“Thưởng Tết” giáo viên: Không còn là chuyện “nhà người ta”
Nhiều năm trước, những lúc năm hết Tết đến, giáo viên không khỏi ngậm ngùi khi nghe tiền thưởng hàng chục triệu của ngành này, ngành nọ. Gần đây, ở TPHCM con số hàng chục triệu “tiền thưởng” cuối năm cho giáo viên không còn là chuyện “ nhà người ta”.
Tiền Tết cuối năm cho giáo viên tại nhiều trường ở TPHCM tăng mạnh (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Cao nhất trên 30 triệu đồng
Năm nay, Trường mầm non Hướng Dương huyện Hóc Môn, TPHCM gây choáng váng khi chia thu nhập tăng thêm cuối năm lên đến hơn 30 triệu đồng/người. Con số này đã vượt mức chia thu nhập tăng thêm cho giáo viên cao nhất của TPHCM vào năm ngoái là 25 triệu đồng.
Quản lý nhà trường lý giải là do ngân sách phân bổ về trường cao hơn các năm trước khi TPHCM có các chính sách tăng phụ cấp cho đội ngũ giáo viên mầm non.
Sau khi tính toán, cân đối kết dư các khoản tiền ngân sách cuối năm phân bổ về trường, trường đã có quyết định chia thu nhập tăng thêm cho toàn bộ người lao động tại trường như quản lý, giáo viên, nhân viên, không phân biệt vị trí công tác mỗi người hơn 30,5 triệu đồng.
Nếu trước đây, tiền Tết của giáo viên thường chỉ được nhắc đến là ít quà cáp, may mắn thì có thêm bao lì xì, tiền Tết hàng triệu, hàng chục triệu đồng với đội ngũ chỉ là chuyện của “nhà người ta”. Nhưng nhiều năm gần đây, con số tiền triệu đã khá phổ biến ở TPHCM. Nhưng phải nhấn mạnh, đây là tiền chia thu nhập tăng thêm trong năm của giáo viên nhưng thường được để dành chia vào dịp cuối năm nên thường được hiểu là thưởng Tết. Còn hiện nay, giáo viên không có tiền thưởng Tết, hoặc chỉ có tượng trưng.
Video đang HOT
“Khéo co thì ấm”
Không đạt mức chia thu nhập tăng thêm cao ngất ngưởng như trên nhưng nhiều trường ở TPHCM đã không còn xa lạ với các khoản tiền chục triệu.
Trường THCS Nguyễn Văn Luông, Q.6 có mức chia thu nhập tăng thêm cao hẳn hơn so với năm trước. Mỗi cán bộ, giáo viên biên chế được nhận 27 triệu đồng , còn giáo viên hợp đồng cũng ấm lòng với khoản tiền 12 triệu đồng.
Một trường tiểu học khác ở Q.Bình Thạnh có mức chia thu nhập tăng thêm cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên ở mức thấp nhất là 23 triệu, cao nhất khoảng 27 triệu đồng.
Tết Mậu Tuất năm nay đối với tất cả CB-GV-NV trường Đ. (Q. Bình Thạnh) có lẽ vui hơn so với mọi năm. Bởi thu nhập tăng thêm của các thầy, cô cao hơn nhiều. Người thấp nhất là 23 triệu đồng, người cao nhất khoảng 27 triệu đồng.
Hay như Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4) có thu nhập tăng thêm ở mức khoảng 10 triệu đồng/người. Theo cô Phạm Thúy Hà – Hiệu trưởng nhà trường thì nhờ tiết kiệm từ ngân sách và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp như tiền dạy học 2 buổi/ngày, bán trú, tiếng Anh… mới có được tiền tăng thêm.
Theo ghi nhận, các trường nội thành mức thưởng năm nay không biến động nhiều so với các năm gần đây. Còn khu vực ngoại thành như Cần Giờ, Nhà Bè, Hóc Môn, quận Gò Vấp… mức thu nhập tăng thêm cho giáo viên cao lên thấy rõ.
Như ở Trường THCS Thạnh An (huyện Cần Giờ), giáo viên nhận mức chia thu nhập tăng thêm từ 11 – 13 triệu đồng. Khoản tiền này tăng gấp đôi so với các năm trước. Ông Nguyễn Bảo Ngọc, hiệu trưởng nhà trường , năm nay tiền ngân sách có tăng thêm một ít, tuy nhiên số học sinh của trường thấp nên ngân sách rót theo đầu học sinh không nhiều. Nhưng do tiết kiệm chi tiêu trong mọi hoạt động của nhà trường nên thu nhập tăng thêm cho giáo viên có tăng lên.
