Tỉ lệ sinh viên có việc làm: Để những con số không ‘vênh’ nhau
Thời điểm này, các trường ĐH đã rục rịch công bố đề án tuyển sinh 2021-2022. Theo yêu cầu bắt buộc của Bộ GDĐT, Đề án tuyển sinh phải công khai tỉ lệ sinh viên (SV) tốt nghiệp có việc làm sau ra trường của các năm trước.
Đây là căn cứ quan trọng để người học quyết định việc chọn ngành/nghề phù hợp.
Nhiều cử nhân ra trường chạy grab mưu sinh.
Gần 70% sinh viên có việc làm
Báo cáo mới nhất năm 2020, tổng hợp tình hình việc làm SV tốt nghiệp của 220/236 cơ sở giáo dục ĐH (SV tốt nghiệp năm 2019) cho thấy: Tỉ lệ SV có việc làm trên tổng số SV tốt nghiệp ĐH đạt 68%.
Trước đó, theo số liệu khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ GDĐT) năm 2019, tổng hợp tình hình việc làm SV tốt nghiệp của 181/240 cơ sở giáo dục ĐH (SV tốt nghiệp năm 2018) cho thấy: Tỉ lệ SV có việc làm/tổng số SV tốt nghiệp: 65,5%. Số SV tốt nghiệp làm việc đúng ngành được đào tạo: 66.877 (tương đương 57%); liên quan đến ngành đào tạo: 26.250 (23%); không liên quan đến ngành đào tạo: 23.251 (20%).
Như vậy, lượng SV tốt nghiệp được làm những công việc đúng ngành đào tạo hoặc liên quan đến ngành đào tạo đạt khoảng 80% qua các năm. Còn lại là làm việc không đúng ngành đào tạo, khoảng 19-20%. Đây là một thống kê đáng lưu tâm.
Theo quy định của Bộ GDĐT, từ mùa tuyển sinh năm 2018, các trường ĐH phải công bố công khai tỉ lệ SV tốt nghiệp có việc làm sau ra trường của các năm trước- nhằm làm căn cứ quan trọng cho chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm. Đây không phải là yêu cầu mới, song tính thực chất của tỉ lệ này đến đâu, làm sao để những con số thống kê không phải là hình thức… hiện đang là băn khoăn của người học trước thềm mùa tuyển sinh 2021.
Những con số có chuẩn?
Cũng từ mùa tuyển sinh 2018, một số trường ĐH đã công bố tỉ lệ SV ra trường có việc làm sau 12 tháng. Con số này có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm trường khác nhau. Đơn cử nhóm các trường ĐH vùng như: ĐH Tây Bắc, ĐH Hồng Đức, ĐH Điều dưỡng Nam Định… tỉ lệ SV ra trường có việc làm sau 12 tháng thấp (khoảng từ trên 30% – 70%).
Trong khi tỉ lệ này ở nhóm các trường “top” đầu như ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Hà Nội, ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Y dược TPHCM… đều đạt từ 90-96%. Tuy nhiên, so với tổng số trường ĐH trên cả nước, trước thềm mùa tuyển sinh 2018, số trường công khai tỉ lệ này mới chỉ chiếm khoảng 1/4.
Video đang HOT
Khi ấy, nhiều câu hỏi đã được đặt ra, liệu bao nhiêu phần trăm trong số đó là thống kê thực chất? Bởi từ cuối năm 2017 Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam (do Bộ LĐTBXH phối hợp Tổng cục Thống kê công bố) cho biết trong quý III-2017, số người thất nghiệp có trình độ ĐH trở lên là 237.000 người, tăng 53.900 người so với quý II-2017.
Vậy đâu là số liệu thật? Lẽ nào những số liệu thống kê từ các Bộ liên quan với các trường ĐH lại có sự “vênh” nhau?
Khởi động mùa tuyển sinh 2021, chương trình tư vấn hướng nghiệp đã được tổ chức ở một số địa phương. Dự ngày hội tuyển sinh, những mối quan tâm của học sinh THPT được đặt ra rất thực tế: Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến cấu trúc nghề nghiệp xã hội?
Thời đại 4.0 với sự chuyển đổi số mạnh mẽ sẽ cần nhân lực ở những ngành nào? Nguy cơ thất nghiệp hiện hữu trong bão Covid- 19 là có thật. Trước bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, vậy chắc chắn những ngành nghề liên quan đếnquản trị khách sạn, kinh doanh lữ hành du lịch…SV ra trường sẽ khó kiếm việc làm. Các trường quảng bá tuyển sinh như thế nào, tỉ lệ SV có việc làm của những ngành này trong năm 2019 ra sao, có thực chất không?
Kết quả SV có việc làm sau khi ra trường là tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo theo hướng gắn với thị trường lao động. Việc công khai tình hình việc làm của SV tốt nghiệp là trách nhiệm của các trường, nhưng Bộ GDĐT cũng phải có trách nhiệm kiểm chứng. Dư luận xã hội và phụ huynh có nhu cầu được biết những thông tin trung thực, chính xác do các trường ĐH cung cấp để hướng nghề nghiệp vào đời cho thanh niên, chứ họ không cần những con số đẹp.
