Thưởng thức tô mì hến lạ miệng ở đất Thần Kinh Huế
Màu vàng của mì, chút đỏ tươi tương ớt, màu xanh mát của các loại rau thơm, vị chua của kế quyện cùng vị hến ngọt đậm đà đã khiến bát mì hến trở nên lạ miệng đối với du khách khi đến Huế.
Với người dân đất Thần Kinh Huế, hến vốn là món ăn bình dân, phổ biến từ lâu đời và cũng là đặc sản của sông nước vùng Thừa Thiên-Huế. Sau này, hến trở thành món ăn đặc biệt trong thực đơn của một số nhà hàng tại một số tỉnh thành, tuy nhiên món hến chỉ phổ biến ở các tỉnh miền Trung, ngon nhất phải kể đến thành phố Huế. Nói đến ẩm thực Huế, người ta hay nói đến món cơm hến, một món ăn có sự kết hợp của chua, cay, mặn, ngọt, đậm đà và có chút lạ lẫm. Còn mì hến chính là một món ăn được biến tấu từ cơm hến, bởi nguyên liệu để làm món ăn này cũng tương tự, chỉ khác là thay vào đó bằng mì sợi.
Mì hến ăn lạ miệng, khiến nhiều du khách thích thú khi du lịch đến đây. Nguyên liệu chính của món ăn này gồm hến, mì tôm, thêm một chút rau và gia vị. Món ăn rất giản dị nhưng quá trình chế biến cũng rất tỉ mẩn. Hến phải là loại được bắt ở cồn Hến, một cồn đất phù sa nổi trên sông Hương, thuộc địa phận làng cồn Hến, phường Vĩ Dạ.
Video đang HOT
Mì hến, cơm hến là những món ăn nhất định bạn nên thử khi đến đất Thần kinh Huế. Ảnh: Foody
Sở dĩ hến ở đây ngon bởi nước sông Hương khi chảy qua cồn Hến thường trong vắt, ít phù sa và phèn, rất thích hợp cho sự sinh trưởng của hến. Chính vì vậy mà không chỉ là món ăn dân dã của người dân, hến trước kia cũng được xếp trong danh sách thực phẩm tiến cung cho vua chúa.
Chế biến hến cũng khá kỳ công, sau khi đánh bắt về, hến được ngâm nước cho sạch hết bùn đất rồi cho lên bếp luộc. Hến được đãi để lấy phần thịt nhỏ xíu bên trong, rồi cho lên xào qua cùng chút gia vị cho đậm đà. Nước hến để cho lắng cặn rồi dùng nước trong để làm nước dùng chan mì. Ngoài ra món ăn này còn phải ăn kèm với các loại gia vị mới tạo ra được hương vị thơm ngon như mắm ruốc, bánh tráng, lạc rang giã dập, vừng rang và chút tóp mỡ…
Món ăn này phải ăn kèm rau sống mới đúng điệu, mà phải là hoa chuối được thái thật mỏng, ngâm qua nước muối cho đỡ chát, một vài lát khế chua thái mỏng, một vài cọng rau dọc mùng, thế là đủ làm cho bát mì hến trở nên đặc biệt.
Mì cũng chỉ trần qua nước sôi, sao cho sợi mì vẫn còn dai mà không bị nở quá. Nước hến chan vào vì vậy cũng phải nóng hổi, đậm đà và có vị ngọt của hến. Bạn sẽ cảm nhận tô mì Huế đầy hấp dẫn với màu vàng ươm của mì, vị ngọt thanh của hến, tóp mỡ, rau trộn, sa tế ớt và mắm ruốc đã tạo nên một món ăn riêng có, đậm chất Huế. Vét sạch tô mì mà bạn vẫn còn thấy vị ngọt của hến đọng lại trên đầu lưỡi.
Có gì trong tô cháo lòng, qua 4 lần chủ vẫn mê hoặc thực khách?
Linh hồn của món cháo lòng bà Út có thâm niên hơn 80 năm ở Sài thành là dồi chiên được làm theo công thức riêng, với bí quyết gia giảm gia vị trong thịt bằm. Đây là món dễ ăn và dễ đốn tim thực khách.
Cháo lòng vốn là món ăn bình dân khá quen thuộc với người dân Sài thành, có thể dễ dàng tìm thấy ở trong bất cứ quán bình dân vỉa hè hay tới các nhà hàng. Đây là món dễ ăn và dễ chiều lòng thực khách bởi vị ngon của cháo là sự kết hợp từ nước dùng từ xương heo hay nước luộc lòng tạo độ ngọt đặc trưng.
Sài thành có rất nhiều quán cháo lòng nhưng quán cháo Bà Út ở số 193 Cô Giang (Q.1) có thâm niên hơn 80 năm là nơi được nhiều thực khách tìm đến. Qua 4 lần đổi chủ và nhiều lần chuyển chỗ, nhưng bao năm qua, hương vị của món ăn này vẫn giữ nguyên không thay đổi.
Ngoài cháo, gan, huyết, lòng non, dồi, dạ dày... cũng được xử lý tốt không còn mùi. Ảnh: Zing
Chế biến cháo lòng cũng không hẳn cầu kỳ, tuy nhiên để giữ được chân thực khách cũng phải có bí quyết riêng. Tô cháo bà Út hấp dẫn thực khách bởi hương vị thơm ngon, mỗi phần cháo bao gồm đầy đủ các nguyên liệu dồi, phèo, tim, gan, lưỡi, bao tử, huyết, ít rau, giá, nước mắm, ăn kèm bánh quẩy. Điểm cộng của món ăn này chính là dồi chiên được làm theo công thức riêng, với bí quyết gia giảm gia vị trong thịt bằm, là linh hồn của món ăn.
Để có được những nguyên liệu tươi ngon, chủ quán phải dậy sớm để đến các lò mổ quen thuộc, sau đó về làm sạch rồi chế biến. Nước dùng được hầm từ xương, thêm nước luộc lòng và cả huyết lỏng nên có vị ngọt tự nhiên.
Gạo để nấu cháo cũng phải được chọn từ những loại tốt, được rang lên cho thơm, dậy mùi rồi mới cho vào nấu. Cách làm như vậy khiến hạt gạo không bị nở bung ra. Chủ quán chú ý từng khâu chế biến để đem đến cho thực hành một sự hài lòng nhất, đảm bảo chất lượng thơm ngon nhất.
Bát cháo được dọn ra cho khách cũng rất hấp dẫn, đầy đặn nhân lòng dồi và bốc khói nghi ngút. Mùi thơm từ gạo rang tỏa ra, quyện với vị ngọt của nước hầm xương, của huyết heo, độ dai của lòng... tạo nên một món dễ ăn, dễ đốn tim thực khách. Khi ăn bạn có thể cho thêm ít hành, tiêu, giá, ớt vào tùy khẩu vị. Giá cho mỗi phần cháo đầy đủ chỉ có 34.000 đồng. Thực khách có thể ăn thêm bánh quẩy với giá 6.000 đồng/cái, hoặc gọi thêm bất kỳ loại đồ lòng nào nếu muốn.
Những đặc sản nổi tiếng tại Huế Có những món ăn đơn giản đến mức không thể nào đơn giản hơn được nữa, ấy vậy mà nó trở thành đặc sản của một địa phương. Dù đi đâu, xa quê bao lâu người ta vẫn nhớ đến. Cơm hến Cơm hến là món ăn dân dã, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm cồn hến người ta còn...