Thường niên sẽ bình chọn 200 “Nhà giáo tiêu biểu của năm”
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh đã ký Quyết định số 4996/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế bình chọn “ Nhà giáo tiêu biểu của năm”.
Sẽ có 200 “ Nhà giáo tiêu biểu của năm” được bình chọn và khen thưởng. Ảnh minh họa
Sẽ có 200 “Nhà giáo tiêu biểu” được bình chọn khen thưởng do Hội đồng bình chọn Bộ GD&ĐT quyết định.
Đối tượng bình chọn là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục thuộc các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường chuyên biệt, các cơ sở giáo dục khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT, bao gồm cả các cơ sở công lập và ngoài công lập.
Số lượng đề cử tham gia bình chọn hằng năm được quy định
Mỗi Sở GD&ĐT đề cử không quá 5 nhà giáo đại diện cho các cấp học (mầm non, tiểu học, THCS, THPT, GDTX), trong đó không quá 1 cá nhân là cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.
Mỗi cơ sở giáo dục đại học (kể cả các cơ sở giáo dục đại học là đơn vị thành viên thuộc các đại học quốc gia, đại học vùng), trường cao đẳng sư phạm; đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT đề cử 1 nhà giáo (nếu có)
Công đoàn Giáo dục Việt Nam, các cơ quan truyền thông, các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ GD&ĐT giới thiệu những tấm gương tiêu biểu, được phát hiện trong thực hiện nhiệm vụ.
Sẽ có 200 “Nhà giáo tiêu biểu của năm” được bình chọn và khen thưởng do Hội đồng bình chọn của Bộ GD&ĐT quyết định.
“Nhà giáo tiêu biểu của năm” được nhận Bằng khen và quà tặng của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đồng thời được mời tham dự các hoạt động “Tri ân Nhà giáo” vào tháng 11 hằng năm.
Video đang HOT
Việc bình chọn “Nhà giáo tiêu biểu của năm” được thực hiện hằng năm nhằm ghi nhận, tôn vinh các nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục có đóng góp đặc biệt xuất sắc, tạo ra những chuyển biến tích cực, hiệu quả trong đơn vị.
Có sức lan tỏa trong toàn ngành, qua đó tạo động lực thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong cả nước, góp phần thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Nguyên tắc đề cử, bình chọn
Bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ và tự nguyện trong việc đề cử, bình chọn. Tôn vinh các nhà giáo tâm huyết với nghề, có nhiều đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy, hoạt động giáo dục và quản lý học sinh, sinh viên, được đồng nghiệp, người học tín nhiệm. Ưu tiên đề cử, bình chọn các nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Tiêu chuẩn đề cử, bình chọn:
Có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, mẫu mực, chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị và tại địa phương nơi cư trú.
Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và trong cuộc sống, được đồng nghiệp, người học tín nhiệm; chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, khắc phục khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Là tấm gương điển hình, đạt thành tích tiêu biểu, sáng tạo trong năm học, góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực, hiệu quả trong đơn vị, có sức lan tỏa tại địa phương và trong toàn ngành.
Quy trình đề cử, bình chọn
Đối với các Sở GD&ĐT: Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để xây dựng tiêu chuẩn, kế hoạch bình chọn, đề cử nhà giáo, bảo đảm phù hợp đối với từng cấp học; tổ chức bình chọn, đề cử nhà giáo, bảo đảm dân chủ, khách quan, đúng tiêu chuẩn, đúng đối tượng.
Công khai danh sách đề cử được bình chọn trên Cổng Thông tin điện tử của Sở GD&ĐT trong vòng 7 ngày làm việc trước khi gửi đề nghị về Bộ GD&ĐT.
Đối với các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm không trực thuộc Bộ GD&ĐT: Xây dựng tiêu chuẩn, kế hoạch và tổ chức bình chọn, đề cử nhà giáo đáp ứng tiêu chuẩn từ các đơn vị thuộc và trực thuôc.
Công khai danh sách đề cử được bình chọn trên Cổng Thông tin điện tử của đơn vị trong vòng 7 ngày làm việc trước khi gửi báo cáo, đề xuất cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để xét duyệt, gửi đề nghị về Bộ GD&ĐT.
Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT: Xây dựng tiêu chuẩn, kế hoạch v à tổ chức bình chọn, đề cử nhà giáo đáp ứng tiêu chuẩn từ các đơn vị thuộc và trực thuộc.
Công khai danh sách đề cử được lựa chọn trên Cổng Thông tin điện tử của đơn vị trong vòng 7 ngày làm việc trước khi gửi đề nghị về Bộ GD&ĐT.