Chỉ có điều, trên thực tế nhiều trường đã không hề thực hiện nghiêm túc quy định về công bổ tỉ lệ SV có việc làm. GS Nguyễn Quý Thanh- Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, ĐHQG Hà Nội từng nhận định: Số liệu SV có việc làm của các trường còn mang tính hình thức, chưa cụ thể theo từng ngành và có tình trạng các trường công bố số liệu SV ra trường có việc làm cao hơn so với thực tế.
Chọn đúng ngành học nhờ Tư vấn mùa thi
Đối với nhiều bạn trẻ đang là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp ĐH, khi nhắc về chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên là lại bồi hồi, xúc động nhớ lại những hình ảnh thân thuộc.
Sông Gia Phú - ẢNH: NVCC
"Thầy đã giúp em tự tin hơn khi chọn ngành"
Trần Đỗ Kim Ngân, cựu học sinh Trường THPT Trương Định, Tiền Giang nhớ lại: "Đó là vào một ngày cuối tháng 3.2016, khi em đang là học sinh lớp 12. Nghe tin Báo Thanh Niên sẽ tổ chức đưa đoàn tư vấn gồm các thầy cô đến từ các trường ĐH, CĐ về trường, em rất háo hức và hồi hộp. Lâu nay em tìm hiểu về các trường chứ chưa bao giờ nghĩ mình sẽ được gặp trực tiếp thầy cô đang làm tại các trường đó. Vì thế, em tự nhủ chắc chắn mình phải có mặt để gửi câu hỏi nhờ thầy cô giải đáp".
Xin được tri ân Tư vấn mùa thi
Nhân kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Báo Thanh Niên , với 33 năm là độc giả trung thành của báo kể từ khi bản thân là nhân vật được xuất hiện trong bài viết trên báo vào những ngày cuối năm 1987, tôi luôn có những tình cảm đặc biệt và niềm tin yêu hoàn toàn ở Báo Thanh Niên nói chung và chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên nói riêng.
Trong một dịp hết sức tình cờ, như là cơ duyên, từ đầu năm 2016, tôi vô tình là cầu nối để kết nối chương trình Tư vấn mùa thi của báo với thầy trò Trường THPT Trương Định, TX.Gò Công, tỉnh Tiền Giang. 5 năm "bén duyên" với chương trình, bản thân tôi có thật nhiều kỷ niệm với quý thầy cô là những chuyên gia tư vấn, quý anh chị em phóng viên và bộ phận kỹ thuật của chương trình.
Từ chương trình này, biết bao học sinh đã "sáng" ra và chọn cho mình hướng đi đúng. Nhiều phụ huynh phải thốt lên rằng "tại sao nhiều năm qua tôi phải chọn ngành cho con mà lẽ ra việc này là của con tôi". Nhiều giáo viên của trường đã nắm vững hơn về công tác hướng nghiệp tuyển sinh để kịp tư vấn cho các em vào những thời điểm cần những lời góp ý có tính quyết định cuộc đời mình. Nhờ vậy, những năm qua, số lượng học sinh của trường trúng tuyển vào các trường ĐH top đầu càng ngày càng nhiều.
Đặc biệt, mùa tuyển sinh năm 2020, theo số liệu chính thức, số học sinh Trường THPT Trương Định đứng đầu tỉnh Tiền Giang trúng tuyển vào Trường ĐH Y Dược TP.HCM (Tiền Giang xếp thứ 3 trong các tỉnh thành có số lượng học sinh trúng tuyển ĐH Y Dược TP.HCM).
Thật khó diễn tả hết tâm trạng của bản thân tôi với chương trình Tư vấn mùa thi. Bằng tận đáy lòng của một độc giả trung thành, một thành viên của ngôi trường mà được chương trình chọn thực hiện trong những năm vừa qua, tôi xin tri ân chương trình đã giúp những học sinh trường tôi mỗi mùa tuyển sinh về.
Thầy Nguyễn Thanh Hải (Phó hiệu trưởng Trường THPT Trương Định, Tiền Giang)
Lúc đó Kim Ngân đang phân vân giữa 2 ngành sư phạm tiếng Anh và ngoại thương. Bạn bè Ngân ai cũng nói khối D thì phải thi vào Trường ĐH Ngoại thương. Tuy nhiên, Ngân tự thấy mình không thích và cũng không phù hợp với công việc liên quan kinh doanh. Trong khi ở nhà, ba mẹ Ngân lại thích ngành luật. "Lúc đó, em nhớ không khí trong hội trường rất nghiêm túc, trang trọng. Các thầy cô tư vấn đầy tâm huyết cho tất cả các câu hỏi của các bạn đặt ra.
Em đã mạnh dạn gửi băn khoăn của mình và thầy Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ khi ấy, đã giải đáp cho em. Thầy nói em hãy quyết định đăng ký ngành học mà mình cảm thấy yêu thích và đam mê vì điều đó sẽ giúp cho em theo đuổi đến cùng. Nếu chọn ngành học theo bạn bè, theo cha mẹ mà mình không thấy yêu thích thì trước sau cũng bỏ giữa chừng hoặc nếu tốt nghiệp thì khi đi làm cũng không có hứng thú và như vậy thì rất khó thành công", Kim Ngân kể lại.
