Thương tiếc “Cánh chim đầu đàn” của ngành Vật lý
Mặc dù bị trọng bệnh trong một thời gian dài nhưng sự ra đi của Giáo sư. Viện sĩ (GS.VS) Nguyễn Văn Hiệu, người được ví là “cánh chim đầu đàn” của ngành Vật lý tại Việt Nam đã để lại niềm tiếc thương khôn cùng đối với nhiều người, đặc biệt là những ai từng vinh dự được làm học trò của ông.
GS Nguyễn Hữu Đức, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội, một trong những học trò, đồng nghiệp có nhiều thời gian gắn bó với GS.VS Nguyễn Văn Hiệu chia sẻ: “Ngày 23/1, khi nhận được tin GS Nguyễn Văn Hiệu qua đời, tôi đang chủ trì cuộc họp Hội đồng GS ngành Vật lý, tôi đã không thể phát biểu nên lời. Tôi đã nghẹn ngào và phải nhờ một đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng điều hành tiếp phiên họp. Bởi vì thầy Hiệu không chỉ là người có uy tín, tầm ảnh hưởng lớn trong khoa học Việt Nam nói chung, khoa học và vật lý Việt Nam nói riêng, mà đối với bản thân tôi, tôi còn gắn bó với thầy và có quá nhiều kỷ niệm”.
GS Nguyễn Hữu Đức vẫn còn nhớ rất rõ vào những năm 1978, khi đang là sinh viên Vật lý khoá 21 của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội thì GS.VS Nguyễn Văn Hiệu là Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Vì rất quan tâm đến sự phát triển tương lai ngành vật lý Việt Nam nên dù rất bận bịu, thầy Hiệu vẫn trực tiếp đến giảng bài tại Trường ĐH Tổng hợp. Các lớp sinh viên ngành Vật lý ngày đó luôn chờ đón những giờ lên lớp của thầy bởi mỗi tiết học không chỉ có kiến thức mà học trò còn được truyền cảm hứng, niềm đam mê Vật lý.
Video đang HOT
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, nhà khoa học lớn của Việt Nam đã qua đời ở tuổi 84 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
“Năm 2004, Thủ tướng thành lập Trường ĐH Công nghệ thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội. Dù thầy Nguyễn Văn Hiệu đã trên 60 tuổi, nhưng vì là trường hợp rất đặc biệt, thầy vẫn được Thủ tướng cho phép tiếp tục làm Hiệu trưởng sáng lập thêm 2 năm nữa. Tôi được vinh dự làm Phó hiệu trưởng, giúp việc cho thầy. Thật bất ngờ khi chỉ mới 6 tháng sau, thầy Hiệu đã đích thân lên báo cáo GS Đào Trọng Thi, Giám đốc ĐHQG Hà Nội khi đó, xin thôi làm hiệu trưởng. Không riêng tôi, mà mỗi khi có dịp kể câu chuyện trên với nhiều thế hệ trẻ, mọi người đều cảm phục về một hành động cao cả của thầy Nguyễn Văn Hiệu”, GS Nguyễn Hữu Đức xúc động nói.
Tại các diễn đàn, mạng xã hội, nhiều đồng nghiệp, học trò cũng đã thể hiện sự tiếc thương trước sự ra đi của GS.VS Nguyễn Văn Hiệu với những dòng trạng thái như: “Cây đại thụ trong làng Vật lý đã ra đi”, “Đây là một mất mát quá lớn đối với ngành Vật lý nước nhà”…
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu sinh ngày 21/7/1938 tại thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, trong một gia đình có bố là cán bộ cách mạng. Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Nguyễn Văn Hiệu thi đỗ vào Trường Đại học Sư phạm Khoa học và theo học ngành Vật lý với mong muốn trở thành một giáo viên. Năm 1956, khi mới 18 tuổi, với kết quả tốt nghiệp xuất sắc, tân cử nhân Nguyễn Văn Hiệu được phân về giảng dạy tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Tháng 10/1960, Nguyễn Văn Hiệu được gửi đi nghiên cứu tại Liên Xô. Trong hai năm 1961 đến 1963, ông đã hoàn thành nhiều công trình về lý thuyết tương tác yếu giữa các hạt cơ bản – một trong những lĩnh vực nghiên cứu đang có “tính thời sự” lúc đó. Sau đó, ông bắt tay vào nghiên cứu một lĩnh vực rất mới về các tính chất của các biên độ tán xạ các hạt nhân năng lượng cao.
