Thương nhớ món don nguyên bản xứ Quảng
Ngoài hến xúc bánh đa nức tiếng thì don với vẻ ngoài tựa hệt hến đã tạo nên tiếng vang cho quê hương Quảng Ngãi. Tô don nóng hổi được phục vụ sẽ khiến thực khách ấm lòng và nhớ mưa phùn tiết xuân hay gió bấc lạnh se da khi Đông sang của Quảng Ngãi.
don, có nhận định rằng trong quá trình chung sống người Việt đã kế thừa don của người Chăm cổ. Trước đây để tìm mua don ngon nổi tiếng phải tìm đến Vạn Tượng. Theo thời gian thì don được bán ở hầu hết các nơi trong tỉnh nhưng không đâu nổi tiếng bằng
Cổ Lũy (Nghĩa Phú), Nghĩa Hòa, Nghĩa Hiệp. Để giữ don tươi ngon trong suốt quá trình vận chuyển, người ta dùng đá ướp don chở vào Sài Gòn để bán.
Dễ nhầm với hến, lớp vỏ don có hình quả trám, mỏng, màu vàng đậm, dài tối đa khoảng 2cm. Người con xứ Quảng không phải tìm don là dễ vì nó chỉ quanh quẩn hai con sông Trà và sông Vệ. Bởi thế có biết bao câu truyền tụng:
Nếu đi cào don mà gặp phải nước lớn, tắm mình vài giờ cũng không kiếm đủ một ký don. Chỉ vào mùa khô hạn khoảng tháng 4, 5 thì don bắt đầu xuất hiện, người dân có thể đổ xô đi cào don. Ở đầm An Khê don có màu đen, còn được gọi là con déc.
Video đang HOT
Để có món don thơm lừng không bị tanh, người chế biến tỉ mỉ như rửa sạch bùn đất, đổ don vào nước sôi. Đãi lấy ruột don khi đã chín, sau đó thêm vào gia vị vừa ăn. Món don vị nguyên bản tại Sài Gòn kiếm không phải dễ. Theo chân một người bạn Quảng Ngãi đến một quán bán món don, một suất ăn vỏn vẹn gồm 2 miếng bánh tráng thơm mùi gạo tẻ, bánh tráng nướng mè cùng tô don nóng hôi hổi.
Hình thức bên ngoài giản dị hơn với một số đặc sản vùng miền khác, dường như vẽ nên người con Quảng Ngãi đôn hậu, dung dị. Tô don màu chủ đạo là xanh lá, nước dùng màu xanh nhạt, thịt don, hành tây trăng trắng, đậm màu nhất là hành lá xắt nhuyễn được rải lên bề mặt.
Không gian quán tràn ngập tiếng bẻ bánh tráng rôm rốp của thực khách. Âm thanh như thúc gịuc người ăn nhanh chóng dùng món ăn vì don còn nóng thì mới chuẩn vị. Bánh tráng nướng tan dần sau khi ngâm trong nước lèo. Húp một muỗng cảm nhận nước canh thanh tao hòa chút beo béo của bánh tráng thơm lừng gạo tẻ và mè. Hương vị nguyên sơ, tươi ngọt còn vương vấn nơi đầu lưỡi. Tô canh tươi mát và hăng nhẹ hơn nhờ vài lát hành tây mỏng manh, nếu ai thích cay nồng hơn thì quán đã chủ động để trên bàn ớt xanh.
Don khó kiếm ngay chính quê hương của nó và lại càng xa xỉ hơn khi có mặt tại Sài Gòn. Don còn tự hào là ẩm thực không trùng lặp với bất kỳ món nào của nước ta. Nếu đến Quảng Ngãi vào mùa Hạ hay rằm tháng 7, có thể trải nghiệm việc theo chân người dân địa phương đi cào don. Chiều về húp tô don nghi ngút khói để cảm nhận cái nắng hanh của thời tiết và ấm áp tình người của Quảng Ngãi.
Quán ăn Quảng Ngãi Don: 298/2A Lê Văn Quới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân. Giờ mở cửa: 14:00 – 21:00
Cơm gà Hội An - đặc sản trứ danh của phố Hội xứ Quảng
Bên cạnh cao lầu và bánh mỳ thì cơm gà Hội An là món ăn mà bất cứ ai khi đến đây cũng nên dùng thử ít nhất một lần để cảm nhận vị ngon của đặc sản trứ danh đất Quảng Nam.
Cơm gà Hội An là món ăn có từ những năm 50 của thế kỷ trước (khoảng năm 1950) tại Hội An, Quảng Nam. Được biết, vùng đất Tam Kỳ, Quảng Nam vốn nổi tiếng với gà ngon nên món cơm gà có nguồn gốc từ đây. Sau đó người dân Hội An bằng sự sáng tạo của mình, họ đã tận dụng nguồn gà ngon từ Tam Kỳ để chế biến nên món Cơm gà với đặc trưng của phố Hội An cổ kính.