Từ lời khuyên của thầy, từ những ước muốn của bản thân, Kim Ngân đã tự tin đặt bút chọn ngành sư phạm tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM chứ không phải ngoại thương hay luật. May mắn là ba mẹ Ngân đã tôn trọng quyết định của con. Đến nay, Ngân đã tốt nghiêp và hiện đang làm giáo viên của một trung tâm ngoại ngữ.
Ngân thổ lộ: "Trong suốt 4 năm học và đến tận bây giờ, em biết mình đã lựa chọn đúng và chưa khi nào cảm thấy ân hận. Chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên và lời khuyên của thầy Đỗ Văn Xê lúc đó đã cho em thêm niềm tin để lựa chọn đúng ngành mà em yêu thích".
Trần Đỗ Kim Ngân
"Nhờ chương trình, em đã có được quyết định đúng đắn"
Sông Gia Phú, cựu học sinh Trường THPT Đức Trọng (Lâm Đồng), thời điểm đang học lớp 12 (năm 2017) phân vân giữa 2 ngành là quan hệ quốc tế và quan hệ công chúng. "Em biết chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên đã tổ chức rất nhiều ở trường em, nên năm đó em vô cùng háo hức và mong chờ được tham gia chương trình để gửi thắc mắc nhờ các thầy cô giải đáp. Thật vui vì hôm đó tụi em được đón chào rất nhiều đại diện từ các trường ĐH lớn. Đây chính là cơ hội nên em đã mạnh dạn đứng lên đặt câu hỏi về 2 ngành học mà em đang băn khoăn. Các thầy đã khuyên em phải hiểu rõ sở trường, sở thích của mình. Rồi thầy chia sẻ ngành quan hệ công chúng và quan hệ quốc tế sẽ học những gì, làm việc ở đâu, cần tố chất gì...".
Một mô hình mang lại hiệu quả thiết thực
Mỗi năm, tại Trường THPT Đức Trọng lại có gần 1.500 học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Đức Trọng được tham dự buổi Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Sở GD-ĐT Lâm Đồng tổ chức. Cùng tham dự với các em còn có đại diện UBND huyện, Ban giám hiệu trường THPT và đại diện của hơn 20 trường ĐH, CĐ đến từ nhiều tỉnh thành phía nam.
Trường THPT Đức Trọng rất vinh hạnh đồng hành với Báo Thanh Niên trong các chương trình Tư vấn mùa thi nhiều năm qua. Các thầy cô đến từ các trường ĐH, CĐ đã tư vấn cho các em những thông tin chính thống về kỳ thi THPT quốc gia, về ngành nghề để các em có sự lựa chọn phù hợp nhất. Theo đó, các em trước khi đặt bút đăng ký ngành nghề luôn suy xét nhiều yếu tố như ngành học phải phù hợp với sở thích, khả năng và điều kiện kinh tế của gia đình.
Không chỉ mang đến những nội dung bổ ích, chương trình còn mang đến nhiều suất học bổng vô cùng ý nghĩa cho các học sinh vượt khó học giỏi.
Chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức thực sự là một mô hình mang lại hiệu quả thiết thực cho thí sinh, nhất là những thí sinh vùng sâu, vùng xa được hỗ trợ ôn thi và tư vấn tâm lý.
Thầy Trần Duy Nhân (Phó hiệu trưởng Trường THPT Đức Trọng, Lâm Đồng)
Mỹ Quyên (ghi)
Sau buổi đó, Sông Gia Phú đã chủ động tìm hiểu nhiều hơn về ngành quan hệ công chúng vì thấy tính cách hướng ngoại, năng động của mình khá giống với tố chất mà thầy đã nói ở chương trình tư vấn. Cuối cùng, Gia Phú đã quyết định theo học ngành này và hiện đang là sinh viên năm cuối.
Theo Gia Phú, việc chọn ngành nghề đóng vai trò rất lớn trong việc quyết định nhiều thứ và quan trọng nhất chính là tương lai của mỗi người. "Chọn sai ngành nghề sẽ khiến cho các bạn cảm thấy nản trong quá trình học vì không tìm thấy được sự hứng thú và sự tương đồng đối với bản thân, chưa kể nếu học xong cũng khó tìm được công việc mà mình mong muốn. Chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên đã giúp em và rất nhiều bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề cũng như ngôi trường mà tụi em muốn theo học, tìm ra được đâu là ngành học phù hợp với mình", Phú chia sẻ.
Câu chuyện giáo dục: Sinh viên bị buộc thôi học và câu chuyện hướng nghiệp Dư luận xã hội luôn chú ý, băn khoăn về việc sinh viên (SV) bị buộc thôi học khá nhiều ở các trường đại học, cao đẳng. Học sinh cần được tư vấn, định hướng nghề nghiệp càng sớm càng tốt - NGỌC DƯƠNG Hằng năm, mỗi trường đại học có khoảng vài trăm SV tự nguyện thôi học hoặc bị buộc thôi...