Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp: Cao – thấp khó kiểm chứng
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh là đại diện duy nhất của Việt Nam tiếp tục xuất hiện trong bảng xếp hạng các ĐH có tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm tốt nhất thế giới do QS thực hiện (QS Graduate Employability Rankings 2020).
Xấp xỉ 100% sinh viên tại các trường thành viên ĐHQG TP Hồ Chí Minh có việc làm sau tốt nghiệp từ 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, một số trường khác công bố tỉ lệ này trên 90% lại gây ra băn khoăn vì khó kiểm chứng tính chính xác.
Ảnh minh họa.
Tỉ lệ “nửa vời”
Tổng hợp số liệu thống kê năm 2018 của khoảng 181 cơ sở giáo dục ĐH và cả 40 trường CĐ gửi báo cáo về Bộ, so sánh tỉ lệ sinh viên có việc làm/tổng số sinh viên phản hồi của năm 2018 và sinh viên tốt nghiệp ĐH năm 2017, có các chỉ số tương ứng là: 91,6% và 87%. Điều này cho thấy tỉ lệ sinh viên có việc làm năm 2018 đã tăng lên đáng kể so với năm 2017, dù tỉ lệ sinh viên ĐH có việc làm/tổng số sinh viên phản hồi của năm 2018 chỉ đạt 65,5%.
Trong số đó, nhiều trường có tỉ lệ sinh viên có việc làm sau 1-2 năm tốt nghiệp chiếm từ 90% trở lên như Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Học viện Tài chính, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG Hà Nội)… Đáng chú ý, Trường ĐH Kinh tế tài chính TPHCM tỉ lệ sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp đạt 100%.
Tuy nhiên, thực tế đây mới là tỉ lệ sinh viên có phản hồi về nhà trường khi trường thực hiện khảo sát. Còn một bộ phận sinh viên chưa có phản hồi về trường, trường chưa liên lạc được… là một khoảng trống lớn về thông tin.
Video đang HOT
Đơn cử như Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉ lệ sinh viên có việc làm năm 2016 là 92,27%. Tuy nhiên, thực tế khóa 2016 trường có 623 sinh viên tốt nghiệp, trường khảo sát được hơn 394 sinh viên và hơn 90% sinh viên trong số này có việc làm. Như vậy, còn hơn 229 sinh viên chưa được đưa vào thống kê và con số 92,27% rõ ràng mới chỉ là một phần về thông tin tỉ lệ việc làm của sinh viên Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu.
Quy định các trường phải công khai trên trang thông tin điện tử về tỉ lệ sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp được ban hành từ năm 2009, tại Thông tư số 09/2009/TT-BGD&ĐT về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, nhiều trường chưa thực hiện nghiêm túc quy định này và còn có hiện tượng thống kê cho có hoặc không thống kê. Trong Đề án tuyển sinh năm học 2019-2020 của nhiều trường, các thí sinh và gia đình “tìm đỏ mắt” cũng không thấy thông tin về tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp nên thiếu căn cứ để tham khảo… Hoặc những thông tin có tính tham khảo “nửa vời” như trên lại gây băn khoăn lớn cho người đọc về tính chính xác của nó.
Cần chế tài kiểm chứng
Năm học 2019-2020, Bộ GDĐT chính thức sử dụng tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường một năm làm một trong các tiêu chí để xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Đồng thời, để thực hiện kiểm định chất lượng cũng không thể thiếu tiêu chí này. Tuy nhiên, theo quy trình, trước hết các trường gửi báo cáo tự đánh giá cho cơ quan chủ quản và về Cục Quản lý chất lượng Bộ GDĐT. Cục nhận được báo cáo tự đánh giá đó sẽ xem hình thức báo cáo là đầy đủ, đúng yêu cầu của bộ tiêu chuẩn hay chưa. Nếu đúng rồi thì Bộ đưa tên đơn vị vào danh sách những đơn vị đã hoàn thành tự đánh giá (không xem về chuyên môn).
Sau khi có tên trong danh sách này, trường mới được tự liên hệ với cơ quan kiểm định để đăng ký đánh giá ngoài. Trường sẽ gửi báo cáo tự đánh giá đó cho tổ chức kiểm định để họ thẩm định và nếu đạt trên 80% các tiêu chí thì sẽ tổ chức kiểm định.
Như vậy, tiêu chí về tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm mặc dù có trong hồ sơ thẩm định và quá trình kiểm định cũng được đề cập nhưng độ chính xác của các thông tin này là bao nhiêu thì không dễ kiểm định. Thừa nhận thực tế này, TS Dương Như Hùng- Trưởng khoa Quản lý công nghiệp Trường ĐH Bách khoa TPHCM cho biết, đối với các kiểm định viên, tỉ lệ sinh viên có việc làm được các trường công bố nhiều hơn 90% có chính xác hay không rất khó kiểm soát.
Giải pháp được TS Phạm Thị Ly- Ủy viên Hội đồng Quốc gia giáo dục đưa ra là cần tăng cường tính minh bạch và công khai về thông tin trước hết từ phía các trường. “Chính sách có thể yêu cầu tính minh bạch thông tin với toàn xã hội, khi đó chúng ta không chỉ dựa vào các trung tâm kiểm định mà còn dựa vào toàn xã hội. Các thông tin công khai được công bố có thể đúng hoặc không nhưng khi có hàng trăm ngàn con mắt nhìn vào thì chính các trường phải thận trọng hơn”- TS Ly nhấn mạnh.
Công khai tỉ lệ việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp là công việc cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng gắn với nhu cầu của thị trường lao động, thể hiện cam kết chất lượng của nhà trường. Đặc biệt, trong điều kiện đẩy mạnh tự chủ ĐH, việc công khai tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo.