Trước đây cơm gà được gánh rong bán trên khắp các ngõ ngách của Hội An, sau này người dân đã mở nhiều quán ăn cơm để phục vụ du khách xa gần. Trải qua nhiều năm, đến nay Cơm gà Hội An là món ăn được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý khi đến với du lịch Hội An, Quảng Nam.
Có thể nói rằng ai đến phố cổ mà chưa được thưởng thức món cơm gà Hội An lừng danh thì xem như chưa được trải nghiệm trọn vẹn ẩm thực của mảnh đất miền Trung này.
Món cơm gà được dọn lên có màu vàng ươm vô cùng bắt mắt cùng với nộm chua ngọt và nước sốt đặc biệt
Cơm gà Hội An được làm từ hai nguyên liệu chính là thịt gà và cơm. Gạo để nấu cơm gà thường là loại gạo ngon của mảnh đất di sản miền Trung nắng gió nhưng đẫm vị thơm bùi. Gạo sau khi vo sạch sẽ được nấu với nước luộc gà và lá dứa bằng bếp củi để hạt mềm và thơm.
Nguyên liệu quan trọng còn lại của món ngon Hội An là loại gà tơ hay thả vườn vì chúng sẽ cho ra loại thịt chắc nhưng mềm chứ không bở, da có màu vàng óng. Gà khi được luộc xong thì đem xé phay bóp với hành tây, hành phi, muối và rau răm. Cuối cùng là nước dùng được thêm nghệ và gấc để tạo màu khiến đĩa cơm càng vàng ươm thêm phần hấp dẫn.
Ngoài việc lựa chọn nguyên liệu thì cách nấu cơm gà cũng đòi hỏi người đầu bếp vừa khéo tay vừa kỹ tính. Gà làm sạch cần được luộc trong thời gian vừa đủ để không bị quá mềm hay dai làm mất vị ngon. Ngay sau khi chín, gà phải được vớt ra, để nguội rồi lọc lấy xương nhanh chóng.
Món ăn độc đáo và đầy quyến rũ với du khách muôn phương
Tiếp đó mới cho phần xương này ninh trong nước dùng để tạo vị thơm, ngọt. Gạo sau khi đã ngâm nghệ thì vo sạch, đem nấu trong nước dùng cùng với mỡ gà. Công đoạn này phải được canh thật chuẩn sao cho phần mỡ này tan ra cũng là lúc cơm chín tới, tơi và thơm hơn.
Một dĩa cơm gà Hội An đúng điệu thì phải hội tụ đủ các điều kiện, phần cơm dẻo, thơm; thịt gà mềm, ngậy vừa phải, lòng gà đậm vị rất đưa cơm, còn có đu đủ bào giòn, chua hòa cùng rau răm cay cay, đăng đắng và nhất định không thể thiếu chút tương ớt cay xè. Tất cả góp phần làm nên món ngon miền Trung khiến cho thực khách không khỏi xuýt xoa mà lưu luyến mãi không nguôi.
Với nhiều du khách, cơm gà Hội An là món ăn ăn một lần nhớ mãi không quên
Sức hấp dẫn kỳ lạ của món đặc sản đất Quảng này ngày càng tăng lên theo thời gian khiến thực khách chỉ cần "ăn một lần là nhớ mãi không quên". Cơm gà Hội An cùng với cao lầu, bánh mỳ Phượng, món xí mà Hội An đã vẽ nên bức tranh ẩm thực phố cổ đa sắc màu và vô cùng cuốn hút với du khách muôn phương. Còn gì hấp dẫn hơn khi sau một ngày khám phá từng góc phố đậm màu thời gian cạnh dòng sông Hoài thơ mộng, áp dụng đủ kinh nghiệm chụp ảnh Hội An ảo diệu, bạn được chiêu đãi món cơm gà đặc trưng của vùng đất di sản thế giới, vừa ăn vừa nhìn dòng người qua lại ngoài phố, ngắm đèn hoa đăng trên sông và chùa Cầu xa xa. Đó chắc chắn là một trải nghiệm rất thú vị và khó quên ở Hội An đấy.
Bánh tráng mạch nha Quảng Ngãi đơn giản nhưng quyến rũ Nói đến mạch nha là nhớ đến Quảng Ngãi, vùng đất đầy nắng gió ven biển miền Trung đã sản xuất ra một loại đường mà ai đã được ăn một lần sẽ nhớ mãi. Gắn liền với cuộc sống của người dân Quảng Ngãi, mạch nha được dùng để chế biến rất nhiều món ăn như kẹo mạch nha đậu phụng, bánh...