Dân dã rau chuối chát non
Rau chuối chát non thường được ăn kèm với các món ăn đặc trưng của xứ Quảng như mì Quảng, gỏi cá trích… Chẳng phải loại rau đắt tiền, ấy vậy mà chuối chát non lại hấp dẫn nhiều người bởi hương vị đặc trưng.
Bạn tôi ở miền Nam ghé nhà tôi thăm chơi và thưởng thức các món ăn đặc trưng của xứ Quảng. Cô bạn trầm trồ bảo, Quảng Ngãi có nhiều món ăn ngon từ những loại rau mà ít ai để ý. Chẳng hạn như món gỏi lạ miệng làm từ cây xương rồng xứ cát, món rau xào tỏi từ lá mì non, rồi đến mớ rau sống “cây nhà lá vườn”, mà loại rau chủ đạo là thân cây chuối chát non…
Rau chuối chát non thường được ăn kèm với các món ăn đặc trưng của xứ Quảng. Ảnh: Ý THUTôi bảo, xứ Quảng quê mình là thế! Đất đai khô cằn, thời tiết khắc nghiệt quanh năm nên người dân chịu thương, chịu khó, đã sáng tạo nên nhiều món ăn thơm ngon từ nhiều loại cây ít ai nghĩ đến. Búp chuối được dùng làm gỏi trộn tôm, gỏi thịt heo… là món ăn ngon, quen thuộc trên mâm cơm, bàn tiệc ở các vùng miền trong cả nước. Nhưng dùng thân cây chuối chát làm món ăn thì có lẽ chỉ phổ biến ở Quảng Ngãi.
Cây chuối chát dùng để xắt làm rau sống là những cây chuối non cỡ bắp tay người lớn. Trước khi xắt lát mỏng, các bà, các mẹ lột bỏ những bẹ màu xanh bên ngoài, giữ lại lõi chuối trắng ngần bên trong. Lõi cây chuối non được bào thật mỏng, rồi ngâm vào thau nước muối có pha chút chanh để rau được trắng và bớt mủ.
Cùng với rau chuối, chỉ cần thêm vào nắm rau má, đọt đinh lăng, dăm cọng rau răm, rau quế cùng một ít khế, ít xoài xắt mỏng là có rổ rau sống “cây nhà lá vườn” thơm ngon. Món rau sống này có thể ăn kèm với nhiều món ăn dân dã xứ Quảng như gỏi cá trích, mì Quảng, thịt heo cuốn bánh tráng… Hương vị đặc trưng của rau sống, đặc biệt là rau chuối chát non mang đậm hình ảnh quê nhà, khiến nhiều người nhớ mãi. Với khách phương xa thì không khỏi trầm trồ, thích thú khi thưởng thức món rau dân dã này.
Bạn tôi thường đi du lịch ở nhiều nơi và thưởng thức nhiều món ăn ngon, đặc biệt là món gỏi cá trích do người dân ở các vùng miền chế biến, nhưng vẫn ấn tượng nhất với món gỏi cá trích ăn kèm rau sống có chuối chát non ở xã ven biển Đức Minh (Mộ Đức). Bạn tôi bảo, mình chưa từng nghĩ thân cây chuối có thể dùng làm rau ăn được. Sau khi ăn rồi mới biết, để có món gỏi cá ngon, tròn vị thì không thể thiếu rau chuối chát non!
Thèm ăn mì Quảng? Đây là cách nấu mì Quảng đúng vị mà không cần ra tiệm
Nhắc đến Quảng Nam thì không thể không nhắc món mì Quảng - một món ăn đặc sản của nơi đây. Để biết cách chế biến món ăn này ngay tại nhà thì cùng thực hiện nhé!
Mì Quảng là món ăn xứ Quảng Nam được rất nhiều người ưa thích nhờ hương vị đặc trưng của mảnh đất miền Trung. Món này thường được nấu với thịt heo, thịt gà, một số nơi còn nấu với thịt cá hay ếch, ăn kèm với rau sống, bánh tráng nướng và điểm đặc biệt của món ăn này đó chính là chỉ chan nước dùng rất ít, đủ để làm ướt sợi mì. Cùng bắt tay vào bếp thực hiện món ăn này với Bách hóa Xanh nhé!
Nguyên liệu
300g ức gà
Video đang HOT
200g xương heo
150g thịt ba chỉ
200g tôm
1 quả trứng gà (hoặc thay bằng 8 quả trứng cút)
1 kg mì Quảng tươi
1-2 miếng bánh tráng nướng
2 muỗng canh dầu màu điều
10g bột nghệ
5g ớt bột
2 tép tỏi1 củ hành tím
Đậu phộng rang
Rau các loại: bắp chuối bào, xà lách, các loại rau thơm, giá,...
Gia vị thông thường như: muối, tiêu, đường, nước mắm, dầu hào
Cách thực hiện
Bước 1:
Tỏi, hành tím lột vỏ rồi băm nhuyễn, hành tây lột vỏ rồi cắt múi cau.
Bước 2:
Ức gà lọc phần thịt, phần xương dùng nấu nước dùng.
Bước 3:
Xương heo và xương gà rửa sạch đem chần qua nước sôi rồi rửa lại bằng nước lạnh. Bắt một nồi nước rồi cho xương heo, xương gà, hành tây, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh hạt nêm vào đun trong 30 phút để làm nước dùng.
Bước 4:
Tôm bóc vỏ, bỏ đầu rồi ướp với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê tiêu. Trứng gà luộc chín, bóc vỏ rồi cắt miếng.
Bước 5:
Thịt ba chỉ và thịt gà rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn, ướp thịt với hành tỏi băm, 2 muỗng canh nước mắm, 1.5 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh dầu hào, 2 muỗng cà phê bột nghệ, 1 muỗng cà phê ớt bột, 1 muỗng cà phê tiêu trong 15 phút cho thịt ngấm gia vị.
Bước 6:
Bắt chảo lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu màu điều vào rồi cho tỏi băm vào phi thơm, sau đó cho phần thịt vừa ướp vào xào cho chín. Sau khi thịt chín thì tiếp tục đổ nước dùng vào chảo đang xào thịt rồi cho luôn trứng gà, tôm vào, tiếp tục nấu thêm 20 phút thì tắt bếp.
Thành phẩm
Cho mì vào tô, múc thịt, tôm, trứng cắt miếng, rắc đậu phộng rang lên rồi chan chút nước kho và nước dùng vào tô. Bày ra đĩa bánh tráng nướng, đậu phộng, hành lá và các loại rau tươi ăn kèm.
Hy vọng sau khi đọc bài viết các bạn đã có thể tự tay nấu cho cả nhà mình món ăn ngon lành này. Chúc các bạn thành công nhé!
Bản đồ ẩm thực: Bánh đập nét mộc mạc giữa lòng xứ Quảng Trong văn hóa ẩm thực xứ Quảng, bên cạnh các món ăn cầu kỳ, tinh tế như mì quảng, cao lầu, cơm gà... thì bánh đập lại là món ăn đại diện cho nét dân dã, bình dị. Dù rằng bánh đập là món ăn phổ biến ở các tỉnh miền Trung, thế nhưng, khi nhắc đến món bánh này thì nhiều người...