Thương lượng về hiệp ước buôn bán vũ khí vẫn bế tắc
Các cuộc thương lượng kéo dài nhiều ngày qua tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ về hiệp ước buôn bán vũ khí đang có nguy cơ rơi vào bế tắc do các nhà thương lượng không thu hẹp được bất đồng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Cuộc thương lượng sẽ kết thúc vào cuối tuần này và một dự thảo hiệp ước đầy đủ sẽ được lưu hành để thảo luận và là cơ sở để tiến tới thỏa thuận cuối cùng về một hiệp ước buôn bán vũ khí.
Giám đốc Tổ chức toàn cầu Kiểm soát vũ khí, Jeff Abramson, nhấn mạnh một hiệp ước mạnh về buôn bán vũ khí vẫn trong tầm tay, nhưng có nguy cơ tuột khỏi cơ hội này vào phút chót. Thời điểm hiện nay cần hành động, đặc biệt các nước lâu nay khẳng định cần một hiệp ước mạnh về buôn bán vũ khí thì cần phải thực hiện các cam kết hành động.
Trọng tâm then chốt của những ngày thương lượng cuối cùng là các biện pháp mà các chính phủ phải thực hiện trước khi quyết định liệu có thúc đẩy chuyển giao vũ khí hay không. Một số ít các nước bác bỏ đề xuất cho rằng việc chuyển giao vũ khí phải bị cấm nếu có nguy cơ thực tế số vũ khí này được sử dụng để vi phạm các quyền con người hoặc luật nhân đạo quốc tế.
Giám đốc kiểm soát vũ khí của tổ chức nhân đạo quốc tế Oxfam, Anna Macdonald, nêu rõ 74 nước đã ủng hộ tuyên bố yêu cầu đưa các nguyên tắc nhân đạo tối thiểu vào Hiệp ước buôn bán vũ khí, nhưng các nước buôn bán vũ khí chủ yếu trên thế giới đã bác bỏ tuyên bố này. 74 nước này khẳng định một hiệp ước yếu về buôn bán vũ khí là không thể chấp nhận được.
Video đang HOT
Khả năng loại trừ đạn dược khỏi hiệp ước buôn bán vũ khí cũng là vấn đề nóng tại bàn thương lượng. Thế giới đã chứng kiến những thiệt hại khổng lồ về con người do bạo lực vũ trang bất hợp pháp. Hiệp ước buôn bán vũ khí mở ra cơ hội tốt nhất trong một thế hệ để chấm dứt thiệt hại khổng lồ về người và của do buôn bán vũ khí bất hợp pháp và vô trách nhiệm. Vì vậy, đạn dược phải được bao gồm trong bất cứ một hiệp ước nào về buôn bán vũ khí.
Chủ tịch Mạng lưới hành động Tây Phi về vũ khí nhỏ, Baffour Amoa, cảnh báo không phải chỉ châu Phi hiện đã tràn ngập vũ khí nhỏ và đạn dược. Các vũ khí này đang được sử dụng giết người hàng loạt. Các nước bị tác động của vũ khí này cần giữ vững lập trường ủng hộ một hiệp ước mạnh về pháp lý và có hiệu lực thực thi cao./.
Theo TTXVN
Nga 'phấn đấu' phá kỷ lục về xuất khẩu vũ khí
Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin cam kết mở rộng thị phần buôn bán vũ khí nhằm phá kỉ lục xuất khẩu vũ khí toàn cầu hồi năm ngoái.
Màn "múa ba lê xe tăng" của Nga
Hồi đầu tháng 7 vừa quan, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, doanh thu từ xuất khẩu vũ khí của Nga trong sáu tháng đầu năm 2012 đã đạt trên 6,5 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với kết quả này, các nhà phân tích cho biết Nga rất có thể sẽ phá được kỉ lục 13,2 tỷ USD xuất khẩu vũ khí của năm trước. Tăng hơn gấp đôi so với năm 2005 khi xuất khẩu vũ khí của Nga chỉ đạt 6 tỷ USD.