Lãnh đạo các trường cho biết, đây là khoản các trường nhờ tiết kiệm, khéo thu xếp chi tiêu trong các khoản như điện, nước. Đối với khoản ngân sách Nhà nước cấp, nhà trường sẽ sắp xếp chi tiêu cho các hoạt động giáo dục, trong đó bao gồm cả các hoạt động ngoại khóa, kỹ năng… cho học sinh. Nếu người quản lý khéo vun vén sẽ tiết kiệm được một phần kinh phí, hỗ trợ thu nhập tăng thêm cho giáo viên.
Ngành giáo dục không có thưởng Tết, hoặc chỉ có tượng trưng nên thu nhập tăng thêm các trường khá là nguồn động viên rất lớn đối với đội ngũ nhà giáo mỗi năm Tết đến. Các giáo viên có “đồng ra đồng vào” để chuẩn bị cho cái Tết ấm ấp hơn.
Theo Dân Trí
Chuyện buồn thưởng Tết giáo viên
Cứ dịp Tết đến, xuân về, hàng nghìn giáo viên trên khắp cả nước lại trông mong, hy vọng vào khoản thưởng Tết, sau cả năm cống hiến. Tuy nhiên, dù ngành Giáo dục cũng hết sức "hô hào", song thưởng Tết hay tháng lương thứ 13 đối với giáo viên mầm non, phổ thông ở nhiều nơi vẫn là những tiếng thở dài...
Thưởng Tết giáo viên đã trở thành "câu chuyện nóng" trong nhiều năm nay. Ảnh minh họa: Q.Anh
Quan tâm đến giáo viên hoàn cảnh
Tết Mậu Tuất cũng chỉ còn vỏn vẹn chưa đầy 1 tháng nữa là tới, song lúc này nhiều đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp cũng đã thông báo công khai chuyện thưởng Tết cho cán bộ, nhân viên sau một năm làm việc. Đáng chú ý, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã hân hoan khiến xã hội trầm trồ với khoản thưởng lên tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Chí ít, nhiều nơi cũng được tháng lương thứ 13, hay "bèo" nhất cũng vài triệu đồng. Tuy nhiên, cũng như hàng năm, chuyện thưởng Tết cho giáo viên vẫn là điều "bí mật", thậm chí đến thời điểm hiện tại vẫn chỉ là những đề nghị "trên giấy" của công đoàn giáo dục địa phương.
Để chăm lo Tết cho cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác trong ngành Giáo dục, Công đoàn Giáo dục TPHCM đã vừa yêu cầu Ban chấp hành công đoàn cơ sở phối hợp với thủ trưởng, người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch chăm lo Tết, thời gian trả lương, thưởng thi đua, tiền tiết kiệm tăng thu nhập (đơn vị công lập); trả lương, trả thưởng, mức thưởng Tết (đơn vị ngoài công lập), cho nhà giáo, người lao động trong ngành Giáo dục.
Cũng theo yêu cầu của Công đoàn Giáo dục TPHCM, các đơn vị phải nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của nhà giáo, phối hợp giải quyết kịp thời những thắc mắc, khiếu nại về chế độ chính sách, tiền lương, tiền thưởng... Đối với đơn vị ngoài công lập, nếu do hoạt động của đơn vị gặp khó khăn, cần có giải pháp tạo nguồn tài chính trả lương, trả thưởng cho người lao động. Trong trường hợp không có nguồn để trả lương, trả thưởng thì báo cáo ngay để giải quyết. Ngoài ra, việc bình xét nhà giáo khó khăn, không may bị tai nạn, không may bị mất việc được chăm lo thấp nhất là 500.000 đồng/trường hợp.
Tương tự, Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Hà Nội cũng đã có văn bản đề nghị các đơn vị trong toàn ngành thực hiện tốt việc chăm lo đời sống cán bộ giáo viên, nhân viên (CBGV, NV) dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Trong đó lưu ý việc nắm bắt tình hình đời sống của cán bộ giáo viên, nhân viên của đơn vị; đặc biệt là trường hợp diện chính sách, có hoàn cảnh kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn, bệnh hiểm nghèo... Công đoàn các đơn vị phối hợp cùng với chính quyền đồng cấp giải quyết kịp thời các chế độ chính sách về tiền lương, tiền thưởng và những khó khăn vướng mắc cho cán bộ giáo viên, nhân viên trước khi đón Tết Nguyên đán.
Mơ về... tháng lương thứ 13!