Tuy nhiên, nếu chỉ công khai cho có mà không có sự kiểm soát thì quy định công khai sẽ không còn ý nghĩa. Theo các chuyên gia cần có chế tài để kiểm soát việc này, tạo sự công bằng cho các nhà trường. Đặc biệt, với những trường thực hiện không nghiêm túc thì cần có chế tài đủ mạnh, ở mức cao nhất là dừng tuyển sinh đối với những đơn vị làm sai quy định của Bộ GDĐT để tạo niềm tin về chất lượng đào tạo, giúp thí sinh, phụ huynh, đơn vị sử dụng lao động tham khảo.
Hàn Minh
Theo daidoanket
Học ngành nào có cơ hội việc làm cao?
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT về kết quả khảo sát và công khai tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2018, tỷ lệ sinh viên có việc làm so với tổng số sinh viên tốt nghiệp sau 1 năm đối với 183 cơ sở giáo dục ĐH là 65,8%.
Thí sinh tham gia ngày hội tuyển sinh 2019 Ảnh: Nghiêm Huê
Từ 22/7 đến 31/7, thí sinh tham gia xét tuyển ĐH bằng kết quả thi THPT quốc gia được phép điều chỉnh nguyện vọng một lần bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp. Việc điều chỉnh sau khi có kết quả thi THPT quốc gia (Bộ GD&ĐT công bố kết quả thi vào ngày 14/7) sẽ giúp thí sinh lựa chọn ngành nghề sát hơn với điểm số của mình. Tuy nhiên, có một vấn đề thí sinh cần quan tâm, đó là nhu cầu việc làm của thị trường lao động.
Thống kê từ báo cáo kết quả khảo sát của 183 cơ sở giáo dục ĐH, 40 trường CĐ đào tạo mã ngành giáo viên cho thấy, năm 2018 có gần 220.000 sinh viên tốt nghiệp ĐH, gần 16.000 sinh viên tốt nghiệp trung cấp, CĐ các mã ngành đào tạo giáo viên. Trong số này, có 155.714 sinh viên ĐH có phản hồi với 136.344 sinh viên có việc làm. Như vậy, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm so với tổng số sinh viên tốt nghiệp sau 1 năm đạt 65,5%.
Báo cáo tổng hợp của Bộ GD&ĐT cũng chia thành 22 lĩnh vực đào tạo. Nếu tính theo tỷ lệ sinh viên có phản hồi thì lĩnh vực đào tạo Kỹ thuật có việc làm cao nhất, đạt tới 97,3%. Kế đến là lĩnh vực Kinh doanh và quản lý 94,9%, Kiến trúc và xây dựng đạt 94,6%, Dịch vụ vận tải 94,4%; Dịch vụ, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân là 94,1%. Trong khi đó, lĩnh vực đào tạo đạt tỷ lệ có việc làm thấp nhất là Bảo vệ môi trường và môi trường 80,4%. Lĩnh vực Dịch vụ xã hội đạt 82,3%, lĩnh vực Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên cũng ở top thấp khi đạt 84.9%. Lĩnh vực đạt dưới 90% còn có một số lĩnh vực khác như Nông, lâm nghiệp và Thủy sản, Khoa học tự nhiên, Khoa học sự sống, Toán và Thống kê.
Tốt nghiệp làm không đúng ngành vẫn cao
Từ số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT đối với 183 trường ĐH, 40 trường CĐ về tỷ lệ sinh viên có việc làm, có thể thấy sự bất hợp lý trong cung - cầu. Một số ngành có tỷ lệ sinh viên có việc làm cao thì quy mô đào tạo lại ở mức trung bình, thậm chí là thấp. Không những thế, thống kê của Bộ cho thấy, vẫn còn một số lượng lớn các trường ĐH (không tính các trường khối công an quân đội) vẫn chưa quan tâm đến vấn đề phản hồi của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Bộ GD&ĐT cho biết còn 57 đơn vị ĐH chưa báo cáo.
Về mối liên hệ giữa đào tạo và việc làm, số sinh viên tốt nghiệp làm việc theo đúng ngành được đào tạo trong tổng số 220.000 sinh viên tốt nghiệp năm 2018 là 66.877 sinh viên; liên quan đến ngành đào tạo là 26.250 sinh viên; không liên quan đến ngành đào tạo là 23.251 sinh viên. Số liệu này cho thấy tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp phải làm những công việc không đúng ngành đào tạo còn khá cao. Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên, báo cáo cũng chỉ ra số lượng sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp cao đẳng làm việc không đúng ngành khá cao (xấp xỉ 25%), tỷ lệ này cũng tương đương đối với sinh viên tốt nghiệp ĐH.
"Từ những thống kê này có thể định hướng các trường về một số mã ngành đào tạo. Có những mã ngành thời gian tới sẽ giảm nhưng sẽ có những mã ngành mới xuất hiện. Đây là cách để tránh lãng phí trong đào tạo. Nhưng cũng khuyến cáo các trường không chạy theo ngành hot để sau này có nguy cơ dư thừa mất cân đối đào tạo" - ông Hoàng Công Dụng, Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực, Bộ GD&ĐT nói.
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Giáo dục Mầm non- Trường Đại học Sư phạm Huế Sáng 10/3 Trường Đại học Sư phạm Huế đã tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Giáo dục Mầm non. Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc kỷ niệm 10 năm thành khoa do các bạn sinh viên và thầy cô giáo thực hiện Với thông điệp " Nơi ươm những mầm xanh cho đời" được xây dựng và lan toả...