tự sẽ chuyển sang công nghệ số như một số đài VTC, AVG. Hiện tại, để xem được các kênh truyền hình kỹ thuật số của VTC, AVG, người dân phải sử dụng thiết bị gọi là đầu thu kỹ thuật số (hay set-top-box). Theo lộ trình số hóa truyền hình tương tự, đến 1/4/2014, tất cả TV màn hình 32 inch trở lên và từ 1/4/2015 với TV màn hình 32 inch trở xuống bán tại thị trường Việt Nam phải được tích hợp chức năng thu truyền hình số.
“Việc tích hợp đầu thu vào TV sẽ giúp giảm giá thành, mang lại tiện lợi cho người tiêu dùng”, ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện cho biết. Hiện tại, một đầu thu kỹ thuật số có giá 30 USD (600 nghìn đồng) được các đài truyền hình kỹ thuật số phân phối tới tay người dân với giá trên một triệu đồng và đầu thu này bị giới hạn các chương trình của đài truyền hình đó. “Với TV tích hợp đầu thu, người dân có thể bắt tín hiệu của tất cả các đài truyền hình. Giá linh kiện tích hợp trong TV chỉ từ 7 đến 10 USD nên không ảnh hưởng nhiều đến giá sản phẩm”, ông Hoan cho biết.
Theo Thứ trưởng Bộ TTTT Lê Nam Thắng, việc số hóa truyền hình tương tự mang lại cho người dân các chương trình truyền hình với chất lượng cao hơn (đặc biệt khả năng phát các chương trình truyền hình HD), tăng số lượng kênh chương trình. Đối với cơ quan quản lý, việc này giúp giải phóng kho tần số để mục vụ nhiều mục đích khác.
Lo ngại nhất của đơn vị triển khai đề án là khi ngừng phát sóng truyền hình tương tự (lộ trình từ 2015 – 2020 theo từng địa phương), các máy thu hình tương tự hiện nay sẽ không thu được tín hiệu truyền hình số mặt đất và phải lắp thêm đầu thu. Đối với các hộ nghèo và cận nghèo, hộ gia đình chính sách, nhà nước đang xây dựng chính sách hỗ trợ các hộ này về kinh phí.
Theo VNE
Video đang HOT
Doanh nghiệp truyền hình trả tiền đối mặt với sáp nhập
Một thời gian dài phát triển nóng các kênh truyền hình trả tiền (THTT) đã đua nhau mọc lên đánh chiếm sóng truyền hình.
Tuy nhiên trong thời gian tới việc quy hoạch lại thị trường dịch vụ này đã được Bộ TT&TT xem như là việc cần làm để tránh nguy cơ chồng chéo và tắc nghẽn thị trường. Việc thu gọn thị trường bằng cách sáp nhập các doanh nghiệp đang được Bộ cân nhắc.
Nguy cơ rối loạn thị trường
Xem xét lại cơ cấu và tính khả thi của từng dự án, từng doanh nghiệp tham gia thì tính hiệu quả vẫn cần phải được đặt lên trên hết. Số lượng đơn vị cung cấp dịch vụ ngày một nhiều nhưng quy mô giá trị không tương xứng với mức độ đầu tư có thể tạo nên lãng phí lớn về hạ tầng. Nếu cần thiết việc sàng lọc để đào thải những doanh nghiệp chưa đủ quy mô để thực hiện cũng là điều nên làm.
Theo thống kê từ cục Cục Quản lí PTTH và TTĐT hiện nay trên cả nước có 47 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp. Tuy vậy quy mô và mức độ đầu tư của các đơn vị này dường như còn quá manh mún và thức thời. Thậm chí có những đơn vị chỉ cung cấp dịch vụ trên địa bàn một tỉnh hoặc một huyện trong tỉnh đó.