Ông Putin khẳng định tại một cuộc họp của Ủy ban hợp tác quân sự - công nghệ ở Sochi, khu nghỉ mát nổi tiếng của Nga ở Biển Đen rằng: "Chúng tôi chắc chắn sẽ giữ được hướng phát triển tích cực này".
Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin. Ảnh: Internet
Ông Putin cho biết, với 24% thị phần vũ khí toàn cầu, Nga là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ với 30% thị phần. Matxcova đã cung cấp vũ khí cho tất cả 55 nước trên thế giới.
Mặc dù trong tháng này, 150 quốc gia tại LHQ đang cố gắng để đưa ra một hiệp ước buôn bán vũ khí toàn cầu, nhưng ông Putin cho rằng sự việc này sẽ không thể kiềm chế được những tham vọng của Nga: "Chúng tôi phải tập trung vào mở rộng sự hiện diện của Nga trên thị trường vũ khí toàn cầu".
Việc buôn bán vũ khí của Nga đang phải chịu sức ép khi các nước phương Tây cáo buộc Nga đã bán vũ khí cho Syria, gia tăng thêm các chiến dịch đàn áp đẫm máu của Bashar al-Assad đối với phe đối lập. Tuy nhiên, Nga cho biết đất nước này chỉ đơn thuần thực hiện những hợp đồng đã ký kết trước đó từ lâu.
Kiểm soát tập trung việc buôn bán vũ khí là một trong những nhiệm vụ chính của ông Putin trong nhiệm kì tổng thống đầu tiên. Tháng 11/2000, ông đã thành lập Tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Nga, Rosoboronexport. Đến năm 2007, ông đã ký một nghị định cho phép Rosoboronexport độc quyền buôn bán vũ khí.
Igor Korotchenko, Giám đốc Trung tâm Phân tích Buôn Bán Vũ khí Thế giới cho biết: "Putin đã sử dụng những người thân cận để kiểm soát việc xuất khẩu vũ khí, dù là các sĩ quan FSB (Cục An ninh Liên bang Nga) hay gián điệp, ông đều phải chắc chắn và tin tưởng về phẩm chất kinh doanh và lòng trung thành của họ".
Khách hàng chính của Nga vẫn là Ấn Độ, đồng minh cũ của Nga thời Liên Xô. Korotchenko cho biết, năm ngoái Ấn Độ chiếm hơn 50% doanh số bán các loại vũ khí của Nga, bao gồm cả xe tăng và máy bay. Venezuala cũng trở thành một trong những thị trường trọng điểm khi Nga cho chính phủ của ông Hugo Chávez vay hàng tỷ USD để mua xe tăng, hệ thống tên lửa bắn máy bay và súng cối do Nga chế tạo.
Những khách hàng lớn khác bao gồm Algeria, Việt Nam, Malaysia và Syria. Korotchenko cho biết việc bán vũ khí cho Trung Quốc bị sụt giảm vì Bắc Kinh đã bắt đầu tự sản xuất thiết bị quân sự, và các thị trường trước đó như Libya và Yemen đã "khô cạn" hoàn toàn.
Nga vẫn tập trung vào khai thác các thị trường ở châu Phi và châu Á, ông cho biết: "Những nước đang có vấn đề về lãnh thổ với Trung Quốc đều là những thị trường tiềm năng như: Singapore, Malaysia, Indonesia, tất cả họ đều đang tăng ngân sách cho quân sự".
Putin cho biết năm nay Nga đã ký các hợp đồng xuất khẩu có tổng trị giá 5,7 tỷ USD, đưa tổng giá trị các các đơn đặt hàng xuất khẩu của tập đoàn Rosoboronexport hiện nay lên khoảng 43 tỷ USD.
Theo Infonet
Kiểm soát buôn bán vũ khí: Vấn đề sống còn Những cuộc xung đột đã được "đổ dầu vào lửa" bởi những vũ khí nhập khẩu. Ước tính trong năm 2007 châu Phi đã chi phí ít nhất 18 tỷ USD, con số gần như đối nghịch với mọi khoản cứu trợ. Sắp tới Hiệp ước mua bán vũ khí (ATT) ở Liên hiệp quốc (UN) muốn theo dõi sát dòng chảy của...