Tích góp tiền lẻ trong balo suốt 2 năm, người chồng mua được món quà “khủng” tặng vợ
Trong 2 năm, balo tiền lẻ mà anh Được tích góp được nặng 11kg. Nhân viên cửa hàng đã phải mất khoảng 2 tiếng để đếm.
Theo đó, mới đây, trên mạng xã hội đã lan truyền đoạn clip ghi lại hình ảnh một người đàn ông xách theo balo tiền lẻ đến cửa hàng mua xe máy. Những cọc tiền lẻ được xếp phẳng phiu, ngay ngắn với đủ các loại mệnh giá khác nhau, từ 1.000 đồng, 2.000 đồng cho đến 5.000 đồng.
Số tiền lẻ anh Được tích góp được
Chủ nhân của balo tiền lẻ này không ai khác chính là anh Phan Văn Được (36 tuổi, trú ở TP.HCM). Chia sẻ với Báo Phụ nữ mới, anh Được cho biết, balo tiền lẻ của anh nặng đến 11kg. Số tiền này anh đã gom trong suốt 2 năm. Tổng số tiền gom được là khoảng 32.769.000 đồng. Toàn bộ số tiền này anh dùng để mua quà tặng vợ là một chiếc xe máy Honda Lead giá 47 triệu đồng. Như vậy, trừ đi số tiền lẻ, anh Được phải chuyển thêm cho cửa hàng 14.827.000 đồng.
Sau khi nhìn thấy balo tiền “khủng” của anh Được, nhân viên trong cửa hàng xe máy đều rất bất ngờ. Số lượng tiền lẻ khá nhiều nhưng không ai than phiền mà đều vui vẻ, hỗ trợ kiểm đếm suốt 2 tiếng đồng hồ. Thậm chí, một số người còn hỏi xin bí quyết tiết kiệm của anh Được.
Video đang HOT
Nhân viên đếm trong vòng 2 tiếng mới xong
Tổng số tiền tích góp được là hơn 32 triệu đồng
Được biết, người đàn ông này làm nghề cơ khí. Mỗi lần vợ đi chợ hay mua đồ thừa tiền lẻ, anh đều nhắc vợ gom lại với suy nghĩ “tích tiểu thành đại”. Cứ sau khoảng nửa tháng anh lại lấy tiền ra xếp thành từng cọc ngay ngắn theo từng mệnh giá khác nhau.
Chia sẻ với Báo Phụ nữ mới, anh Được nói: “Mỗi tháng vợ chồng tôi gom được 700.000 đồng – hơn 1 triệu đồng. Tôi cũng thấy phấn khởi khi khoảnh khắc xài tiền lẻ đó được mọi người xem và bình luận nhiệt tình. Trước khi ra cửa hàng mua xe, tôi để số tiền đó ra thùng giấy rồi chụp hình lưu giữ kỷ niệm”.
Cũng theo anh Được, những đồng tiền kiếm được trong cuộc sống không hề dễ dàng nên dù là tiền chẵn hay tiền lẻ cũng đều trân quý. Được biết, đây không phải là lần đầu tiên, anh Được tiết kiệm được một khoản tiền lẻ lớn như vậy. Trước đây, anh cũng đã từng mua được một chiếc xe khác nhờ khoản tiền tiết kiệm từ các số lẻ. Đến nay, khi thấy chiếc xe máy của vợ đã cũ nên anh đã sử dụng số tiền lẻ mà mình đã tích góp được trong 2 năm để mua tặng vợ chiếc xe mới.
Anh khẳng định rằng: “Tôi không dùng Facebook thường xuyên nên không quan tâm đến lượt like, lượt view gì cả. Nhiều người bảo tôi lấy tiền đổi ở ngân hàng để câu view, nhưng nếu ra ngân hàng thì phải là tiền mới, trong khi mấy cọc tiền của tôi toàn tiền cũ “.
Đập lợn nuôi 3 năm toàn tiền lẻ khiến nhân viên ngân hàng "toát mồ hôi" đếm, tổng tiền là con số không ngờ
Màn gửi tiền tiết kiệm khá "cồng kềnh" nhưng cũng rất thú vị này thu hút sự chú ý của dân tình. Tích góp từ những đồng tiền nhỏ nhất, sau 3 năm chủ nhân đã có khoản tiền không hề nhỏ.
Bỏ ống heo tiết kiệm là cách thức đơn giản và phổ biến với nhiều người. Từ khi còn nhỏ, chắc hẳn ai cũng có cho mình những chú lợn để tiền tiết kiệm từ tiền bố mẹ cho ăn vặt, tiền mừng tuổi...Mỗi khi đập lợn luôn mang cảm giác hồi hộp và hào hứng để xem thành quả sau những ngày tháng tích góp sẽ như thế nào?
Như mới đây, câu chuyện được chủ tài khoản TikTok V.L.97 chia sẻ về số tiền sau 3 năm bỏ ống heo tiết kiệm thu thú sự quan tâm trên mạng xã hội.
Số tiền tiết kiệm quá nhiều tờ nên phải đựng trong bao tải đem đến ngân hàng
Theo chia sẻ người này đã đập lợn tiết kiệm nuôi 3 năm và quyết định đem toàn bộ tiền đi gửi ngân hàng. Vì số lượng tờ tiền quá nhiều nên phải đựng trong bao tải mới hết. Phía ngân hàng đã đưa vị khách đặc biệt này vào phòng VIP để tiến hành đếm tiền.
Để kiểm đếm xong số tiền tiết kiệm này, nhân viên ngân hàng phải mất hết cả một buổi chiều. Tổng cộng số tiền có được là 109,270,000 VNĐ.
Tổng số tiền tiết kiệm được là gần 110 triệu đồng sau 3 năm
Những tờ tiền ở mệnh giá nhỏ nhất từ 1.000 VNĐ đến 500.000 VNĐ được tiết kiệm lại thành khoản tiền không nhỏ. Đây cũng là một minh chứng cho việc "góp gió thành bão", tích góp từ từ dù là nhưng số tiền nhỏ nhất, đến lúc hưởng thành quả thật mỹ mãn.
Thu nhập gấp đôi nhưng không tiết kiệm được đồng nào vì áp lực công việc, có tháng chi hết tiền lương để chữa bệnh Khi áp lực công việc tăng cao, người trẻ không tiếc tiêu hết sạch tiền lương để cải thiện chất lượng cuộc sống. Khi tăng lương, lên chức, nhiều người kỳ vọng bản thân sẽ dành dụm được khoản tiền tiết kiệm nhiều hơn. Thế nhưng, họ nhanh chóng nhận ra thực tế là mức thu nhập cao đánh đổi với khối lượng...