Được biết, Tết Đinh Dậu 2017, ở TPHCM có 51/97 trường công lập có tiền Tết với tổng số tiền gần 9 tỉ đồng với trên 5.000 người nhận thưởng. Mức thưởng bình quân gần 1,8 triệu đồng/người, cao nhất là 5 triệu đồng/người và thấp nhất là 500.000 đồng/người. Còn tại Hà Nội, mọi năm, nhiều trường công lập có tiếng cũng chỉ thưởng Tết cho giáo viên chưa đến tiền triệu. Ngay cả một số trường công lập nổi tiếng, mỗi giáo viên cũng chỉ nhận được khoảng 500.000 đồng tiền Tết, kèm theo một bó hoa. Các giáo viên ngoại thành nhận được từ 200.000 - 500.000 đồng gọi là "thưởng Tết". Ở thành phố đã thế, các trường vùng nông thôn, miền núi còn nhiều khó khăn "thưởng Tết" hầu như không có, hoặc chỉ là chai dầu ăn, gói bánh, kẹo...
Tết Nguyên đán năm nay, nhiều trường công lập không muốn đề cập đến vấn đề thưởng Tết, bởi mức thưởng này cũng là vấn đề "tế nhị", hầu như các trường không có thưởng Tết mà chỉ là một khoản tiền "khiêm tốn" phổ biến, ngay cả trường có thưởng Tết cũng ngại tiết lộ vì sợ bị mang ra so bì. Theo quy định, ngành Giáo dục không có quỹ để chi tiền thưởng Tết cho giáo viên. Khoản thưởng hằng năm mà các trường chi cho giáo viên thật ra là khoản kết dư cuối năm. Tức là ngân sách cho các trường mỗi năm, sau khi chi cho các hoạt động, phong trào, quỹ lương... còn dư thì động viên chút ít cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trường. Do đó, thưởng Tết vẫn là câu chuyện xa xỉ đối với nhiều giáo viên, thậm chí ở các thành phố lớn.
Thậm chí, chuyện thưởng Tết hay mơ về tháng lương 13 cũng đã trở thành đề tài "nóng" trên một diễn đàn (hơn 100 nghìn thành viên) mạng xã hội dành cho giáo viên. Dù đưa ra điểm "ưu ái" so với ngành khác là được nghỉ hè 2 tháng nhưng vẫn hưởng lương, song hầu hết các ý kiến thành viên (là giáo viên) cho rằng không có thưởng Tết ở nơi đang dạy học, thay vào đó là một chút tiền vài trăm nghìn đồng hoặc quà, bánh. Nhiều ý kiến trong diễn đàn này cũng đề xuất nên có quy định cụ thể là thưởng tháng lương thứ 13 đối với giáo viên, bởi nhiều ngành, nghề khác cũng đang áp dụng và phù hợp với bảng lương, sự cống hiến lâu năm của từng cá nhân.
Nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, quản lý nhà trường, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội : "Tết đến, hầu như trường nào cũng có kế hoạch chăm lo cho cán bộ, giáo viên và người lao động trong trường. Tuy nhiên, khá phổ biến chỉ là quà cho giáo viên đôi khi là chai rượu, chút bánh kẹo. Tiền Tết hầu như các trường đều không đáng kể và nhiều trường cũng không muốn nhắc đến thực tế này vì không có nguồn để trích thưởng. Quà Tết chỉ là sự động viên, khích lệ thôi, chứ đây là một thực tế buồn khi nghĩ đến các ngành, nghề khác được thưởng nhiều mà giáo viên không có gì ngoài quà và chút "lì xì" Tết".
về chuyện thưởng Tết cuối năm, nhiều ý kiến cho rằng thay vì mỗi năm nhắc đến thưởng Tết trong ngành giáo dục sẽ có người chạnh lòng, người hồ hởi, thì nên quy định có lương tháng 13 cho giáo viên như nhiều ngành, nghề khác. Đó cũng là nguồn thu chính đáng mà người lao động xứng đáng được hưởng sau một năm lao động vất vả.
Theo Giadinh.net
Giáo viên dạy học gần 20 năm mới có mấy trăm nghìn thưởng Tết Những thầy cô cõng chữ lên non chẳng bao giờ dám nghĩ đến quà Tết. Họ chỉ mong trẻ con nơi khó khăn được ăn no, mặc ấm, đến lớp đầy đủ. Thầy Trần Thanh Sơn - Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Lành trao phần thưởng cho học sinh. Ảnh: NVCC. Trao đổi với PV, thầy...