Nhìn nhận của lãnh đạo Cục PTTH và TTĐT thì tiêu chí mới trong việc cơ cấu lại dịch vụ này đòi hỏi đơn vị được cấp phép cung cấp dịch vụ THTT phải có năng lực về công nghệ kĩ thuật, tài chính, nhân lực và phải có đề án thể hiện khả năng cung cấp dịch vụ ở một quy mô nhất định. Theo đó, số lượng các đơn vị cung cấp dịch vụ THTT chắc chắn sẽ giảm trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn cũng khẳng định: "Không thể để tình trạng 47 đơn vị cung cấp dịch vụ THTT làm 47 mạng viễn thông riêng. Như vậy sẽ phân tán nguồn lực trong khi theo tư tưởng chỉ đạo hạ tầng là phải dùng chung. Vì vậy cần phải có định hướng và tiêu chí cụ thể".
Thông tin mới dường như các đơn vị có thế lực trong việc sản xuất và kinh doanh truyền hình được dịp "mở cờ trong bụng". Lần lượt đại diện từ Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), và hai đài địa phương là Đài truyền hình TP.HCM cùng Đài PTTH Hà Nội đã nhất loạt bày tỏ quan điểm ủng hộ các quy định mới.
Đại diện VTV bày tỏ quan điểm, cần quy hoạch rõ ràng, quyết liệt trong việc phát triển đơn vị cung cấp dịch vụ THTT trên từng hạ tầng bao gồm cả vệ tinh, cáp, IPTV, để tránh tình trạng có nơi đầu tư manh mún, có nơi đầu tư ồ ạt, lãng phí nguồn lực xã hội. Bộ nên hết sức cân nhắc việc cấp phép để tránh đầu tư thêm một mạng cáp truyền hình mới sẽ tốn kém hàng trăm tỉ đồng, trong khi hiệu quả sử dụng thấp, khả năng thu hồi vốn chậm, lại gây hiện tượng chồng chéo mạng, mất mĩ quan đô thị, điện năng sử dụng cho mạng cáp sẽ gây lãng phí.
Hay đại diện từ Đài Truyền hình TP.HCM lo ngại với môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể, nếu cấp phép tràn lan sẽ dẫn đến hệ lụy các nhà mạng cạnh tranh, giành giật bản quyền giải trí, thể thao, chương trình truyền hình từ nước ngoài, làm cho phí bản quyền truyền hình sẽ tăng cao, "chảy máu" ngoại tệ, gây thiệt hại cho kinh tế Nhà nước. Các đơn vị sẽ đua nhau đặt hàng sản xuất phim truyền hình, kênh truyền hình trong bối cảnh mà đạo diễn, diễn viên, quay phim có tay nghề quá ít. Chưa kể là giành giật đạo diễn, diễn viên, kịch bản, tạo ra hiện tượng chạy show, nâng giá cát - xê, gây ra cơn sốt giá trị ảo.
Nên cân nhắc chuyện sáp nhập
Theo quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh - truyền hình đến 2020, Bộ TT&TT sẽ hướng đến cấp phép cung cấp dịch vụ THTT cho các doanh nghiệp có hạ tầng kĩ thuật rộng, mạnh về nguồn lực tài chính, nhân lực, có khả năng phủ sóng theo khu vực hoặc toàn quốc. Như vậy khi không đủ điều kiện để được cấp lại giấy phép hoạt động các doanh nghiệp nhỏ lại càng trở nên băn khoăn hơn với những hạ tầng họ đã đầu tư.
Theo nhận xét của ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Quản lí PTTH và TTĐT (Bộ TT&TT) việc cấp lại giấy phép cung cấp dịch vụ THTT đang theo hướng thu gom đầu mối, bảo đảm hình thành các doanh nghiệp có năng lực cao, cung cấp dịch vụ có chất lượng, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh. Như vậy Cục quản lí PTTH và TTĐT đang xem xét 14 hồ sơ xin cấp phép cung cấp dịch vụ THTT, trong đó có 4 hồ sơ của các doanh nghiệp Nhà nước là: Viettel, SCTV, VTV Broadcom và FPT Telecom. Các đơn vị nhỏ lẻ, có khả năng cung cấp dịch vụ ở phạm vi nhỏ sẽ phải tính đến chuyện hoặc là sát nhập, hoặc là chuyển giao, hợp tác như thế nào đó để tạo nên mạng cung cấp dịch vụ ở phạm vi, quy mô lớn hơn".
