Thương nhớ món ngon từ “lộc trời”, người xa quê ăn 1 lần nhớ cả đời
Loài rau được người dân miền biển gọi là “lộc trời” vì đã giúp dân nghèo những năm đói kém.
Trên diễn đàn về ẩm thực, thành viên Lê Kim đã chia sẻ về một loại rau lạ gây tò mò cho nhiều người.
Loài rau muối biển ( rau nhót) trước mọc hoang giờ đã được đưa vào trồng để thu hoạch
“Có một loại rau mà người dân quê miền Trung ví gọi là “lộc trời”. Đúng! Nó thật sự là lộc trời khi những năm đói kém thời chiến và cả những năm thiếu ăn thời bình, người dân quê thường đi hái rau này về ăn để chống đói. Nó thật sự là lộc trời khi chẳng ai trồng, chẳng ai chăm, mùa nắng thân khô cằn tưởng như chết rũ nhưng chỉ cần trời đổ cơn mưa là nó lại vươn dậy đâm chồi tủa ra xanh tốt. Đặt biệt hơn, nó chỉ mọc ở những nơi ven vùng ruộng muối, đầm, đìa nước mặn, cũng bởi vì thế mà lá của nó có vị mằn mặn của muối và người dân quê Ninh Thuận nơi em cũng theo đó mà gọi nó với cái tên thân thuộc “rau muối”.”, thành viên Lê Kim tâm sự.
Những lời chia sẻ của Lê Kim đã nhận được sự quan tâm, chú ý của đông đảo chị em trong diễn đàn. Đa phần đều thấy lạ lẫm với loài rau mà Lê Kim chia sẻ. Có chị đã nhầm tưởng đó là rau đắng, hay ví nó giống cây hoa mười giờ.
Nhưng những chị em quê vùng ven biển đã nhận ra đó chính là rau muối hay vùng ven biển miền Bắc gọi là rau nhót.
Nguyên liệu để làm món gỏi rau nhót
Video đang HOT
Đúng như thành viên Lê Kim chia sẻ, loài rau này mọc hoang ven biển, không cần chăm sóc hay tưới tắm. Đặc biệt, loài rau này chế biến thành các món ăn rất ngon như làm gỏi hay xào.
“Ngày nay, thế hệ trẻ chúng ta không còn thiếu thốn cái ăn như thời ông bà, cha mẹ ngày xưa nên ít ai biết đến loại rau này, có chăng là người lớn họ thèm vị rau xưa, cái vị giòn nhẹ, lạo xạo khi nhai trong miệng nên cất công đi hái về, tỉ mỉ ngồi tuốt từng nhánh lá rửa sạch rồi đem luộc, sau đó giặt lại mấy lần và vắt cho kiệt nước nên con cháu chúng ta mới có dịp được biết đến. Không cầu kỳ gia vị, không cao sang với nguyên liệu tôm thịt, chỉ cần nắm đậu phộng rang giã nhỏ trộn vào rau chấm thêm xì dầu hoặc chao là đã thành món ăn “gây thương nhớ” rồi, đó chính là rau muối.”, thành viên Lê Kim chia sẻ về cách chế biến loài rau muối biển khiến nhiều người xa quê phải ngậm ngùi.
Nguyên liệu: Rau nhót; tỏi, ớt, xì dầu, đường, chanh, chao, lạc…
Món gỏi gây thương nhớ
Cách làm: Rau nhót tuốt lá rửa sạch rồi đem luộc, vò đi vò lại và vắt cho thật kiệt nước.
Người dân quê ăn gỏi rau nhót với ram rán
Tỏi ớt băm nhỏ hòa cùng chút xì dầu, đường, chanh, chao rồi trộn cùng rau nhót. Lưu ý rau nhót có vị mặn sẵn nên khi chế biến chỉ cần cho chút xì dầu hoặc chao.
Rắc lạc rang giã dập rồi thưởng thức.
Rau nhót xào cũng chế biến rất đơn giản. Rau nhót luộc rồi vắt kiệt như trên. Phi chút hành tỏi cho vàng rồi cho rau vào đảo, thêm chút xì dầu là hoàn chỉnh.
Cũng có thể xào rau nhót cùng tôm hay hàu để cho món ăn thêm ngon.
