Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jim Webb: Đơn phương leo thang là phạm luật
Trong thông cáo báo chí ra ngày 25-7 tại Washington D.C, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Hoa Kỳ cho rằng, những hành động đơn phương gần đây của Trung Quốc nhằm tăng cường kiểm soát tại vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông “thật đáng lo ngại” và Trung Quốc có thể “đã vi phạm luật quốc tế”.
Trong phát biểu trước Thượng viện Hoa Kỳ cũng như văn bản chính thức gửi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Jim Webb, đã nói về “sự trỗi dậy của những phe nhóm có gắn bó với quân đội Trung Quốc”. Theo đánh giá của ông, điều này khiến Trung Quốc “ngày càng trở nên hung hăng hơn”.
Biến không thành có
Trong đánh giá mới nhất của Thượng nghị sĩ Jim Webb, ông phê phán việc Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” ngày 21-6. “Đây đúng là hành động đơn phương, từ chỗ không có gì, họ tạo ra một cơ quan quản lý trong khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Họ (tức Trung Quốc) cũng công bố thành phố họ lập ra sẽ quản lý hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát và bãi san hô trong khoảng 2 triệu km2 biển. Họ đưa dân và đem quân ra đồn trú trên quần đảo vẫn còn đang tranh cãi về chủ quyền, và nay, họ tuyên bố cơ quan đó sẽ quản lý toàn bộ vùng Biển Đông” – ông Jim Webb vạch trần.
Video đang HOT
Trước đó, ông Jim Webb cũng chính là Thượng nghị sĩ đã bảo trợ cho một nghị quyết được Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua vào tháng 6-2011, trong đó lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi giải pháp hòa bình, đa phương cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển ở Đông Nam Á.
Trong hơn 16 năm qua, Thượng nghị sĩ Jim Webb đã bày tỏ những quan ngại về các vấn đề chủ quyền ở Biển Đông. Phiên điều trần đầu tiên của ông khi làm chủ tịch của Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện cũng là về vấn đề tranh chấp lãnh thổ và chủ quyền ở châu Á hồi tháng 7-2009. Ông có tiếng là gắn bó với khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong suốt hơn 4 thập niên qua. Ông từng là cựu sĩ quan thủy quân lục chiến, từng tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam
Yêu cầu khẩn thiết của Thượng nghị sĩ
Nói về việc xử lý những tranh chấp chủ quyền trên biển với khá nhiều rắc rối, Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ Jim Webb nhắc lại quan điểm rằng: “Chúng ta đã đấu tranh rất khó khăn để Công ước Luật Biển được thông qua trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới đều công nhận những nguyên tắc cơ bản để giải quyết các tranh chấp quốc tế này thông qua con đường đa phương”.
Thượng nghị sĩ Jim Webb đồng thời thẳng thắn nhìn nhận Trung Quốc “luôn bác bỏ giải pháp cho các vấn đề tranh chấp chủ quyền tại một diễn đàn đa phương, và đã đơn phương triển khai cách thức dùng vũ lực”. Ông nói: “Trung Quốc đã từ chối giải quyết vấn đề tại một diễn đàn đa phương. Họ tuyên bố rằng vấn đề này sẽ chỉ được giải quyết bằng con đường song phương, với từng quốc gia. Tại sao? Vì họ có thể áp chế bất kỳ quốc gia nào trong khu vực. Đó là một sự vi phạm luật pháp quốc tế, tôi tin là vậy. Điều đó cũng đi ngược lại các tuyên bố của chính Trung Quốc về việc họ sẵn sàng hợp tác với ASEAN để xây dựng một bộ quy tắc ứng xử. Điều này thực sự rất đáng quan ngại”.
Bởi vậy, Thượng nghị sĩ Jim Webb đề nghị: “Tôi khẩn thiết yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ làm sáng tỏ tình hình với phía Trung Quốc ngay lập tức!”.
Theo ANTD
Hiệp ước hợp tác quân sự Philippines- Australia nhằm phòng ngừa
Philippines hy vọng, tăng cường hợp tác quân sự với Australia sẽ giúp nước này nâng cao năng lực quốc phòng và nhằm đối trọng với Trung Quốc
Mới đây, Thượng viện Philippines thông qua "Hiệp ước về Quy chế các lực lượng viếng thăm" mà nước này ký kết với Australia từ năm 2007. Trong bối cảnh quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc căng thẳng do tranh chấp các vùng lãnh thổ ở Biển Đông, việc Thượng viện Philippines thông qua Hiệp ước này bộc lộ rõ ý định của Philippines trong việc sử dụng các mối quan hệ quân sự với nước ngoài để nâng cao năng lực quân đội trong nước nhằm khiến Trung Quốc phải dè chừng. Tuy nhiên, dư luận nghi ngờ khả năng thực tế mà Hiệp ước này có thể áp dụng để bảo vệ Philippines.
