Thương vong lớn, vì sao Syria chưa dùng “rồng lửa” S-300 trả đũa Israel?
Iran và Syria được cho là nhận tổn thất lớn trong đợt không kích của Israel hôm 20.1 và điều đáng chú ý là “ rồng lửa” S-300 vẫn chưa thực chiến.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300.
Theo Jerusalem Post, quân đội Syria đã sử dụng các hệ thống phòng không Pantsir và Buk-M2 đánh chặn các tên lửa Israel hôm 20.1. Phía Israel thông báo thương vong bên phía Syria và Iran là 11 người.
Ít nhất một quả tên lửa Delilah đã phá hủy xe phóng Pantsir một ngày sau đó, theo video do Israel công bố.
Nhưng vì sao quân đội Syria vẫn chưa sử dụng tên lửa S-300, dù đã nhận hệ thống này từ Nga hồi tháng 10.2018.
Sự im lặng của S-300 được coi là một bí ẩn phủ bóng đen lên nguy cơ xung đột đẫm máu ở Trung Đông, theo JPost. Ngoài S-300, Nga cũng cấp cho Syria các hệ thống tác chiến điện tử mới, được cho là đủ sức kiểm soát khu vực “gần” 50km và “xa” 200km.
Tính đến nay, Israel đã không dưới 3 lần không kích các mục tiêu Syria và Iran nhưng “rồng lửa” S-300 thì vẫn chưa ra trận.
Video đang HOT
Báo Israel đặt câu hỏi rằng liệu có phải kíp lái S-300 chưa thực sự sẵn sàng? Nhưng truyền thông Syria hồi tháng 11 tuyên bố cả 3 tổ hợp S-300 PMU-2 đã được đưa vào thực chiến.
S-300 là một trong những tên lửa phòng không được đánh giá cao nhất hiện nay.
Giới quan sát cho rằng vấn đề không nằm ở chỗ tổ hợp S-300 không hoạt động hiệu quả. Một chuyên gia lý giải rằng S-300 là để đáp trả mối đe dọa tên lửa đạn đạo và máy bay đối phương, không phải để đánh chặn đạn tên lửa.
Các chiến đấu cơ F-16 của Israel luôn phóng tên lửa tầm xa từ bên trong lãnh thổ hoặc lãnh thổ của quốc gia khác nên rất khó để Syria có thể can thiệp, chuyên gia này nhận định.
Một lý do khác là Syria chưa muốn vội dùng “rồng lửa” S-300 vì nếu tính toán sai, đây không chỉ là thất bại đối với quân đội Syria mà còn khiến Nga “muối mặt”.
Giới quan sát đang rất chú ý đến điểm nóng Syria, bởi đó không chỉ là nơi diễn ra cuộc cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc, mà còn là cơ hội để các hệ thống chiến đấu, phòng thủ tối tân nhất có cơ hội tham chiến.
Một bên là vũ khí Israel với công nghệ phương Tây và một bên là vũ khí Nga. Trong quá khứ, Israel đã đánh bại hoàn toàn liên minh Ả Rập sử dụng vũ khí Nga trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967.
Theo Danviet
Syria chính thức có thể tự vận hành dàn "rồng lửa" S-300
Những nhân viên kỹ thuật Nga được điều đến Syria làm nhiệm vụ lắp đặt hệ thống S-300PMU2 đã về nước sau khi hoàn thành công việc của mình.
Tên lửa phòng không S-300. Ảnh: Donat Sorokin/TASS
Hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin quân sự ngoại giao Nga cho biết các chuyên gia của nước này đã hoàn thành việc tích hợp lại cấu hình hệ thống tên lửa S-300 ở Syria lên chuẩn phiên bản xuất khẩu S-300PMU2 Favorit và đã trở về Nga.
Nguồn tin ngoại giao riêng của TASS cho biết, trước khi các chuyên gia Nga về nước, họ đã thực hiện chuyển đổi thành công hệ thống mã của Nga sang mã và tần số riêng của bộ dò tín hiệu radar dùng cho Syria trên cả 2 phiên bản của hệ thống phòng không S-300.
Cũng theo nguồn tin trên, "toàn bộ 3 tiểu đoàn được trang bị cùng hệ thống S-300PMU-2 đã sẵn sàng chiến đấu ở Syria. Quân đội Syria cũng đã thành thục sử dụng hệ thống này".
Một nguồn tin quân sự ngoại giao khác trước đó đã chia sẻ với TASS rằng các chuyên gia kỹ thuật Nga đã thay thế mã hỏi và mã trả lời của của máy hỏi radar mặt đất sang chuẩn Syria
Trước đó, hôm 31/10, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho hay bên cạnh việc cung cấp các hệ thống phòng không S-300, Nga còn huấn luyện cho các sĩ quan phòng không Syria sử dụng cả hệ thống điều khiển và chỉ huy đồng bộ dùng cho lữ đoàn phòng không hỗn hợp 9S52M Polyana-D4M tiên tiến. Hệ thống này chưa từng được Nga xuất khẩu trước đó.
Việc chuyển giao các tổ hợp phòng không tên lửa S-300 của Nga cho Syria được hoàn tất vào ngày 1/10. Theo đó, Moscow giao cho Damascus 49 thiết bị, bao gồm các thiết bị định vị chiếu sáng, hệ thống xác định chính, máy điều khiển cùng 4 bệ phóng. Bên cạnh đó, Nga cũng đã tăng cường đáng kể và bổ sung các thiết bị cho hệ thống tác chiến điện tử.
Việc Nga cung cấp các tổ hợp phòng thủ tên lửa S-300 cho Syria diễn ra trong bối cảnh Moscow và Tel Aviv đang rơi vào khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng từ sau sự kiện chiếc máy bay trinh sát Il-20 của Nga bị bắn rơi trên biển Địa Trung Hải hôm 17/9 khiến 15 quân nhân nước này thiệt mạng.
Nguyên nhân Il-20 của Nga bị bắn rơi được cho là do "máy bay tiêm kích F-16 Israel núp bóng sau chiếc Il-20 khiến tên lửa phòng không S-200 Syria bắn nhầm". Bộ Quốc phòng Nga lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Israel về vụ việc này.
Theo giới phân tích, việc Nga cung cấp hệ thống S-300 cho Syria đẩy quan hệ giữa Moskva và Tel Aviv rơi vào cuộc khủng hoảng nghiệm trọng nhất kể từ thời điểm khôi phục quan hệ ngoại vào năm 1991.
NGUYỄN QUỲNH (T/h)
Theo doisongphapluat
Bất ngờ động thái quân sự của Israel sau khi S-300 xuất hiện ở Syria Quân đội Israel đã không tiến hành bất kỳ hành động quân sự nào trên lãnh thổ Syria sau khi Nga chuyển hệ thống phòng không S-300 cho chính quyền Damascus. Syria trở nên an toàn hơn sau khi Nga chuyển hệ thống phòng không S-300 cho nước này. Ảnh: RIA Novosti Việc Nga cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho quân...