Công thức làm món gỏi cá kiến vàng độc lạ của người Rơ Măm
Với cách làm khá dị thường nhưng món gỏi kiến vàng của người Rơ Măm (Mo Rai, Sa Thầy, Kon Tum) rất được thực khách ưa chuộng. Vị bùi, ngậy của trứng kiến và vị chua chua của kiến, làm nên món gỏi thơm ngon, níu chân các thực khách ghé thăm.
Người Rơ Măm là một dân tộc ít người ở Việt Nam. Tộc người này cư trú chính tại làng Le, xã Mô Rai (Sa Thầy, Kon Tum) với gần 160 hộ (460 nhân khẩu). Là tộc người cổ sống từ lâu trong rừng sâu nên bà con Rơ Măm thường có nhiều món ẩm thực rất kì dị, khác thường, ít ai có thể thưởng thức. Theo đó, món ăn khá đặc biệt của bà con nơi đây chính là món cá gỏi kiến vàng.
Người dân đi tìm những ổ kiến vàng để lấy trứng và kiến.
Người Rơ Măm dùng kiến vàng và trứng để nấu canh, trộn gỏi, xào với thịt thú rừng,...nhưng ấn tượng nhất là món cá gỏi kiến vàng. Kiến vàng có rất nhiều quanh khu vực cư trú của người Rơ Măm. Khi lấy tổ kiến vàng xuống, người ta đặt một chậu nước phía dưới, lấy gọng dao gõ nhẹ cho kiến rơi xuống chậu, rồi nhẹ nhàng tách đôi, lấy trứng kiến ra để riêng. Trứng kiến vàng màu trắng đục, to bằng hạt gạo, có mùi thơm nhẹ.
Món gỏi cá kiến vàng.
Theo người dân của làng Le, cách làm cá gỏi kiến vàng khá đơn giản: Cá suối bắt loại vừa phải, bằng ba ngón tay, đem về làm sạch, lọc thịt rồi băm nhuyễn, vắt cho cạn nước để hạn chế mùi tanh. Sau đó, lấy kiến vàng và trứng giã sơ qua, phơi ngoài nắng một lúc cho se lại. Lấy muối hột, ớt xanh, tiêu rừng trộn chung cá với kiến, thêm chút thính gạo (bột gạo rang cháy xém), bột này có tác dụng làm dậy lên mùi thơm. Khoảng 30 phút sau, bóp đều kiến vàng và cá, rồi dùng ít rau rừng để cuốn. Bà con gọi đây là món Plat (gỏi kiến vàng), nếu trộn thêm thính gạo vào gỏi thì gọi là món Trót IagLia. Khi ăn, lấy lá sung cuốn lại vừa miệng và thưởng thức. Vị ngọt của cá suối hòa vào vị béo của trứng kiến, vị cay xé của tiêu, ớt tạo nên món ăn đặc trưng.
Món gỏi kiến vàng độc lạ của người Rơ Măm
Để làm đúng hương vị của người Rơ Măm thì phải chọn cá suối để thịt tươi ngon. Như vậy, khi bóp gỏi với kiến vàng sẽ mang lại vị ngọt, dai và thơm tự nhiên mà không có vị tanh.
Gỏi kiến vàng có hương vị rất lạ miệng. Lúc thưởng thức sẽ thấy vừa có vị ngọt và thơm của cá suối hòa với vị chua chua của kiến. Để ngon miệng hơn, bà con Rơ Măm thường dùng những lá rừng như: Lá sung, lá lộc vừng, lá xoài non... ăn kèm, giúp món ăn đỡ ngán, hấp dẫn hơn. Món ăn này thường được bà con làm trong các dịp lễ Tết hoặc tiếp khách quý đến thăm.
Mùa thu hái đặc sản rau nhót trên cánh đồng muối Nghệ An Trên cánh đồng muối ở vùng ven biển Quỳnh Lưu (Nghệ An) thời gian này đang thu hút người dân tìm về để săn hái rau nhót - một loài rau "đặc sản" mặn mòi vị biển. Vào các buổi sáng sớm, tìm về cánh đồng muối ở xã An Hòa, Quỳnh Thuận, Quỳnh Thọ... đều bắt gặp người dân đang tìm hái...