Quân đội Philippines (Ảnh: AP)
Với tỷ lệ 17 phiếu thuận, 1 phiếu chống và không có phiếu trắng, Thượng viện Philippines đã phê chuẩn "Hiệp ước về Quy chế các lực lượg viếng thăm" với Australia. Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile cho biết, sự nhất trí cao trong việc phê chuẩn Hiệp ước không chỉ dọn đường để cải thiện các cơ chế quốc phòng mà còn củng cố mối quan hệ đã tồn tại hàng thập kỷ giữa Philippines với Australia. Cụ thể hơn, người phát ngôn của Tổng thống Philippines Edwin Laciera khẳng định, bằng việc phê chuẩn Hiệp ước này, Thượng viện đã có bước tiến quan trọng để tăng cường an ninh quốc gia và khu vực.
Không có gì là bất ngờ khi người phát ngôn của Tổng thống Philippines khẳng định như vậy. Bởi quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đang trong giai đoạn căng thẳng liên quan đến vùng lãnh thổ tranh chấp tại Biển Đông. Nhiều lần, các nhà lãnh đạo Philippines đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động xâm phạm, song dường như không lay chuyển được ý định của Trung Quốc. Chính vì vậy, Philippines hy vọng, tăng cường hợp tác quân sự với Australia, một quốc gia có lực lượng hải quân mạnh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ giúp nước này nâng cao năng lực quốc phòng và khiến Trung Quốc phải dè chừng. Đây chính là lý do khiến Thượng viện Philippines phê chuẩn Hiệp ước sau 5 năm ký kết. Đồng thời, bối cảnh hiện nay cũng thúc đẩy nhiều thượng nghị sỹ thay đổi quan điểm, quay sang ủng hộ Hiệp ước mà trước kia họ từng phản đối.
Tuy nhiên, dư luận đặt câu hỏi về khả năng "Hiệp ước về Quy chế các lực lượng viếng thăm" với Australia có đủ sức mạnh để bảo vệ Philippines hay không. Trên thực tế, Philippines đã ký Hiệp ước tương tự ới Mỹ từ năm 1999 cho phép Mỹ cử cố vấn quân sự sang nước này. Thế nhưng, khi Trung Quốc đưa tàu đến vùng biển tranh chấp xung quanh Bãi cạn Scarborough, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philipines, cách tỉnh Zambales của Philippines 124 hải lý, thì Mỹ tuyên bố chỉ đóng vai trò trung gian và cảnh báo "lực lượng nước ngoài" không nên dính líu vào. Chính vì thế, khi Thượng viện Philippines thông qua "Hiệp ước về Quy chế các lực lượng viếng thăm" dư luận đặt câu hỏi rằng liệu Hiệp ước này có vượt qua Hiệp ước quốc phòng đã ký với Mỹ, cho phép Australia bảo vệ Philippines trong trường hợp bị tấn công hay không?
Có thể khẳng định ngay một điều rằng, Hiến pháp Philippines cấm các lực lượng nước ngoài đồn trú lâu dài trên lãnh thổ nước này, nên Hiệp ước với Australia mà Philippines vừa thông qua cũng không thể nằm ngoài khuôn khổ này. Vì thế, sẽ không có việc Australia đưa quân đến Philipines. Song cũng giống như Hiệp ước đã ký với Mỹ, Hiệp ước này cho phép một một số quân của Australia đến Philippines giúp nước này đào tạo quân đội và lực lượng này phải tuân thủ pháp luật nước sở tại trong thời gian ở Philippines.
Hiệp ước với Australia mà Philippines vừa thông qua cũng không phải là Hiệp ước bảo vệ Philippines, vì thế, trong trường hợp Philippines bị tấn công thì quân đội Australia vẫn chỉ đứng ngoài mà không thể can thiệp. Chính vì vậy, việc Thượng viện Philippines thông qua "Hiệp ước về Quy chế các lực lượng viếng thăm" với Australia giúp đa dạng hóa quan hệ quốc phòng của Philippines, đặc biệt là làm sâu sắc hơn quan hệ đã có từ nhiều thập kỷ qua với Australia. Song quan trọng hơn, nó tạo ra cơ sở pháp lý để gia tăng sự có mặt của quân đội Australia tại nước này trong nỗ lực nhằm làm Trung Quốc phải dè chừng nếu muốn có thêm nhiều hành động gây hấn với Philippines. Chính vì vậy, Hiệp ước này có thể được coi là một trong những biện pháp ngoại giao phòng ngừa nhiều hơn là bảo vệ Philippines./.
Theo VOV
Nga đang bàn tính biện pháp trừng phạt lại Mỹ Chính phủ Nga có thể sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Mỹ nếu Washington không hủy bỏ luật sửa đổi Jackson-Vanik. Các chuyên gia và các nhà lập pháp Nga cho biết, chính phủ nước này nên bắt đầu lập kế hoạch đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Mỹ nếu Washington không...