Những nghiên cứu của ông thời kỳ đó đã gây một tiếng vang rộng lớn trong các nhà vật lý khi chứng minh được các hệ tiệm cận của các biên độ tán xạ. Kết quả lý thú nổi bật này giúp nhà vật lý trẻ tuổi Việt Nam Nguyễn Văn Hiệu bảo vệ thành công xuất sắc luận án tiến sĩ khi vừa tròn 26 tuổi, trở thành tiến sĩ trẻ tuổi nhất của Việt Nam và Liên Xô. Cùng năm đó, TS Nguyễn Văn Hiệu được đặc cách công nhận chức danh phó giáo sư. Chỉ 4 năm sau đó, năm 1968, PGS Nguyễn Văn Hiệu được phong học hàm GS. Khi đó, GS Nguyễn Văn Hiệu vừa tròn 30 tuổi và là vị giáo sư trẻ tuổi nhất trong lịch sử khoa học nước nhà.
Trong hơn 60 năm hoạt động của mình, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu đã được Đảng, Nhà nước giao nhiều trọng trách chức vụ khác nhau. Ông nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng các khoá VI, VII và VIII, đại biểu Quốc hội các khoá IV, V, VI, VII và VIII, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hiệu trưởng sáng lập Trường Đại học Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Ngoài những công trình nổi tiếng thế giới về vật lý hạt cơ bản, vật lý lý thuyết chất rắn và quang tử, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu còn là tác giả, đồng tác giả và nhà kiến tạo nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng có tác động lớn đến sự phát triển của đất nước. Điển hình là công trình thoát lũ miền Tây tại đồng bằng sông Cửu Long, công trình chống sốt rét bằng nguyên liệu trong nước, là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho ngành khoa học và công nghệ vũ trụ Việt Nam.
Với những đóng góp lớn cho khoa học, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu đã được trao tặng nhiều giải thưởng về khoa học có uy tín nhất ở trong nước và quốc tế như Giải thưởng Lê nin về Khoa học và Kỹ thuật năm 1986, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về khoa học và kỹ thuật năm 1996; được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2009; danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
Sinh viên ĐHQG Hà Nội sẽ học trực tiếp sau Tết
ĐHQG Hà Nội vừa thông báo sẽ cho sinh viên học tập trung theo từng nhóm tại trường sau Tết Nguyên Đán.
Ảnh minh họa
Theo đó, ĐHQG Hà Nội yêu cầu các đơn vị đào tạo trực thuộc căn cứ kết quả tiêm phủ vaccine và tình hình thực tế để triển khai công việc cho học sinh, sinh viên trở lại học tập trực tiếp tại trường từ học kỳ II năm học 2021 - 2022. Các đơn vị, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học trực tiếp, đảm bảo an toàn phòng chống dịch trước khi sinh viên trở lại trường.
Đối với học sinh khối phổ thông: Thực hiện theo kế hoạch của Sở GDĐT Hà Nội; Đối với sinh viên đại học, học viên cao học và nghiên cứu sinh: Theo kế hoạch và lịch trình đào tạo cụ thể của đơn vị đào tạo. Các đơn vị xây dựng kế hoạch và lịch trình đào tạo phù hợp, vừa đảm bảo chất lượng, an toàn phòng chống dịch, cụ thể:
Có thể cho sinh viên học tập trung mở rộng dần theo từng đối tượng, trước hết là sinh viên năm cuối, sinh viên cần hoàn thành chương trình để tốt nghiệp, sau đó đến sinh viên các ngành đào tạo có yêu cầu nhiều về thực hành, thực tế, rồi mở rộng cho toàn bộ sinh viên trở lại trường, hoặc có thể cho toàn bộ sinh viên trở lại trường ngay từ đầu học kỳ II năm học 2021 - 2022 nếu điều kiện đảm bảo an toàn dịch của đơn vị cho phép, kết hợp giữa dạy học trực tiếp và online cho phù hợp.
Tỷ lệ học sinh, sinh viên đến khám ở Viện sức khỏe tâm thần tăng mạnh Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỷ lệ học sinh, sinh viên đến thăm khám và điều trị tại Viện sức khỏe tâm thần chiếm đến 30% trên tổng số bệnh nhân. Trên đây là ý kiến mà PGS.TS. Phạm Mạnh Hà, Khoa Quản lý Giáo dục, Trường ĐHGD- ĐHQG Hà Nội đưa ra tại Hội thảo trực tuyến về tổ chức dạy...