Tuy nhiên nhắc đến chuyện sáp nhập cũng có không ít đơn vị nhi ngờ về tính khả thi. Ông Trần Xuân Ngữ, Giám đốc công ty TNHH MTV truyền hình cáp Nam Định cho rằng: "Lo ngại chủ yếu là không có một đơn vị Nhà nước đứng ra giữ vị trí đầu tàu khi hợp nhất các đơn vị nhỏ lẻ. Nếu đầu tư như vậy, một công ty mà có khả năng gom hết tất cả các anh em lại phải có số vốn rất lớn. Theo tỉ lê 51% đơn vị Nhà nước và 49% các đơn vị khác thì với 1 triệu thuê bao cũng phải cần đến số vốn hơn 1.000 tỉ đồng. Như vậy lực lượng Nhà nước ở đâu ra để chiếm cổ phần 51%".
Các doanh nghiệp nhỏ vẫn đang duy trì hoạt động của mình cũng đứng ngồi không yên với các quy định mới. Tình hình hiện tại với những quy định mới rõ ràng việc cấp phép cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ sẽ được Bộ TT&TT cân nhắc kĩ lưỡng. Các doanh nghiệp nằm trong diện này cũng đang vùng vẫy để tồn tại bới giấy phép hoạt động sẽ hết hạn trong vòng gần một năm nữa.
Ông Lê Đức Hùng, Giám đốc Trung tâm Truyền hình Cáp TP.HCM (HTVC) cho hay, các đơn vị cung cấp dịch vụ THTT đang hoạt động trong tâm trạng rất lo lắng. HTVC cũng giật mình khi đang hoạt động, đang đầu tư lại nhận được tin đơn vị mình hoạt động không hợp pháp, phải đăng kí giấy phép lại từ đầu. Điều này đã kéo giảm thuê bao của HTVC từ 700.000 xuống còn có 300.000.
Hiện nay, Bộ đã cấp lại và cấp mới một số giấy phép cung cấp dịch vụ THTT như: Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình số mặt đất cho AVG, giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh cho AVG, giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp công nghệ IPTV cho VNPT và Viettel, giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp số và analog cho SCTV, giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp IPTV trên mạng internet công cộng cho công ty CP truyền thông Hanelcom.
Theo Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn, hiện có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ THTT nhưng thực chất cũng chỉ tập trung vào 3 - 4 đơn vị. Một là VTV, trong đó có SCTV, VCTV, VSTV, hai là HTV cũng có rất nhiều đơn vị kết hợp, ba là PTTH Hà Nội có VTC. Cho nên việc cấp phép, tổ chức lại các đơn vị cung cấp dịch vụ THTT sẽ không có gì là khó khăn. Quan trọng là các doanh nghiệp biết chia sẻ, ngồi lại với nhau để bàn vì lợi ích chung. Bộ sẽ sớm soạn ra tiêu chí về khả năng cung cấp dịch vụ, hoạt động thuê bao... để sớm cấp phép cho các đơn vị đăng kí.
Theo Vietnamnet
2013: VTC đặt mục tiêu doanh thu 5.606 tỷ đồng, lợi nhuận chỉ 12 tỷ đồng Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) đặt mục tiêu doanh thu năm 2013 đạt khoảng 5.606 tỷ đồng, tuy nhiên, kế hoạch lợi nhuận chỉ khiêm tốn ở mức 12 tỷ đồng. Ông Nguyễn Xuân Cường, Tổng giám đốc VTC cho biết, ngoài mức doanh thu và lợi nhuận trên, ở khối dịch vụ truyền hình và nội dung số...