Công đoàn Giáo dục Việt Nam, các cơ quan truyền thông, các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ GD&ĐT giới thiệu những nhà giáo tiêu biểu đáp ứng tiêu chuẩn. Bộ GD&ĐT công khai danh sách nhà giáo được giới thiệu trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ và của Báo Giáo dục và Thời đại trong vòng 7 ngày làm việc trước khi tổ chức bình chọn.
Tổ chức bình chọn tại Bộ GD&ĐT
Thành lập Hội đồng bình chọn của Bộ GD&ĐT do 1 Thứ trưởng làm Chủ tịch Hội đồng; các ủy viên Hội đồng là người đứng đầu các đơn vị: Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Đại học, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ Thi đua – Khen thưởng, Văn phòng, Báo Giáo dục và Thời đại.
Trên cơ sở các hồ sơ đề cử nhận được, Hội đồng bình chọn xem xét, lựa chọn 200 “Nhà giáo tiêu biểu của năm”, bảo đảm tỉ lệ cân đối cho từng cấp học.
(Mỗi cấp học khoảng 30 nhà giáo, trong đó cán bộ quản lý cơ sở giáo dục không vượt quá 10%, tương đương không quá 3 nhà giáo/1 cấp học và ưu tiên xem xét tối đa 20 cá nhân trong số các nhà giáo do Công đoàn Giáo dục Việt Nam, các cơ quan truyền thông, các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ GD&ĐT giới thiệu).
Hồ sơ đề nghị bình chọn gồm: Công văn đề cử của các cơ quan, đơn vị; Bản tóm tắt thành tích của từng cá nhân được đề cử, trong đó nêu rõ những việc làm cụ thể, thành tích đặc biệt xuất sắc đã đạt được trong năm học và minh chứng;
Thời gian gửi hồ sơ trước ngày 30/8 hằng năm về Bộ GD&ĐT (Vụ Thi đua – Khen thưởng)
99,2% giáo viên phổ thông Thái Bình hoàn thành đánh giá, xếp loại theo chuẩn
Báo cáo về quản lý thông tin bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông năm học 2020-2021 mới được Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình công bố.
Ảnh minh họa/ITN
Theo báo cáo này, toàn tỉnh đã có 13.707 trên tổng số 13.818 giáo viên phổ thông hoàn thành đánh giá và xếp loại theo chuẩn, đạt 99,2%.
Về kết quả đánh giá và xếp loại cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo chuẩn hiệu trưởng: Có 1.032 trên tổng số 1.038 cán bộ quản lý hoàn thành tự đánh giá và xếp loại theo chuẩn, đạt 99,4%.
Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình cho biết đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trường trong công tác đánh giá trên hệ thống TEMIS; phối hợp với Trường Đại học sư phạm Hà Nội, chi nhánh Viettel Thái Bình trong hướng dẫn giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện tự đánh giá trên Hệ thống TEMIS năm học 2020-2021.
Đa số giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông Thái Bình đã tham gia đánh giá và tải minh chứng đánh giá theo các tiêu chí lên Hệ thống TEMIS. Tỷ lệ hoàn thành cập nhật đánh giá chuẩn nghề nghiệp và tải minh chứng đánh giá lên hệ thống đạt theo quy định...
Tuy nhiên, tỷ lệ kết quả tự đánh giá của giáo viên, cán bộ quản lý chưa đạt 100%. Nguyên nhân do một số giáo viên, cán bộ quản lý chuyển vùng công tác, hợp đồng, mới tuyển dụng, nghỉ chế độ vẫn còn tài khoản trên Hệ thống TEMIS không tham gia đánh giá.
Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Chương trình ETEP tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống TEMIS để giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện đánh giá thuận tiện; sở Giáo dục và Đào tạo sử dụng hệ thống dữ liệu, xử lý số liệu thống kê phục vụ công tác cán bộ, bồi dưỡng thường xuyên thuận lợi và hiệu quả hơn. Cùng với đó, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Chương trình ETEP hỗ trợ các sở Giáo dục và Đào tạo trong công tác kiểm đếm minh chứng của giáo viên, cán bộ quản lý.
Đối với Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình đề nghị tiếp tục hỗ trợ Sở trong rà soát, đôn đốc giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông ghi kết quả đánh giá, xây dựng báo cáo và công bố kết quả đánh giá TEMIS các năm tiếp theo.
Người truyền cảm hứng dạy học tích cực ở Hà Tĩnh Đam mê nghiên cứu, đổi mới phương pháp dạy học, thầy Trần Thái Toàn - chuyên viên Phòng Giáo dục Phổ thông, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã đưa phương pháp giáo dục mới - STEM đến với gần 200 trường học. Gần 20 năm công tác trong ngành giáo dục, trong đó có nhiều năm làm cán bộ quản lý tại các trường...